Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Viêm màng não có lây không? Viêm màng não lây qua đường nào? Cách phòng ngừa lây nhiễm viêm màng não hiệu quả?… Cùng tìm hiểu những thông tin khoa học, hữu ích về vấn đề bệnh viêm màng não và các loại vắc xin phòng bệnh từ chuyên gia quen thuộc với cộng đồng đến từ Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.
Viêm màng não là bệnh lý nhiễm trùng cấp tính và nguy hiểm ở màng não, màng bao bọc não và tủy sống do vi khuẩn, virus gây ra. Bệnh lây truyền từ người sang người, thông qua giọt bắn hoặc dịch tiết đường hô hấp của người mang mầm bệnh.
Tất cả trẻ em và người lớn đều có thể bị viêm màng não, nguy cơ tăng cao ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi. Viêm màng não có thể xuất hiện quanh năm và khó phát hiện sớm. Bệnh tiến triển rất nhanh, nếu điều trị chậm trễ, 20-50% trẻ bị viêm màng não sẽ tử vong. Khoảng 30-50% bệnh nhi sau khi điều trị có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng như: điếc, mù, liệt, động kinh, chậm phát triển trí tuệ… (1)
“Viêm màng não là bệnh rất đáng sợ, tất cả những bệnh lý có chữ “não” thực tế là nỗi ám ảnh. Căn bệnh này thường xuyên được nhắc đến trong nhi khoa, được định nghĩa là một cấp cứu nội khoa của Nhi khoa, cần phải phát hiện sớm, chữa đúng, chữa nhanh. Chúng ta có thể mất đi người thân trong vòng 24h đồng hồ nếu điều trị muộn. Dù cho có điều trị đúng cách, cũng không thể nói trước được rằng bệnh nhân sẽ khỏi hoàn toàn, bởi có thể sẽ để lại hậu quả không tưởng tượng được, đó là những di chứng nặng nề hoặc tử vong.” BS Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên Chi hội Truyền nhiễm TP.HCM cảnh báo.
“Viêm màng não có lây không?” là câu hỏi nhận được sự quan tâm của hàng triệu bậc phụ huynh. Giải đáp câu hỏi trên, BS. Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết, viêm màng não là bệnh có thể lây lan từ người sang người, thông qua giọt bắn hoặc dịch tiết đường hô hấp (ho, hắt hơi, hôn) của người mang mầm bệnh. Tuy nhiên, mức độ lây nhiễm có thể phù thuộc vào nguồn gốc, tác nhân gây bệnh. Trong đó, 5 tác nhân chính gây viêm màng não phổ biến là vi khuẩn, virus, nhiễm trùng, ký sinh trùng, nấm,… Khả năng lây nhiễm của từng loại cụ thể:
Viêm màng não do nấm chủ yếu bắt nguồn từ loại nấm Cryptococcus. Loại nấm này thường tấn công và gây bệnh ở những đối tượng nguy cơ cao có hệ miễn dịch suy yếu như bệnh nhân ung thư, HIV/AIDS,… Tuy nhiên, viêm màng não do nấm là thể loại bệnh hiếm gặp và không có khả năng lây truyền.
Viêm màng não do ký sinh trùng cũng là bệnh ít phổ biến, do một loại amip siêu nhỏ là Naegleria fowleri xâm nhập vào cơ thể thông qua đường mũi. Amip này thường sinh sống gần các nguồn nước bị ô nhiễm. Do vậy, người thường xuyên sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh. Mặc dù viêm màng não do ký sinh trùng có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nhưng không có khả năng truyền nhiễm cho người lành.
Viêm màng não do nhiễm trùng có thể xảy ra nếu trẻ em và người lớn gặp chấn thương nghiêm trọng ở phần đầu. Đồng thời, đây cũng là một biến chứng hiếm gặp của những ca phẫu thuật liên quan đến hệ thần kinh hoặc tác dụng phụ của một số thuốc điều trị ức chế miễn dịch như: bệnh lupus ban đỏ, ung thư,…
Viêm màng não do chấn thương không xuất phát từ yếu tố gây truyền nhiễm nên không có khả năng lây nhiễm.
