Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Trẻ em là đối tượng rất dễ bị cúm tấn công và gây biến chứng nguy hiểm, bố mẹ cần chủ động cho trẻ chủng ngừa vắc xin cúm đúng lịch hàng năm để duy trì hiệu quả phòng bệnh tối ưu nhất. Vậy trẻ tiêm mũi cúm có sốt không? Cách hạ sốt và chăm sóc trẻ sau tiêm vắc xin cúm như thế nào?
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp do virus cúm (influenza virus) gây ra. Tác nhân gây bệnh cúm chủ yếu là các chủng virus cúm A/H3N2, A/H1N1, cúm B và cúm C.
“Ai cũng có nguy cơ mắc cúm, trẻ em và người cao tuổi – những đối tượng có sức đề kháng kém thì nguy cơ cao hơn nhiều. Dù là bệnh lành tính, nhưng cúm rất dễ biến chứng nặng thành viêm phổi, suy hô hấp. Ở người có sẵn vấn đề về đường hô hấp, khi mắc cúm các triệu chứng của bệnh mãn tính càng diễn biến nặng nề hơn, thậm chí là gây tử vong. Đừng bao giờ nghĩ một cơn cúm xoàng sẽ không nguy hiểm, tuyệt đối không được chủ quan với cúm mùa.” ThS Nguyễn Diệu Thúy, Trợ lý Giám đốc Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC nhấn mạnh.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO (1)) và CDC Hoa Kỳ (2) khuyến cáo, chiến lược hiệu quả nhất để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm và biến chứng của cúm là chủng ngừa vắc xin cúm hàng năm cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn. Các loại vắc xin cúm được sử dụng hiện nay đều đã được chứng minh là an toàn, hiệu quả miễn dịch cao.
Sau khi chủng ngừa cúm, vắc xin kích hoạt phản ứng miễn dịch thích nghi của cơ thể, từ đó tạo miễn dịch đặc hiệu qua quá trình đáp ứng miễn dịch, thông qua các tế bào T hỗ trợ (T – helper) để tạo ra tế bào ghi nhớ (memory cells – đại thực bào, tế bào NK) và sản sinh ra kháng thể để tiêu diệt kháng nguyên (virus gây bệnh) khi tiếp xúc lặp lại với một kháng nguyên tương tự (3). Thông thường, mất khoảng 10-14 ngày sau tiêm, cơ thể mới sản sinh ra kháng thể, vì vậy, trẻ em và người lớn nên ghi nhớ lịch chủng ngừa trước mùa đỉnh dịch.
Tiêm phòng cúm đầy đủ là phương pháp hữu hiệu để phòng virus cúm và các biến chứng nguy hiểm:
Virus cúm liên tục biến đổi mới theo chu kỳ hàng năm, đồng thời, theo thời gian mức độ kháng thể trong cơ thể của người được chủng ngừa sẽ giảm. Vắc xin cúm năm trước không thể bảo vệ trẻ em và người lớn khỏi chủng virus cúm năm nay. Vì vậy, tiêm phòng cúm hằng năm là vô cùng quan trọng và cấp thiết đối với trẻ em và người lớn.
Trẻ tiêm mũi cúm CÓ thể bị sốt! Đối với bất kỳ loại vắc xin nào, kể cả vắc xin cúm, sau khi được chủng ngừa trẻ có thể gặp tình trạng sốt nhẹ hoặc cao, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Sốt là phản ứng tự vệ khi có sự xâm nhập từ bên ngoài như vi khuẩn, tác nhân lạ vào cơ thể, và đặc trưng bởi sự gia tăng thân nhiệt, kèm theo quấy khóc. Sốt sau tiêm cúm là phản ứng rất bình thường cho biết hệ miễn dịch của trẻ đang đáp ứng với vắc xin, vì thế bố mẹ không nên quá lo lắng vì việc trẻ bị sốt.
