Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Cách điều trị viêm màng não mủ cần được thực hiện đúng phác đồ, sớm và tích cực vì đây là cấp cứu nội khoa. Nếu điều trị muộn, bệnh dễ để lại nhiều di chứng vĩnh viễn, thậm chí cướp tính mạng trẻ trong thời gian ngắn.
Viêm màng não mủ là tình trạng nhiễm trùng màng não – lớp thành phần quan trọng giúp hình thành lá chắn bảo vệ não và tủy sống do tác nhân gây bệnh có khả năng gây viêm và sinh mủ (đa số là vi khuẩn). Màng não là bộ phận nhạy cảm nên dễ bị tấn công bởi virus và vi khuẩn hơn.
Thông thường, viêm màng não do virus nhẹ và ít nguy hiểm, ngược lại nếu do vi khuẩn bệnh thường diễn biến nhanh, biến chứng nặng và khó điều trị hơn. Ba loại vi khuẩn gây viêm màng não mủ hay gặp nhất là: Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae), Haemophilus influenzae týp B và não mô cầu khuẩn (Neisseria meningitidis). Ở trẻ sơ sinh mắc bệnh thường do các vi khuẩn như: Escherichia coli, Listeria monocytogenes, streptococcus nhóm B,…
Đồng thời, một số loại vi khuẩn và nấm khác cũng có thể là căn nguyên gây viêm màng não mủ nhưng với tỷ lệ thấp và thường xuất hiện ở người bệnh có tình trạng suy giảm miễn dịch, du khuẩn huyết (bacteremia).
Là bệnh phổ biến ở trẻ em, viêm màng não mủ gặp nhiều nhất ở trẻ dưới 5 tuổi, nhưng thực tế mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Thống kê toàn cầu năm 2016 đăng trên tạp chí Lancet, viêm màng não khiến hơn 300.000 người tử vong và hơn 21 triệu ca di chứng tàn tật. Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 650 người viêm màng não mủ do vi khuẩn, trong đó vi khuẩn não mô cầu chiếm khoảng 14%. Bệnh thường để lại di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt với tỷ lệ 10-20%. Tỷ lệ tử vong là 8-15%.
Theo BS Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCM: “Các loại vi khuẩn, virus gây viêm màng não có thể xâm nhập, tồn tại ở hệ hô hấp trong thời gian dài, khi gặp yếu tố thuận lợi mới tấn công khoang dịch não tủy, gây viêm và làm tổn thương hệ thần kinh, khiến tỷ lệ tử vong cao và để lại những di chứng nặng nề về vận động, nhận thức như: như điếc, mù, động kinh, yếu liệt tay chân, chậm phát triển tâm thần vận động…”
Bệnh viêm màng não thường lây qua đường hô hấp, khi người lành tiếp xúc hoặc hít phải giọt bắn của người bệnh mang theo mầm bệnh. Đặc biệt, các hành vi tiếp xúc gần như ôm hôn, không đeo khẩu trang khi hắt hơi,… dễ gây lây lan virus, vi khuẩn gây viêm màng não mủ.
“Thời tiết 3 miền ở nước ta đang vào giai đoạn chuyển mùa, nắng nóng xen kẽ mưa lớn, gia đình có con nhỏ, người già, người có bệnh lý nền cần cảnh giác với bệnh viêm màng não mủ. Đây là bệnh rất nặng, phải điều trị cấp cứu. Nhiều ba mẹ xem nhẹ các dấu hiệu, đưa con đi khám muộn. Đặc biệt, tình trạng tự sử dụng kháng sinh khiến bệnh tình của trẻ nặng hơn. 60-80% trẻ nhập viện đã bị bậc phụ huynh tự ý cho dùng kháng sinh”, BS Trương Hữu Khanh khuyến cáo.
Dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ là nguyên nhân khiến tình trạng kháng thuốc ngày một trầm trọng. Biểu hiện ban đầu của bệnh vì thế cũng bị che khuất đi hoặc có thêm những triệu chứng phức tạp khó nhận biết, gây khó khăn cho điều trị, dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh lý khác.
