Mon - Sun: 7:30 AM - 5:00 PM (without lunch break *)
Thông tin bé gái 14 tuổi mới có kinh nguyệt, chưa từng quan hệ tình dục bị mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối mới đây là thông tin khiến nhiều người lo lắng. Điều này cho thấy độ tuổi mắc ung thư cổ tử cung đang trẻ hóa thần tốc, có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, bất kể việc đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục hay chưa.
Bé gái 14 tuổi, phát hiện bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối khi đi thăm khám tại Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM. Đây là trường hợp hy hữu, chưa từng có trong y văn Việt Nam, khi ung thư cổ tử cung xuất hiện ở bé gái chưa có quan hệ tình dục. Ung thư cổ tử cung – căn bệnh từng cướp đi mạng sống của hàng trăm nghìn phụ nữ mỗi năm đang ngày càng trẻ hóa. Chúng ta có thể làm gì để bảo vệ chính mình hoặc những người phụ nữ quan trọng của mình?
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ riêng năm 2018, thế giới ghi nhận 570.000 trường hợp mắc ung thư cổ tử cung. Mỗi năm, căn bệnh này cướp đi sinh mạng của trên 300.000 phụ nữ, trong đó có đến 90% những phụ nữ sống tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 5.000 ca mắc mới ung thư cổ tử cung, 2.400 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này. Nguyên nhân chính khiến tỷ lệ tử vong cao ở những người mắc ung thư cổ tử cung chủ yếu là do phát hiện muộn. Theo các chuyên gia, ung thư cổ tử cung gây ra chủ yếu là do virus Human Papillomavirus (HPV). Gần 99% bệnh nhân ung thư cổ tử cung bị nhiễm virus HPV, trong đó virus HPV týp 16 và 18 chiếm đến 70% nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung.
Tâm lý cho rằng căn bệnh này sẽ không xảy đến với mình là nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ chủ quan, dẫn đến việc phát hiện bệnh muộn. Tuy nhiên thực tế cho thấy, ung thư cổ tử cung có thể mắc ở bất cứ ai, vì 99,7% nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung là do lây nhiễm các tuýp HPV nguy cơ cao dai dẳng kéo dài. Trong khi đó, cứ 10 phụ nữ thì có đến 8 người nhiễm virus HPV ít nhất 1 lần trong đời.
Một số nhóm phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp nhiều lần so với người khác, cụ thể:
Theo BS.CKI Bạch Thị Chính, ung thư cổ tử cung gây tổn thương lớn đến tử cung, bệnh diễn tiến âm thầm và kéo dài 5-20 năm. Triệu chứng của bệnh thường khá mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Nhiều trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, bệnh nhân phải phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ tử cung, mất khả năng sinh sản. Hiện ung thư cổ tử cung chưa có thuốc đặc trị, cách phòng ngừa bệnh đơn giản và hiệu quả nhất là tiêm vắc xin ngừa virus HPV.
Cũng theo BS.CKI Bạch Thị Chính, một lý do được cho là liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ ung thư cổ tử cung ở phụ nữ trẻ là việc thay đổi thói quen tình dục. Các tác nhân lây nhiễm qua đường tình dục gây ung thư cổ tử cung như HPV không chỉ lây nhiễm trực tiếp từ cơ quan sinh dục mà còn có thể qua quần lót, tay-cơ quan sinh dục, miệng-cơ quan sinh dục. Phụ nữ có khuynh hướng quan hệ tình dục lần đầu sớm hơn, do đó tỷ lệ có nhiều bạn tình cũng cao hơn. Đây cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ trẻ là khá cao.
Các ước tính hiện tại cho thấy tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ cao nhất là từ 30-39 (30%), thấp nhất là nhóm tuổi 20-29 (14,6%). Nguy cơ ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng cũng thường xảy ra ở phụ nữ có quan hệ tình dục trước tuổi 18 hoặc những người quan hệ với nhiều bạn tình, sảy thai, nạo hút nhiều lần.
Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy yếu tố nguy cơ cho ung thư nội mạc tử cung (thân tử cung) và buồng trứng ở phụ nữ trẻ là do tăng tiết estrogen quá mức liên quan đến tình trạng béo phì và dậy thì sớm; bên cạnh các bệnh lý di truyền khác như hội chứng Lynch (còn được gọi là ung thư đại trực tràng di truyền không do polyp).
Mặt khác, nếu cơ thể sớm tiếp xúc với các tác nhân tiêu cực như môi trường ô nhiễm, rượu bia, thuốc lá, chất kích thích thì càng sớm thúc đẩy quá trình phát triển ung thư.
