Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Nếu chủ động tầm soát và phát hiện sớm, can thiệp điều trị ung thư cổ tử cung triệt để, khối u có thể hoàn toàn chữa khỏi, bảo tồn thiên chức làm mẹ, thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Ung thư cổ tử cung có chữa được không? Điều trị ung thư cổ tử cung bảo tồn mạng sống? Chăm sóc bệnh nhân ung thư cổ tử cung thế nào?…
Ung thư cổ tử cung có thể được chữa khỏi nếu bệnh được phát hiện sớm. Nhiều phụ nữ bị ung thư cổ tử cung phát hiện ở giai đoạn muộn buộc phải cắt bỏ tử cung, buồng trứng, xạ trị, hóa trị làm giảm hay mất chức năng của cơ quan sinh sản. Phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ mất khả năng sinh con, làm mẹ, thậm chí tử vong.
Tuy nhiên, không phải ai bị ung thư cổ tử cung cũng mang án tử. Bệnh ung thư cổ tử cung nếu được phát hiện càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao, 90% bệnh nhân có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được can thiệp ở giai đoạn sớm. Khi giữ được buồng trứng, tử cung, người phụ nữ vẫn thụ thai tự nhiên và sinh con khỏe mạnh.
Ung thư cổ tử cung là bệnh diễn tiến rất âm thầm, có thể kéo dài âm ỉ từ 10-20 năm. Do đó, phụ nữ nên chủ động tiêm ngừa vắc xin, tầm soát ung thư phụ khoa định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, hiệu quả, tránh các biến chứng nguy hiểm, bảo tồn thiên chức làm mẹ.
Ung thư cổ tử cung tiến triển âm ỉ trong nhiều năm, kéo dài qua nhiều giai đoạn. Một số trường hợp người bệnh ung thư cổ tử cung được chẩn đoán mắc bệnh khi 40 tuổi nhưng mầm mống virus HPV đã tồn tại âm thầm bên trong cơ thể từ thời thiếu nữ. Do đó, việc phát hiện càng sớm sẽ góp phần gia tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh.
Nếu bệnh phát hiện ở giai đoạn tiền ung thư, khả năng sinh sản và tính mạng của người bệnh vẫn có thể bảo tồn. Tuy nhiên, trường hợp bệnh đã sang giai đoạn tiến triển và xâm lấn, việc người bệnh sống bao lâu sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn cụ thể và quá trình can thiệp điều trị.
Ung thư cổ tử cung phát hiện càng muộn, khi khối u di căn càng xa với số lượng lớn tại nhiều cơ quan trong cơ thể thì biến chứng bệnh càng nặng và mức độ nguy hiểm càng tăng cao. Tiên lượng sống của người bệnh ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào nhiều yếu tố: kích thước, khối lượng khối u, giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe có đáp ứng điều trị hay không. Cụ thể:
U cổ tử cung có những biểu hiện và triệu chứng khác nhau qua từng giai đoạn. Tùy thuộc vào mức độ tiến triển bệnh, sự xâm lấn và di căn của các tế bào ung thư mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau ở từng bệnh nhân như xạ trị, hóa trị, phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung, buồng trứng. Do đó, khả năng mang thai, sinh nở của phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung sẽ phụ thuộc vào phương pháp điều trị. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, bác sĩ sẽ cân nhắc phác đồ điều trị phù hợp để bảo tồn chức năng sinh sản cho người bệnh.
Để điều trị ung thư cổ tử cung hiệu quả, tùy từng giai đoạn tiến triển bệnh, kích thước khối u và sức khỏe tổng thể của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp, các cách điều trị ung thư cổ tử cung có thể kể đến là:
Khi bệnh được phát hiện sớm, ở giai đoạn khối u khu trú nằm trong cổ tử cung, chưa xâm lấn đến tế bào đáy cũng như di căn đến hạch bạch huyết thì các phương pháp phẫu thuật có thể được áp dụng để loại bỏ ung thư hoàn toàn như:
Xạ trị ung thư cổ tử cung là phương pháp sử dụng bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị có thể được áp dụng riêng hoặc kết hợp với phẫu thuật trong giai đoạn đầu ung thư cổ tử cung. Xạ trị cũng có thể sử dụng kết hợp với hóa trị để kiểm soát chảy máu và đau đớn cho người bệnh.