Viêm màng não do virus là thể bệnh phổ biến nhất nhưng thường không gây nguy hiểm và biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Hai loại virus gây viêm màng não thường gặp nhất là Enterovirus và Arbovirus. Viêm màng não do virus Enterovirus có khả năng lây lan mạnh khi tiếp xúc qua đường nước bọt, phân hoặc dịch tiết từ mũi của người bệnh. Trong khi đó, Arbovirus lây nhiễm qua đường muỗi chích. Giai đoạn bùng phát đỉnh điểm của bệnh thường rơi vào mùa hè và đầu mùa thu.
Trong tất cả thể bệnh, viêm màng não do vi khuẩn là bệnh lý nghiêm trọng nhất, bởi khó nhận biết, bệnh cảnh diễn biến trầm trọng và có nhiều nguy cơ đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Viêm màng não do vi khuẩn xuất hiện do 3 tác nhân chính gồm: Não mô cầu khuẩn Neisseria meningitidis, phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae và Vi khuẩn Hib (Haemophilus influenzae). Cả 3 loại vi khuẩn này đều có thể sống rất lâu ở môi trường bên ngoài cơ thể nên chúng có khả năng lây nhiễm bệnh rất mạnh.
Việc tiếp xúc ở khoảng cách gần hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh viêm màng não do vi khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền bệnh. Điều này gây ra mối lo ngại lớn về nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở những nơi công cộng như trường mầm non, ký túc xá, trường học…
“Bệnh viêm màng não lây qua đường nào?” Nếu nguyên nhân gây viêm màng não xuất phát từ vi khuẩn, virus, nấm thì đường lây bệnh chủ yếu của bệnh theo đường hô hấp. Vi khuẩn, virus gây viêm màng não có thể lây lan rất nhanh từ người sang người thông qua đường thở, nước bọt, dịch tiết mũi, họng khi ho, hắt hơi khi tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang trùng, nhất là ở khu công cộng, nơi đông người như trường học, siêu thị, khu vui chơi,…
Ngoài ra, những con đường lây lan viêm màng não khác bao gồm:
Sau khi tiếp xúc với vi khuẩn, virus và bị tấn công, sau 2-10 ngày những triệu chứng ban đầu sẽ khởi phát. Người bệnh có thể bị sốt cao đột ngột rất khó hạ, đau đầu dữ dội hoặc một số phản ứng bất thường ở da. Trường hợp nặng có thể gây co giật, hôn mê, bệnh diễn tiến nhanh. Đặc biệt, viêm màng não do virus rất khó phát hiện vì triệu chứng rất giống ở cảm cúm. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời để giảm thiểu nguy cơ tử vong, hoặc để lại di chứng thần kinh, vận động, bại não, động kinh.
Chia sẻ về tác nhân và con đường lây truyền viêm màng não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, BS Trương Hữu Khanh cho biết: Hiện nay, vi khuẩn gây viêm màng não ở em bé bắt nguồn từ vùng hầu họng và nguồn vi khuẩn ở hầu họng chắc chắn xuất phát điểm từ người lớn, đặc biệt những người có sức đề kháng yếu, hay bị cảm cúm sẽ khiến vi khuẩn trong họng dễ trỗi dậy. Lúc này, nếu người lớn nói chuyện, ôm hôn trẻ thì vi khuẩn sẽ lây lan và tấn công vào trẻ.