Sức đề kháng của trẻ vốn non yếu, sau khi tiêm vắc xin cúm khoảng một vài giờ hoặc 1 ngày, trẻ có thể xuất hiện tình trạng sốt. Bởi vì vắc xin là một chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, khi vắc xin được đưa vào cơ thể được xem là một yếu tố lạ xâm nhập. Một số triệu chứng trẻ thường gặp sau khi tiêm vắc xin như: sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39 độ C, kèm theo dấu hiệu mệt mỏi, vật vã, quấy khóc, đôi khi trẻ sẽ bỏ ăn, bỏ bú hoặc không ngủ vì nhức đầu.
Bé tiêm phòng cúm không bị sốt thì vẫn CÓ tác dụng phòng bệnh! Sau khi tiêm vắc xin cúm, tùy theo thể trạng của trẻ mà hệ miễn dịch sẽ nhận diện “kẻ thù” (virus, vi khuẩn gây bệnh) và xuất hiện các phản ứng phụ khác nhau. Vắc xin sẽ tạo ra số lượng kháng thể nhất định nhưng khoảng thời gian để tạo đủ kháng thể ở mỗi người sẽ khác nhau. Có trẻ có thể sốt, có trẻ không, nhưng mục đích cuối cùng vẫn đảm bảo hiệu quả của vắc xin.
Cơ thể sốt sau tiêm có nghĩa là hệ miễn dịch đang chiến đấu mạnh mẽ với “kẻ thù”. Còn với người không sốt, không có nghĩa là hệ miễn dịch không chiến đấu, mà chỉ chiến đấu bằng cách nhẹ nhàng hơn. Và dù có sốt hay không sốt, thì hệ miễn dịch đã nhận diện và sẽ “ghi nhớ” hình dáng của các chủng virus cúm vào danh sách tiêu diệt, nếu tương lai mầm bệnh có xâm nhập, thì hệ miễn dịch sẽ nhanh chóng tiêu diệt trước khi virus có cơ hội gây bệnh. Như vậy, dù trẻ sốt hay không sốt sau khi chủng ngừa cúm cũng mang lại hiệu quả miễn dịch tương đương nhau.
Trẻ có thể bị sốt sau khi chủng ngừa vắc xin cúm, nhưng rất hiếm xảy ra phản ứng sốt co giật sau khi tiêm vắc xin. Cần lưu ý, nếu trẻ mắc cúm cũng có thể gây sốt cao và co giật do sốt. Tiêm chủng vắc xin cúm giúp bảo vệ trẻ chống chọi lại sự tấn công của virus và các biến chứng có liên quan tới cúm.
Theo dữ liệu từ một số nghiên cứu tại Hoa Kỳ nhằm tìm hiểu trẻ sau khi tiêm phòng vắc xin cúm thì nguy cơ co giật do sốt có tăng lên không, kết quả cho thấy:
Tất cả các kết quả nghiên cứu đã được CDC Hoa Kỳ tổng hợp, nghiên cứu, xem xét. Sau khi đánh giá kỹ lưỡng, CDC Hoa Kỳ kết luận lợi ích của việc chủng ngừa vắc xin cúm cho trẻ lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ sốt co giật, từ đó quyết định không thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong khuyến cáo về sử dụng vắc xin ở trẻ em và khuyến khích phụ huynh nên cho trẻ tiêm đúng lịch.
Sốt là phản ứng thường gặp ở trẻ sau khi chủng ngừa cúm. Đa số trẻ thường xuất hiện tình trạng sốt nhẹ (dưới 38.5 độ C) hoặc sốt cao (trên 39 độ C), kèm quấy khóc sau khi tiêm. Thông thường, cơn sốt sẽ tự khỏi trong khoảng 24-48 giờ, và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ.
Trong số ít trường hợp hy hữu, nếu trẻ xuất hiện tình trạng nguy hiểm như: Sốt cao kéo dài; khó đáp ứng thuốc hạ sốt; kích thích, quấy khóc kéo dài; li bì, hôn mê; co giật; nôn trớ, bú kém, bỏ bú;… phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi, phát hiện và điều trị kịp thời.