Xem thêm: Phác đồ điều trị ung thư cổ tử cung theo từng giai đoạn
Virus HPV có thể lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc da với da, lây truyền qua quan hệ tình dục, bao gồm cả âm đạo, hậu môn và thậm chí quan hệ tình dục bằng miệng và tay.
BS.CKI Bạch Thị Chính nhấn mạnh, có hơn 140 tuýp Papillomavirus (HPV) được phát hiện ở người và khoảng 40 týp là nguyên nhân gây ra các bệnh ở cơ quan sinh dục. Trong đó, 2 tuýp HPV 16 và 18 được coi là virus nguy hiểm nhất. Đây cũng là loại virus gây ra nhiều bệnh khác như ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư dương vật,…
Hai tuýp HPV 6 và 11 là nguyên chính gây ra khoảng 90% các trường hợp mụn cóc (sùi mào gà) ở cơ quan sinh dục, đặc biệt là nam giới. Ngoài ra, virus HPV cũng có thể gây ung thư ở dương vật và ung thư cuống họng – BS.CKI Bạch Thị Chính cho biết thêm.
Tại Việt Nam, vắc xin ngừa virus HPV đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng vào năm 2008. Đến nay đã có hơn 1 triệu liều vắc xin được sử dụng. Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 270 triệu liều vắc xin ngừa virus HPV đã được sử dụng tại 120 nước trên toàn thế giới.
Chia sẻ thông tin về vắc xin ngừa virus HPV, BS.CKI Bạch Thị Chính cho rằng, vắc xin ngừa virus HPV được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ độ tuổi 9-26, bất kể đã có quan hệ tình dục hay chưa. Vắc xin đạt hiệu quả cao nhất khi tiêm ngừa trước lần quan hệ tình dục đầu tiên. Liều tiêm được chỉ định 3 liều, hiệu quả gần 100% trong phòng ngừa các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung gây ra bởi hai chủng HPV 16, 18 cũng như các mụn cóc sinh dục, ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn…
Loại vắc xin | Vắc xin Gardasil (Mỹ) | Vắc xin Cervarix (Bỉ) |
Số chủng | Phòng 4 tuýp HPV (6, 11, 16 và 18) | Phòng 4 tuýp HPV (16 và 18) |
Đối tượng tiêm | Tiêm cho nữ giới từ 9 tuổi đến 26 tuổi | Tiêm cho nữ giới từ 10 tuổi đến 25 tuổi |
Lịch tiêm | Gồm 3 mũi:
| Gồm 3 mũi: |
Tác dụng | Phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn. | Phòng ngừa ung thư cổ tử cung |
Ung thư cổ tử cung không chừa bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào, do đó, cần thực hiện lối sống lành mạnh, cân bằng khoa học. Chị em phụ nữ cũng cần trang bị kiến thức cho mình về việc phòng ngừa, chẩn đoán và phát hiện sớm căn bệnh ung thư cổ tử cung, tiêm ngừa vắc xin phòng ung thư cổ tử cung do virus HPV, khám tầm soát định kỳ và đi khám ngay khi có các triệu chứng báo động… để tự bảo vệ mình khỏi căn bệnh quái ác này.
BS.CKI Bạch Thị Chính khuyên phụ huynh nếu thấy con em có những dấu hiệu như kinh nguyệt bất thường, rong kinh hoặc rong huyết, đau bụng, tiêu tiểu khó khăn, mệt mỏi, sụt cân… và nhất là bụng to dần thì phải đến cơ sở y tế tìm ra nguyên nhân để kịp thời xử lý.
Để đăng ký tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung do HPV, khách hàng có thể điền thông tin trực tuyến tại đây, gọi đến tổng đài 028.7300.6595 hoặc inbox fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn để được tư vấn và hướng dẫn.
Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC: https://vnvc.vn/he-thong-trung-tam-tiem-chung/
Tiêm vắc xin ngừa virus HPV là phương pháp hiệu quả, an toàn và tiết kiệm phòng ung thư cổ tử cung và một số bệnh lây...
Xem ThêmUng thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, mụn cóc sinh dục, các tổn thương tiền ung thư...
Xem ThêmĐến tháng có tiêm HPV được không? Là thắc mắc của rất nhiều phụ nữ khi có ý định tiêm vắc xin phòng virus HPV - nguyên...
Xem ThêmUng thư cổ tử cung di căn được xem là giai đoạn muộn của bệnh. Việc điều trị lúc này vô cùng khó khăn, tốn kém và...
Xem ThêmTiêm vắc xin HPV có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Tiêm HPV có bị chậm kinh không? Là các vấn đề được nhiều phụ nữ quan...
Xem ThêmViệc tiêm chủng rất cần thực hiện theo nguyên tắc đúng lịch, đủ mũi để phát huy tốt nhất hiệu quả bảo vệ của vắc xin. Vậy...
Xem Thêm