Đầu tiên, vi khuẩn chỉ xuất hiện ở hầu họng, nhưng đối với em bé chưa đến tuổi chủng ngừa hoặc chưa tiêm đầy đủ phác đồ thì vi khuẩn ngày càng tích lũy nhiều dần trong hầu họng khiến em bé bị cảm và vi khuẩn sẽ xâm lấn lên màng não. Đặc biệt, vùng hầu họng có đường rất ngắn từ họng lên màng não. Các vi khuẩn chuyên gây viêm màng não như: phế cầu khuẩn, não mô cầu, vi khuẩn Hib,… sẽ rất ái lực với những tế bào vùng hầu họng và di chuyển rất là nhanh. Khoa học đã chứng minh rất là rõ, vai trò của người lớn xung quanh con trẻ có đóng góp lây lan tác nhân gây viêm màng não.
Do vậy, các phụ huynh khi bị cảm không nên ôm hôn trẻ nhỏ và chủ động chủng ngừa để nguồn vi khuẩn ở bản thân giảm xuống nhằm bảo vệ sức khỏe con nhỏ trong gia đình. Đồng thời, người mẹ trước khi mang thai hoặc đang mang thai cần tiêm chủng đầy đủ để có được lượng kháng thể nhất định truyền cho trẻ, nhằm bảo vệ trẻ trong những năm tháng đầu đời đến khi đủ tuổi chủng ngừa.
Thời tiết giao mùa có độ ẩm cao, nhiều ẩm mốc, cùng với khí hậu thay đổi thất thường, làm cho sức đề kháng giảm khiến trẻ em và người lớn mắc bệnh viêm màng não. Bệnh hoàn toàn có thể điều trị khỏi từ sớm. Tuy nhiên, sai lầm của nhiều phụ huynh là đưa con đi khám muộn, cộng thêm tình trạng sử dụng kháng sinh “vô tội vạ” khiến bệnh tình ngày một phức tạp hơn.
Viêm màng não là bệnh có tỷ lệ tử vong cao và để lại nhiều di chứng nguy hiểm. Cách hiệu quả nhất để phòng bệnh là tiêm vắc xin sớm để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh. Các chuyên gia y tế hàng đầu khuyến cáo, 4 nhóm vắc xin ngăn ngừa nhiều chủng vi khuẩn, virus gây bệnh viêm màng não mà trẻ em và người lớn cần tiêm đúng lịch, đủ liều:
Ngoài việc tạo miễn dịch chủ động cho bản thân và tăng miễn dịch cộng đồng bằng vắc xin, để tránh lây lan viêm màng não trong cộng đồng, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện tốt một số biện pháp đơn giản sau:
Tất cả những thông tin về viêm màng não có lây không? đã được giải đáp ở bài viết trên. Viêm màng não là căn bệnh dễ lây lan và có thể cướp đi sinh mạng của một người khỏe mạnh trong 24h, khiến người lành trở thành người tàn tật vĩnh viễn. Chủ động tìm hiểu và thiết lập lá chắn bảo vệ từ sớm là việc làm rất cần thiết ngay lúc này.
Viêm màng não là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa hiệu quả ngay từ sớm nếu biết cách kết hợp giữa tiêm phòng đầy...
Xem ThêmViêm màng não ở trẻ em là căn bệnh nguy hiểm, thường để lại di chứng lâu dài. Đa số các trường hợp viêm màng não trẻ...
Xem ThêmViêm màng não mủ thường diễn tiến nhanh, khó lường. Điều trị bệnh cũng không hề đơn giản, nếu không được điều trị tốt, bệnh nhân phải...
Xem ThêmViêm màng não mô cầu ACYW được xem là “bệnh tử”, 50% người bệnh tử vong nếu không được điều trị kịp thời, thậm chí tử vong...
Xem ThêmViêm màng não có thể ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ và để lại nhiều di chứng lâu dài nếu không điều trị kịp thời. Hãy...
Xem ThêmBệnh viêm màng não có chữa được không? Cách điều trị viêm màng não? Các chuyên gia cho biết, viêm màng não thường diễn biến nặng và...
Xem Thêm