Có 2 loại xạ trị được sử dụng phổ biến trong điều trị ung thư cổ tử cung gồm xạ trị chiếu ngoài và xạ trị áp sát. Bức xạ có thể được nhắm vào cổ tử cung từ một máy bên ngoài cơ thể (xạ trị chiếu ngoài – xạ trị gia tốc). Hoặc bức xạ có thể được đưa vào âm đạo gần cổ tử cung (xạ trị áp sát – xạ trị nội bộ). Trong hầu hết trường hợp, bác sĩ thường kết hợp giữa cả xạ trị chiếu ngoài và xạ trị áp sát.
Hóa trị là dùng các loại thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chúng phát triển, khi phẫu thuật và xạ trị không đạt hiệu quả tốt. Người bệnh thường được can thiệp hóa trị kết hợp với xạ trị (hóa xạ trị) để chữa bệnh ung thư cổ tử cung, hoặc nó có thể được sử dụng như là một phương pháp điều trị duy nhất cho ung thư giai đoạn muộn nhằm làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và giảm triệu chứng.
Tuy nhiên, điều trị ung thư bằng hóa trị khiến người bệnh gặp nhiều tác dụng phụ như: Tiêu chảy, rụng tóc, nôn, mệt mỏi, da thay đổi, nhiệt miệng, chán ăn, mãn kinh sớm,…
Liệu pháp điều trị ung thư cổ tử cung bằng thuốc (liệu pháp nhắm trúng đích) là nền tảng của y học chính xác, đây cũng là một trong những phương pháp quan trọng trong điều trị đa mô thức ung thư bằng cách nhắm vào sự phát triển, phân chia và lan rộng của tế bào ung thư cho bệnh nhân ung tử cung. Liệu pháp nhắm trúng mục tiêu ung thư hoạt động bằng cách tấn công và ngăn chặn các gen hay protein chuyên biệt mà những gene và protein này được tìm thấy ở tế bào ung thư hoặc những tế bào có liên quan đến sự phát triển của khối u ở cổ tử cung.
Liệu pháp miễn dịch là phương pháp điều trị tăng cường hệ thống miễn dịch của bệnh nhân ung thư cổ tử cung hoặc sử dụng các phiên bản nhân tạo từ những bộ phận của hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào ung thư. Những loại thuốc tăng cường miễn dịch được dùng đường tiêm tĩnh mạch.
Tuy nhiên, liệu pháp miễn dịch có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc được sử dụng. Những loại thuốc này có thể khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, đau bụng, phát ban,… Hầu hết những phản ứng này sẽ biến mất sau khi điều trị kết thúc.
Giống như các bệnh ung thư nguy hiểm khác, việc phát hiện ung thư cổ tử cung càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao, tiên lượng càng tốt. Ung thư cổ tử cung giai đoạn 0 (tiền ung thư) là khi các tế bào bất thường mới xuất hiện trong lớp lót cổ tử cung, chưa ăn sâu vào mô chính và lan ra các bộ phận khác. Để điều trị bệnh ở giai đoạn tiền ung thư, các bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại chỗ như: cắt một phần nhỏ cổ tử cung theo hình nón, laser hoặc phẫu thuật bằng vòng cắt đốt,…
Với phụ nữ phát hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn 1 (giai đoạn đầu), phương pháp điều trị phổ biến và đạt hiệu quả cao nhất là phẫu thuật loại bỏ khối u. Tùy vào mong muốn sinh con và mức độ phát triển của khối u mà bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn 1 phù hợp như:
Hầu hết các người bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu điều đáp ứng điều trị tốt với phẫu thuật, rất ít trường hợp còn sót tế bào ung thư và ung thư di căn sớm. Song để phòng ngừa nguy cơ, người bệnh sau phẫu thuật điều trị ung thư cổ tử cung nên thường xuyên tái khám kiểm tra, thực hiện các xét nghiệm sàng lọc ung thư.
