Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Viêm màng não mủ là tình trạng nguy hiểm cần được cấp cứu nội khoa ngay lập tức vì tiên lượng nặng, dễ tử vong. Nếu may mắn điều trị khỏi, người bệnh có thể gặp các di chứng vĩnh viễn như: rối loạn tâm thần, điếc, liệt,… hoặc một số tổn thương nghiêm trọng khác.
Viêm màng não mủ là tình trạng viêm nhiễm màng bao bọc quanh hệ thần kinh trung ương do vi khuẩn xâm nhập làm tổn thương hệ thần kinh, sinh mủ và gây ra những ảnh hưởng nặng về nhận thức, thần kinh và vận động.
Các chuyên gia y tế cảnh báo, viêm màng não mủ là một cấp cứu nội khoa cần được chẩn đoán càng sớm càng tốt, điều trị tích cực và hợp lý. Cứ 20 trẻ bị bệnh viêm màng não sẽ có 1 trẻ tử vong, nếu may mắn sống sót thì 20-25% trẻ phải gánh chịu di chứng nặng nề về thần kinh như rối loạn tâm thần, điếc, liệt, khó khăn trong kiểm soát hành vi và nhận thức… hoặc một số tổn thương nghiêm trọng khác.
Nguyên nhân viêm màng não mủ có thể do nhiều loại vi khuẩn khác nhau như: Haemophilus influenzae (vi khuẩn Hib), Neisseria meningitidis (vi khuẩn não mô cầu), Streptococcus pneumoniae (vi khuẩn phế cầu),… Những vi khuẩn này có thể xâm nhập vào cơ thể qua mũi hoặc miệng rồi di chuyển lên não gây viêm màng não mủ. Ở trẻ sơ sinh, vi khuẩn gây viêm màng não mủ thường gặp là: vi khuẩn Escherichia coli, vi khuẩn Listeria, liên cầu khuẩn nhóm B.
Tuy nhiên, tần suất gây bệnh của từng loại vi khuẩn, nấm gây viêm màng não mủ tùy thuộc vào độ tuổi cũng như một số yếu tố nguy cơ liên quan đến sức đề kháng cơ thể, cụ thể:
Yếu tố | Vi khuẩn phổ biến | |
Tuổi | 0 – 4 tuần tuổi | Streptococcus agalactiae, E.coli, Listeria monocytogenes, Klebsiella pneumoniae, Enterococcus spp, Salmonella spp |
0 – 12 tuần tuổi | S.agalactiae, E.coli, L.monocytogenes, H. influenzae, S.pneumoniae, N. Meningitis | |
3 tháng – 18 tuổi | H. influenzae, S.pneumoniae, N. Meningitis | |
18 – 50 tuổi | S.pneumoniae, N.meningitis, Streptococcus suis | |
> 50 tuổi | S.pneumoniae, N.meningitis, L.monocytogenes, TK gram (-) hiếu khí | |
Các yếu tố khác | Tổn thương miễn dịch | S.pneumoniae, N.meningitis, L.monocytogenes, trực khuẩn gram âm hiếu khí (bao gồm cả Pseudomonas aeruginosa) |
Vỡ nền sọ | S.pneumoniae, H. influenzae, liên cầu tan máu nhóm A, B | |
Chấn thương sọ não, sau phẫu thuật thần kinh | Staphylococcus aureus (S.aureus), Staphylococcus epidermidis (S.epidermidis), trực khuẩn gram âm hiếu khí (bao gồm cả P.aeruginosa) | |
Thông dịch não tủy | epidermidis, S.aureus, trực khuẩn gram âm hiếu khí (cả 2 aeruginosa) | |
Trực khuẩn Gram âm hiếu khí | Gram âm hiếu khí (bao gồm cả Paeruginosa), S.aureus |
Tùy theo tác nhân gây bệnh mà thời gian ủ bệnh viêm màng não mủ là khác nhau, thông thường là từ 2 – 10 ngày. Các triệu chứng của viêm màng não mủ thường khởi phát đột ngột như: sốt cao, nôn ói, đau đầu, cứng gáy, mệt mỏi, nhạy cảm với ánh sáng, xuất huyết hoặc ban xuất huyết với hình dạng bất thường trên da,… Trong đó, đau đầu dữ dội, không thuyên giảm khi dùng thuốc giảm đau là triệu chứng đặc trưng nhất để nhận biết bệnh. Theo các chuyên gia y tế, tùy từng độ tuổi mà bệnh viêm màng não mủ sẽ có những dấu hiệu cảnh báo riêng biệt, cụ thể:
Dấu hiệu viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tháng tuổi: Trẻ sinh non, nhiễm trùng ối, ngạt sau sinh,… có nguy cơ cao mắc bệnh.