Tùy theo tác nhân gây bệnh mà thời gian ủ bệnh viêm màng não mủ là khác nhau, thông thường là từ 2 – 10 ngày, thường là 3-4 ngày. Dấu hiệu của bệnh viêm màng não xuất hiện đột ngột là sốt, đau đầu dữ dội, cứng gáy, cơ thể nhạy cảm hơn với ánh sáng, chán ăn, bú kém, rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc nôn, ho, chảy nước mũi… Biểu hiện này thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Do đó cần theo dõi sát, đưa trẻ em và người lớn đến bệnh viện khám ngay, xét nghiệm chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
“Ba mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà cần nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế nếu trẻ có dấu hiệu bất thường. Càng chậm trễ, càng làm ngắn cơ hội sống khỏe mạnh của con”. BS Trương Hữu Khanh cho biết thêm.
ĐƯỢC! Viêm màng não mủ là một tình trạng cấp cứu nội khoa, cần điều trị càng sớm càng tốt. Bệnh lý tại vị trí nhạy cảm như hệ thần kinh nếu không được can thiệp sẽ có nhiều hệ quả khôn lường. Bệnh sẽ diễn tiến nặng dần, có thể kèm theo bệnh lý khác như nhiễm khuẩn huyết. Người bệnh nhanh chóng rơi vào trạng thái yếu liệt, hôn mê, suy hô hấp. Còn nếu can thiệp chậm trễ, nguy cơ để lại di chứng thần kinh vĩnh viễn là rất cao.
Nếu được điều trị sớm và đúng cách, người mắc viêm màng não mủ có thể hồi phục tốt và không phải gặp nhiều di chứng nghiêm trọng. Hơn nữa sau khi mắc bệnh, cơ thể người bệnh cũng có được kháng thể chống lại nguy cơ tái nhiễm trùng dẫn đến viêm màng não. Chính điều này lý giải người bị viêm màng não mủ thường ít tái phát về sau, song vẫn không nên chủ quan vì căn bệnh gây ám ảnh rất lớn đến sức khỏe.
Người mắc viêm màng não do vi khuẩn thường có thời gian phục hồi lâu hơn và khoảng thời gian loại bỏ các di chứng dài hơn so với viêm màng não do virus. Song điều đó không có nghĩa là viêm màng não do virus không đáng lo ngại, vì người bệnh viêm màng não do virus cũng phải đối mặt với các di chứng nguy hiểm như mất thính lực, mờ hoặc mù mắt, trầm cảm, mất trí nhớ, đau đầu mãn tính…
“Viêm màng não mủ điều trị bao lâu thì hết?” Viêm màng não mủ nếu phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán và điều trị phù hợp thì bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn, không chịu ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Cần lưu ý rằng, thời điểm phát hiện bệnh và điều trị tích cực là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thời gian điều trị.
Trường hợp người bệnh có tình trạng viêm màng não mủ nặng, có nhiều biến chứng kèm theo tình trạng sức khỏe suy yếu, đáp ứng điều trị kém sẽ cần thời gian điều trị kéo dài hơn. Khi đã kiểm soát được bệnh và điều trị hồi phục những tổn thương liên quan, người bệnh có thể được xuất viện, tự điều trị và theo dõi tại nhà.
Các bác sĩ điều trị sẽ căn cứ trực tiếp vào tình trạng và thể trạng của từng người bệnh mới có thể cho biết thời gian điều trị viêm màng não mủ cần thiết cũng như các thông tin về phương pháp điều trị.
Khi người bệnh có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh viêm màng não mủ, bác sĩ sẽ nhanh chóng tiến hàng soi đáy mắt, chọc ống sống thắt lưng lấy dịch não tủy nhuộm, soi trực tiếp và nuôi cấy vi khuẩn.
Nguyên tắc điều trị viêm màng não mủ cần được áp dụng tiến hành sớm, càng sớm càng tốt, kháng sinh sử dụng cần hợp lý, qua được hàng rào máu não và là kháng sinh diệt khuẩn. Đồng thời, theo dõi chặt chẽ để thay đổi điều trị thích hợp và xử lý nhanh chóng các biến chứng. Điều trị gồm hai phần chính: điều trị đặc hiệu (sử dụng kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn) và điều trị nâng đỡ (điều trị hỗ trợ).