Tùy vào vị trí khối u, giai đoạn, mức độ lan rộng (di căn) của khối u tới các cơ quan khác trong cơ thể, bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 có thể được điều trị theo phương pháp:
Ở giai đoạn 3 của ung thư cổ tử cung, các tế bào ung thư đã xâm lấn nhiều đến các vùng lân cận như thận, bàng quang,… Lúc này, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh, khả năng đáp ứng của mỗi bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, có thể kể đến như:
Trong trường hợp sử dụng hóa trị kết hợp xạ trị, 2 phương pháp này sẽ được thực hiện song song trong khoảng 5 tuần. Việc này sẽ nâng cao hiệu quả kiểm soát khối u tại chỗ, đồng thời giảm tỉ lệ di căn xa.
Ở giai đoạn 4, các khối đã lan rộng ra ngoài vùng chậu, xâm lấn và di căn đến các bộ phận xa hơn bàng quang, trực tràng, phổi, gan, xương,… Điều trị ung thư tử cung giai đoạn 4 tập trung chủ yếu ở điều trị triệu chứng, kiểm soát diễn tiến và cải thiện chất lượng sống. Các bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị bằng các phương pháp:
Ung thư cổ tử cung là bệnh vô cùng nguy hiểm và việc điều trị bệnh là cả một quá trình lâu dài và khó khăn. Do đó, việc chăm sóc đúng cách sẽ là yếu tố quyết định giúp bệnh nhân ung thư cổ tử cung có tâm lý thoải mái, loại bỏ những lo lắng, ý nghĩ tiêu cực để vượt qua nỗi đau bệnh tật:
Hầu hết quá trình phẫu thuật, xạ trị (mỗi liệu trình thường từ 5–8 tuần) và hóa trị cho người bệnh ung thư cổ tử cung đều được thực hiện tại bệnh viện dưới sự kiểm soát của các bác sĩ và nhân viên y tế. Lúc này, người nhà cần tìm hiểu chăm sóc sau phẫu thuật, chăm sóc khi xạ trị, hóa trị và trao đổi với bác sĩ nếu thấy người bệnh xuất hiện bất kỳ triệu chứng hay vấn đề sức khỏe nào. Các bác sĩ cũng sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát các tác dụng phụ trong điều trị cụ thể và hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân.
Sau khi bị ung thư cổ tử cung, người bệnh không cần phải kiêng quan hệ tình dục vợ chồng nhưng chỉ nên quan hệ từ 6-8 tuần sau khi được phẫu thuật nếu muốn. Khi quan hệ nên nhẹ nhàng, tránh gây khó chịu, tổn thương cho người bệnh.
Việc phát hiện, điều trị ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt rất cần thiết, bởi đem lại hiệu quả điều trị tối đa, giữ thiên chức làm mẹ và chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Phụ nữ nên chủ động chủng ngừa vắc xin sớm, quan tâm đến những biểu hiện bất thường, theo dõi chặt chẽ sức khỏe, thường xuyên thăm khám phụ khoa để không phải lo lắng về căn bệnh nguy hiểm này.
Tiêm vắc xin ngừa virus HPV là phương pháp hiệu quả, an toàn và tiết kiệm phòng ung thư cổ tử cung và một số bệnh lây...
Xem ThêmUng thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, mụn cóc sinh dục, các tổn thương tiền ung thư...
Xem ThêmĐến tháng có tiêm HPV được không? Là thắc mắc của rất nhiều phụ nữ khi có ý định tiêm vắc xin phòng virus HPV - nguyên...
Xem ThêmUng thư cổ tử cung di căn được xem là giai đoạn muộn của bệnh. Việc điều trị lúc này vô cùng khó khăn, tốn kém và...
Xem ThêmTiêm vắc xin HPV có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Tiêm HPV có bị chậm kinh không? Là các vấn đề được nhiều phụ nữ quan...
Xem ThêmViệc tiêm chủng rất cần thực hiện theo nguyên tắc đúng lịch, đủ mũi để phát huy tốt nhất hiệu quả bảo vệ của vắc xin. Vậy...
Xem Thêm