Triệu chứng viêm màng não mủ ở trẻ em trên 3 tháng tuổi và người lớn:
CÓ. Viêm màng não mủ do vi khuẩn có thể lây trực tiếp từ người qua đường hô hấp, khi người lành tiếp xúc gần như ôm hôn hoặc hít phải giọt bắn, chất tiết có vi khuẩn gây bệnh.
Ai cũng có thể mắc viêm màng não mủ, song tác nhân gây viêm màng não mủ có thể đã xâm nhập, tồn tại ở hệ hô hấp trong thời gian dài, khi gặp yếu tố thuận lợi sẽ tấn công lên não bộ, gây viêm màng não mủ. Những đối tượng có nguy cơ cao dễ bị các mầm bệnh xâm nhập gây bệnh viêm màng não mủ, gồm:
Không chỉ trẻ em, người lớn hoàn toàn có thể mắc viêm màng não mủ, với nguyên nhân thường gặp là phế cầu khuẩn, não mô cầu, tụ cầu khuẩn từ tai mũi họng, phổi theo đường máu vào trong não. Hoặc vi khuẩn có thể trực tiếp đi vào não sau chấn thương nứt vỡ sọ. Những người bị viêm xoang, chấn thương sọ não, hay đái tháo đường, suy giảm miễn dịch,… đều dễ mắc viêm màng não mủ.
Việc phát hiện sớm và chẩn đoán viêm màng não mủ kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng trong điều trị nhằm hạn chế tối đa nguy cơ tử vong và di chứng cho người bệnh. Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm, đặc biệt xét nghiệm dịch não tủy để chẩn đoán bệnh.
Bệnh viêm màng não mủ sẽ diễn biến cấp tính với các triệu chứng sau:
Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm xác định chẩn đoán như công thức máu, xét nghiệm tìm phản ứng miễn dịch – CRP, điện giải đồ, cấy máu và quan trọng nhất là chọc dò dịch não tuỷ.
Đồng thời, các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân và phân biệt các tác nhân gây bệnh như:
CÓ. Màng não có vai trò bảo vệ não và tủy sống nên bộ phận này cũng thường bị tấn công bởi virus và vi khuẩn hơn. Nhiễm trùng màng não do virus thường nhẹ và ít nguy hiểm, ngược lại nếu viêm màng não mủ do vi khuẩn, bệnh thường diễn biến nhanh, biến chứng nặng và khó điều trị hơn.
Viêm màng não mủ thường xảy ra ở trẻ em – độ tuổi đang có hệ thần kinh đang phát triển. Nếu không được chẩn đoán sớm, điều trị tích cực bệnh có thể gây ra biến chứng nặng nề:
Viêm màng não mủ là bệnh nhiễm trùng sinh mủ nặng, có tỷ lệ tử vong cao. Sau điều trị, người bệnh có thể gặp phải nhiều di chứng sức khỏe vĩnh viễn không thể khắc phục. Điển hình là những biến chứng viêm màng não mủ sau:
Thời gian điều trị viêm màng não mủ thường kéo dài, hệ miễn dịch cũng cần hoạt động liên tục chống lại nhiễm trùng nên người bệnh thường mệt mỏi sau điều trị. Không chỉ mệt mỏi, người bệnh đối mặt với các dấu hiệu suy nhược như: rối loạn giấc ngủ, sụt cân, chán ăn, tinh thần bất ổn, dễ nổi cáu,…
Vấn đề này thường không kéo dài, có thể cải thiện bằng cách xây dựng chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng tốt. Ngoài ra, người bệnh cũng cần thiết lập đồng hồ sinh học khoa học bằng cách ngủ và thức dậy đúng giờ, ăn đủ – đúng bữa, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử,…
Sau điều trị, người bệnh viêm màng não mủ dễ mắc phải nhiều di chứng vĩnh viễn như: Các vấn đề về thị giác, thính giác, trí nhớ, khó khăn trong kiểm soát hành vi và cảm xúc, hành vi và vận động. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng sau tổn thương xương, nhiễm trùng máu hoặc tổn thương mô tế bào.