Nguyên tắc lựa chọn kháng sinh trong phác đồ chữa trị viêm màng não mủ tối ưu bao gồm các yếu tố:
Đặc biệt, vấn đề lựa chọn kháng sinh ban đầu (khi chưa có kết quả phân lập vi sinh) thường phải dựa vào kinh nghiệm, dựa vào lứa tuổi, yếu tố thuận lợi… để định hướng vi khuẩn gây bệnh và sử dụng kháng sinh phổ rộng. Khi phân lập được vi khuẩn và có kết quả kháng sinh đồ, cần phải tham khảo kỹ lưỡng trước khi lựa chọn kháng sinh đặc hiệu.
Bảng 1: Phác đồ kháng sinh kinh nghiệm khi chưa có kết quả phân lập vi sinh
Lứa tuổi | Tác nhân thường gặp | Kháng sinh ưu tiên | Kháng sinh thay thế |
0 – 4 tuần tuổi | Vi khuẩn đường ruột, S. agalactiae, Listeria. | Cefotaxim + Ampicilin | Ampicilin* + Aminoglycosid |
1 tháng – 3 tháng | Hib, phế cầu, não mô cầu, S.agalactiae, E.coli, Listeria. | Ampicilin* + Ceftriaxon (hoặc Cefotaxim) | Vancomycin + Ceftriaxon (hoặc Cefotaxim) |
3 tháng – 18 tuổi | Hib, phế cầu, não mô cầu. | Ceftriaxon (hoặc Cefotaxim) | Vancomycin + Ceftriaxon (hoặc Cefotaxim) |
18 – 50 tuổi | Phế cầu, liên cầu, não mô cầu | Ceftriaxon (hoặc Cefotaxim) | Vancomycin + Ceftriaxon (hoặc Cefotaxim) |
Trên 50 tuổi | Phế cầu, não mô cầu, Listeria, kị khí Gram-âm | Ceftriaxon (hoặc Cefotaxim) | Ampicilin* + Ceftriaxon (hoặc Cefotaxim) |
Suy giảm miễn dịch. | Phế cầu, não mô cầu, Listeria, kị khí Gram-âm | Ampicilin+ Ceftazidim | Vancomycin + Ampicilin* + Ceftazidim |
Chấn thương, phẫu thuật, dò DNT | Phế cầu, tụ cầu, kị khí Gram-âm | Ceftazidim + Vancomycin | Ceftazidim + Vancomycin Meropenem |
Lưu ý:
**Aminoglycosid (gentamycin hoặc amikacin).
Bảng 2: Phác đồ kháng sinh khuyến cáo trên người bệnh viêm màng não có chức năng gan thận bình thường
Thuốc kháng sinh | Tổng liều hàng ngày (giờ cho mỗi liều) | |||
Trẻ sơ sinh tính theo ngày tuổi | Trẻ em và người lớn | |||
0-7a | 8-28a | Trẻ em | Người lớn | |
Amikacin (b) | 15 – 20 mg/kg(12) | 30 mg/kg (8) | 20 – 30 mg/kg (8) | 15 mg/kg (8) |
Ampicilin | 150 mg/kg (8) | 200 mg/kg (6 -8) | 300 mg/kg (6) | 12 g (4) |
Cefepim | … | … | 150 mg/kg (8) | 6 g (8) |
Thuốc kháng sinh | Tổng liều hàng ngày (giờ cho mỗi liều) | |||
Trẻ sơ sinh tính theo ngày tuổi | ||||
0-7a | 8-28a | Trẻ em | Người lớn | |
Cefotaxim | 100 – 150 mg/kg (8 – 12) | 150 – 200 mg/kg (6 – 8) | 225 -300mg/kg (6 – 8) | 8 – 12g (4 – 6) |
Ceftazidim | 100 – 150 mg/kg (8 – 12) | 150 mg/kg (8) | 150 mg/kg (8) | 6 g (8) |
Ceftriaxon | … | … | 80 – 100 mg/kg (12 – 24) | 4 g (12 – 24) |
Chloramphenicol | 25 mg/kg (24) | 50 mg/kg (12-24) | 75 – 100 mg/kg (6) | 4 – 6 g (6)c |
Ciprofloxacin (d) | … | … | … | 800-1200 mg (8 – 12) |
Gentamycin (b) | 5 mg/kg (12) | 7,5 mg/kg (8) | 7,5 mg/kg (8) | 5 mg/kg (8) |
Meropenem (d) | … | … | 30 – 120 mg/kg (8) g | 6g (8) |
Oxacilin | 75 mg/kg (8 – 12) | 150 – 200 mg/kg (6 – 8) | 200 mg/kg (6) | 9 – 12 g (4) |
Penicilin G | 0,15 mU/kg (8 -12) | 0,2 mU/kg (6–8) | 0.3 mU/kg (4 – 6) | 24 mU (4) |
Rifampin | … | 10 – 20 mg/kg (12) | 10 – 20 mg/kg (12 – 24)e | 600 mg (24) |
Tobramycin (b) | 5 mg/kg (12) | 7,5 mg/kg (8) | 7,5 mg/kg (8) | 5 mg/kg (8) |
Vancomycin (f) | 20 – 30 mg/kg (8 – 12) | 30 – 45 mg/kg (6 – 8) | 60 mg/kg (6) | 30 – 45 mg/kg (8 – 12) |
Chú thích:
a) Trẻ sơ sinh non tháng – nhẹ cân (< 2kg) được khuyến cáo dùng liều thấp hơn và khoảng cách dài hơn.