Sốt, sưng đỏ, đau tại chỗ tiêm là những phản ứng thường gặp sau khi tiêm phòng. Nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao, điều quan trọng nhất là các bậc phụ huynh nên bình tĩnh, không nên lo lắng, thường xuyên theo dõi thân nhiệt, nhanh chóng hạ sốt cho trẻ bằng nhiều cách khác nhau như:
Trong một vài trường hợp, nếu bố mẹ đã áp dụng nhiều cách nhưng thân nhiệt của trẻ không hề giảm, kèm theo các biểu hiện như quấy khóc dai dẳng, co giật, bố mẹ nên gọi ngay cho bác sĩ hoặc đưa trẻ đến những cơ sở y tế để được chăm sóc khẩn cấp.
Giống như tất cả các vắc xin khác, vắc xin cúm có thể gây ra một số phản ứng phụ ở người tiêm chủng, mặc dù không phải ai cũng mắc phải. Nghiên cứu chỉ ra, các tác dụng phụ thường gặp ở trẻ sau khi tiêm vắc xin cúm ở mức độ nhẹ và trung bình gồm: Sốt, đau nhức, mẩn đỏ hoặc sưng tấy nơi tiêm, nhức đầu (mức độ nhẹ), buồn nôn, đau cơ và mệt mỏi. Các triệu chứng này thường tự khỏi sau 1-2 ngày và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, phản ứng sau tiêm chủng là hiện tượng đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với các vắc xin. Thông thường các phản ứng sau tiêm đều ở mức độ nhẹ, rất hiếm có trường hợp ở mức độ nặng (hội chứng sốc nhiễm độc, phản ứng phản vệ).
Trong trường hợp trẻ có những biểu hiện nguy hiểm dưới đây đây cần đưa trẻ/người tiêm chủng đến ngay cơ sở y tế gần nhất:
Những phản ứng nặng sau tiêm chủng thường rất hiếm gặp và không gây nguy hiểm nếu được phát hiện và xử trí kịp thời. An toàn tiêm chủng không đơn thuần là chất lượng vắc xin, sự tuân thủ quy trình của nhân viên y tế mà còn bao gồm cả sự theo dõi, chăm sóc của gia đình sau khi tiêm chủng cho trẻ/ người đi tiêm.
Trên đây là những thông tin về tiêm mũi cúm có sốt không? Trẻ bị sốt sau khi chủng ngừa là điều hoàn toàn bình thường, bố mẹ nên bình tĩnh và lưu ý theo dõi sát tình trạng sức khỏe của trẻ. Để chủ động phòng bệnh cúm cho cả gia đình, hãy tiêm vắc xin cúm. Để đăng ký tiêm vắc xin hoặc tư vấn về lịch tiêm chủng vắc xin cúm và các loại vắc xin quan trọng khác, Quý khách hành liên hệ Hotline: 028 7102 6595 hoặc inbox fanpage trungtamtiemchungvnvc.
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm với tốc độ lây lan nhanh chóng do virus cúm (Influenza virus) gây ra. Cúm mùa gây ra các triệu chứng...
Xem ThêmĐối với bệnh nhân mắc cúm, bên cạnh việc điều trị đúng cách, còn cần được nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng khoa học để...
Xem ThêmXét nghiệm cúm A H1N1 có thể xác định được hiện cơ thể có đang mắc virus cúm A H1N1 hay không, từ đó có thể tiến...
Xem ThêmBệnh cúm lây lan rất nhanh, biến chứng của bệnh cúm vô cùng nguy hiểm. 15 triệu người Mỹ trên khắp đất nước và 8.200 người đã...
Xem ThêmXét nghiệm cúm A sớm ngay khi có triệu chứng bệnh, có tiền sử tiếp xúc hoặc sinh sống ở vùng dịch tễ lưu hành là điều...
Xem ThêmAi cũng có thể mắc cúm mùa, đặc biệt trẻ nhỏ nếu mắc cúm sẽ đối mặt nguy cơ bội nhiễm, viêm phổi nặng, suy đa tạng,...
Xem Thêm