Đáng lo ngại, những di chứng trên có thể chưa thấy rõ ngay sau khi điều trị, nhiều bệnh nhân xuất viện khỏe mạnh và không gặp phải bất cứ vấn đề nào kể trên. Tuy nhiên sau một thời gian, di chứng xuất hiện ở mức độ khác nhau với mỗi người.
Do đó, người bệnh sau điều trị viêm màng não mủ cần ghi nhớ lịch tái khám đầy đủ và định kỳ. Nếu gặp phải biến chứng, bác sĩ sẽ có thể lên kế hoạch hồi phục nhanh chóng.
Viêm màng não mủ là bệnh lý nhiễm trùng nặng, gây ra di chứng nặng nề khó hồi phục, người bệnh cần phải nhập viện điều trị cấp cứu ngay lập tức. Nhất là trẻ nhỏ có sức yếu đề kháng yếu nếu tiếp cận điều trị chậm trễ, nguy cơ tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh là rất cao như: co giật, mù lòa, điếc, yếu liệt tay chân, kém nhận thức,…
Ngược lại, nếu phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị viêm màng não mủ tích cực, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài, thời điểm phát hiện bệnh và điều trị cũng ảnh hưởng đến thời gian chữa trị trong bao lâu.
Điều trị viêm màng não mủ gồm có 2 hai phần chính: điều trị đặc hiệu và điều trị nâng đỡ.
Điều trị đặc hiệu
Điều trị nâng đỡ
Một số trường hợp viêm màng não mủ xuất hiện biến chứng nặng như áp xe não cần được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
Các chuyên gia y tế cho biết, các vi khuẩn gây bệnh viêm màng não mủ hầu như đều xuất hiện trong không khí và có nguy cơ xâm nhập vào đường hô hấp. Do vậy, để chủ động bảo vệ cơ thể khỏe mạnh, giúp phòng tránh bệnh viêm màng não mủ nói riêng và các bệnh lý khác trẻ em và người lớn cần chủ động dự phòng bằng các biện pháp dưới đây:
BS.CKI. Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Viêm màng não mủ là nỗi “ám ảnh” của cả người dân và nhân viên y tế. Do bệnh có diễn tiến nhanh, có thể gây tử vong dễ dàng. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên, trẻ nhỏ vẫn là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Đối với bệnh viêm màng não mủ, tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch, chính là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.”
Các loại vắc xin viêm màng não mủ được các chuyên gia khuyến cáo cần tiêm ngay lúc này gồm:
Viêm màng não mủ là căn bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân hoặc gây ra những biến chứng nguy hiểm, di chứng vĩnh viễn. Tất cả người dân, đặc biệt trẻ nhỏ, người già, người có hệ miễn dịch suy yếu,… cần chủ động tiêm vắc xin để đẩy lùi nguy cơ nhiễm bệnh.
Viêm màng não là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa hiệu quả ngay từ sớm nếu biết cách kết hợp giữa tiêm phòng đầy...
Xem ThêmViêm màng não ở trẻ em là căn bệnh nguy hiểm, thường để lại di chứng lâu dài. Đa số các trường hợp viêm màng não trẻ...
Xem ThêmViêm màng não mủ thường diễn tiến nhanh, khó lường. Điều trị bệnh cũng không hề đơn giản, nếu không được điều trị tốt, bệnh nhân phải...
Xem ThêmViêm màng não mô cầu ACYW được xem là “bệnh tử”, 50% người bệnh tử vong nếu không được điều trị kịp thời, thậm chí tử vong...
Xem ThêmViêm màng não có thể ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ và để lại nhiều di chứng lâu dài nếu không điều trị kịp thời. Hãy...
Xem ThêmBệnh viêm màng não có chữa được không? Cách điều trị viêm màng não? Các chuyên gia cho biết, viêm màng não thường diễn biến nặng và...
Xem Thêm