b) Cần giám sát nồng độ đỉnh và nồng độ đáy (nếu có điều kiện).
c) Viêm màng não do phế cầu được khuyến cáo dùng liều cao hơn.
d) Chỉ sử dụng khi các kháng sinh khác không hiệu quả.
e) Liều tối đa trong ngày là 600mg.
f) Nồng độ duy trì thấp nhất trong máu là 15-20 mg/ml (nếu có điều kiện).
g) Không khuyến cáo sử dụng Meropenem cho trẻ dưới 3 tháng tuổi.
Thời gian điều trị kháng sinh viêm màng não mủ có thể kéo dài trung bình từ 10 ngày đến 14 ngày tùy theo đáp ứng lâm sàng và biến đổi dịch não tủy. Ngoài ra, thời gian điều trị có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tác nhân gây bệnh, thể trạng bệnh nhân, tình trạng bệnh,… Cụ thể: Viêm màng não do não mô cầu 7 ngày; Hib 10 ngày; phế cầu 14 ngày; các trực khuẩn và vi khuẩn kỵ khí Gram-âm, liên cầu, tụ cầu là 3 tuần.
Ngừng kháng sinh khi protein dịch não tủy < 0.5g/l và tế bào dịch não tủy chỉ còn 10 – 20 tế bào/ml. Các biện pháp điều trị hỗ trợ cần được thực hiện như:
Liều sử dụng: 0.4mg/kg/24h chia 4 lần và chỉ dùng trong 4 – 5 ngày.
Mặt khác, sau khi dừng điều trị bằng kháng sinh, cần chủ động theo dõi các nguy cơ, triệu chứng và các biến chứng do viêm màng não gây ra: Dày dính màng não, áp xe não, tràn mủ màng cứng, suy hô hấp, nhiễm trùng huyết,… để sớm xử trí. Đồng thời, cần vệ sinh thường xuyên để chống loét, ngăn ngừa các phản ứng xấu có thể xảy ra.
Viêm màng não mủ là tình trạng nhiễm trùng nặng cần được can thiệp sớm bằng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu lạm dụng và sử dụng kháng sinh chưa có chỉ định có thể dẫn tới hiện tượng kháng kháng sinh, có nghĩa là kháng sinh sẽ giảm hoặc không còn tác dụng điều trị về sau. Mặt khác, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ khi chữa viêm màng não mủ bằng kháng sinh, ảnh hưởng kéo dài đến sức khỏe không thể khắc phục. Điển hình là những tác dụng phụ sau:
Tác dụng phụ ngắn hạn
Thời gian điều trị viêm màng não mủ thường dài, hệ miễn dịch cũng cần hoạt động liên tục để chống lại tình trạng viêm nhiễm nên người bệnh thường bị mệt mỏi kéo dài sau điều trị. Đồng thời, người bệnh có thể gặp các triệu chứng suy nhược như rối loạn giấc ngủ, gầy, sụt cân, chán ăn, tinh thần bất ổn, dễ nổi cáu,…
Song vấn đề sức khỏe này thường không kéo dài, nếu người bệnh nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung dinh dưỡng tốt thì tình trạng mệt mỏi sẽ dần được cải thiện. Ngoài ra, người bệnh cần thiết lập đồng hồ sinh học khoa học bằng cách ngủ và thức dậy đúng giờ, ăn đúng bữa, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử,… để sớm hồi phục sức khỏe.
Tác dụng phụ lâu dài
Viêm màng não mủ có thể để lại nhiều di chứng lâu dài cho sức khỏe nếu can thiệp điều trị muộn, cụ thể gồm: các vấn đề về thị giác, trí nhớ, thính giác, khó khăn trong kiểm soát hành vi và cảm xúc. Nghiêm trọng hơn là di chứng sau tổn thương xương, nhiễm trùng máu hoặc tổn thương mô tế bào.
Những di chứng này có thể không khởi phát ngay sau khi điều trị, nhiều người bệnh xuất viện khỏe mạnh và không gặp phải bất cứ vấn đề nào kể trên. Tuy nhiên, sau một thời gian, di chứng bắt đầu xuất hiện ở mức độ khác nhau ở từng người.
Do đó, người bệnh sau điều trị viêm màng não mủ cần ghi nhớ lịch hẹn tái khám đầy đủ và định kỳ. Nếu gặp phải tác dụng phụ, bác sĩ sẽ có thể lên phác đồ hồi phục nhanh chóng sớm hỗ trợ người bệnh.
BS.CKI Bạch Thị Chính khuyến cáo: “Trong cộng đồng, tỷ lệ người mang vi khuẩn não mô cầu gây viêm màng não không có triệu chứng lâm sàng (người lành mang trùng) ở mũi, hầu, họng chiếm 5-25%, tỷ lệ này cao hơn tại khu vực ổ dịch. Điều quan trọng là trẻ em và người lớn cần chủ động ngăn ngừa bệnh. Đồng thời, người bệnh nên được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, cách ly để tránh lây lan dịch.”
Viêm màng não là bệnh lý nguy hiểm, dễ lây lan nhưng có thể chủ động phòng ngừa bằng các biện pháp đơn giản hiệu quả như: Vệ sinh tốt cá nhân kết hợp vệ sinh nơi ở, làm việc sạch sẽ, thông thoáng như: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng,…
Đặc biệt, phụ huynh cần chủ động ghi nhớ lịch tiêm vắc xin đúng lịch, đủ mũi phòng bệnh viêm màng não cho trẻ em và người lớn. Việc tiêm vắc xin đầy đủ giúp cơ thể tự tạo ra miễn dịch đặc hiệu chống lại tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, hiện nay vắc xin ngừa bệnh viêm màng não vẫn chưa được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR). Do đó, các phụ huynh cần chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ cơ hội tiếp nhận vắc xin từ sớm tại các điểm tiêm chủng dịch vụ, đặc biệt các loại vắc xin quan trọng được chuyên gia khuyến cáo phòng những tác nhân gây viêm màng não nguy hiểm nhất.
Điều trị viêm màng não mủ cần được thực hiện càng sớm càng tốt và phải đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng phác đồ. Viêm màng não là bệnh cực kỳ nguy hiểm, có thể bùng phát thành dịch nếu trong cộng đồng có nhiều trẻ không được tiêm phòng đầy đủ. Ngay lúc này, trẻ em và người lớn cần được trang bị sức khỏe bằng lá chắn vắc xin hữu hiệu.
Viêm màng não là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa hiệu quả ngay từ sớm nếu biết cách kết hợp giữa tiêm phòng đầy...
Xem ThêmViêm màng não ở trẻ em là căn bệnh nguy hiểm, thường để lại di chứng lâu dài. Đa số các trường hợp viêm màng não trẻ...
Xem ThêmViêm màng não mủ thường diễn tiến nhanh, khó lường. Điều trị bệnh cũng không hề đơn giản, nếu không được điều trị tốt, bệnh nhân phải...
Xem ThêmViêm màng não mô cầu ACYW được xem là “bệnh tử”, 50% người bệnh tử vong nếu không được điều trị kịp thời, thậm chí tử vong...
Xem ThêmViêm màng não có thể ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ và để lại nhiều di chứng lâu dài nếu không điều trị kịp thời. Hãy...
Xem ThêmBệnh viêm màng não có chữa được không? Cách điều trị viêm màng não? Các chuyên gia cho biết, viêm màng não thường diễn biến nặng và...
Xem Thêm