Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Nhiễm trùng uốn ván ngăn chặn sự giải phóng các chất ức chế dẫn truyền thần kinh, dẫn đến các triệu chứng chung là cứng cơ và co thắt không liên tục, co giật và sự mất ổn định tự chủ có thể xảy ra. Tỉ lệ tử vong liên quan đến bệnh này là từ 15 đến 60% ở người lớn không được điều trị và từ 80-90% ở trẻ sơ sinh thậm chí khi được điều trị (1). Vậy, uốn ván có chữa được không? Có thể hồi phục sau bao lâu và phòng ngừa như thế nào?
Bệnh uốn ván là bệnh lý ảnh hưởng đến hệ thần kinh vô cùng nghiêm trọng, với tên gọi phổ biến trong dân gian là bệnh phong đòn gánh. Bệnh gây ra tình trạng cứng và tê liệt ở một số mô cơ do vi khuẩn sinh độc tố có tên gọi là Clostridium tetani xâm nhập vào cơ thể, dùng độc tố làm tổn thương hệ thần kinh nghiêm trọng.
Bệnh uốn ván có thể xảy ra ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch. Vì vi khuẩn Clostridium tetani xuất hiện ở khắp mọi nơi trong môi trường sống, đặc biệt là những vị trí kém vệ sinh như cống rãnh, đất cát, phân gia cầm và gia súc hoặc thậm chí là những dụng cụ y tế không được tiệt trùng sạch sẽ, đúng cách trong quá trình phẫu thuật.
Triệu chứng của bệnh bao gồm sự co thắt cơ, đặc biệt là cơ hàm và cổ. Bệnh uốn ván có rất nhiều dạng khác nhau được phân thành 2 nhóm chính là uốn ván toàn thân và uốn ván cục bộ. Uốn ván toàn thân dẫn đến tê liệt cơ trên toàn bộ cơ thể, trong khi đó uốn ván cục bộ chỉ ảnh hưởng đến một số nhóm cơ cụ thể.
CÓ THỂ. Bị nhiễm trùng uốn ván có thể chữa được khi được phát hiện và điều trị đúng cách trong giai đoạn sớm, bệnh chưa có bất kỳ dấu hiệu nào rõ rệt hoặc thậm chí là không có triệu chứng, bởi lúc này virus uốn ván chưa được phát triển, chưa sinh độc gây hại vào cơ thể.
Ngược lại, nếu bệnh uốn ván không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, người bệnh sẽ phải đối mặt với với các triệu chứng điển hình như: Cơ bị co thắt, co giật, suy hô hấp, da tái nhợt, mồ hôi nhiều và cơ thể bị uốn cong hoặc nghiêng sang một bên. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như cơ bị rách hoặc đứt, xương gãy, thanh quản và cơ hoành cứng, khiến người bệnh có nguy cơ tử vong do ngạt khí. Bên cạnh đó, biến chứng suy hô hấp, viêm phổi và các rối loạn nhịp tim cũng có thể xuất hiện và khiến bệnh nhân gặp nguy hiểm.
Bệnh nhân điều trị bệnh uốn ván cần phải được chăm sóc trong môi trường yên tĩnh và hạn chế tác động, kích thích đối với cơ thể, điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình chữa trị. Ngoài ra, việc kiểm soát các triệu chứng như co giật, cứng cơ hoặc rối loạn thần kinh là ưu tiên hàng đầu của các bác sĩ.
Việc điều trị bệnh uốn ván sẽ được bác sĩ thực hiện bằng cách giải độc và loại trừ các độc tố cũng như điều trị các cơn co giật cơ:
Quá trình điều trị bệnh uốn ván có thể kéo dài trừ 2-3 tháng tùy thuộc vào từng trường hợp nhất định. Trung bình, thời gian để bệnh nhân uốn ván phục hồi hoàn toàn và trở nên khỏe mạnh có thể lên tới 4 tháng. Vì thế, cần phải nghiêm túc thực hiện và tuân thủ các chỉ định, hướng dẫn y tế của bác sĩ và chuyên gia để hiệu quả điều trị được đảm bảo ở mức tối đa, thời gian điều trị được rút ngắn
Phương pháp phòng bệnh uốn ván hiệu quả – tiết kiệm – đơn giản nhất hiện nay là tiêm chủng vắc xin phòng bệnh uốn ván để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc phải căn bệnh đáng sợ này và các biến chứng nguy hiểm kéo dài.
Hiện nay, tại hàng trăm Trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc có đầy đủ các loại vắc xin phòng uốn ván từ huyết thanh, vắc xin đơn lẻ đến vắc xin phối hợp với số lượng lớn, được bảo quản trong kho lạnh hiện đại, quy mô lớn, đạt chuẩn GSP Quốc tế, đảm bảo bảo quản vắc xin chất lượng, hiệu quả và an toàn. VNVC có chính sách bình ổn giá giá cả hợp lý, nhiều ưu đãi hỗ trợ cho người dân sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh cho trẻ em và người lớn, nhất là phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
ThS.BS Ngô Thị Kim Phượng, Quản lý Y khoa KV Miền Trung Tây Nguyên, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC lưu ý: “Khi có vết thương hở, cần ngay lập tức rửa sạch vết thương bằng nước sạch và khử trùng để phòng tránh nhiễm trùng. Nếu không chắc chắn về việc đã được tiêm vắc xin hoặc không, cần đến bác sĩ ngay khi gặp phải những vết thương nghiêm trọng. Không nên tự ý điều trị tại nhà nếu xuất hiện các dấu hiệu co cơ, cứng miệng, co giật và cần đưa nạn nhân đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.” |
Hiện nay, bằng công nghệ chế tạo vắc xin thế hệ mới vô cùng hiện hiện đại, chi phí để tiêm các mũi vắc xin phòng uốn ván đã rất thấp và hiệu quả bảo vệ của vắc xin cũng rất cao. Vì thế, thay vì hỏi uốn ván có chữa được không thì nên chủ động phòng ngừa bệnh cho chính bản thân và mọi người xung quanh bằng vắc xin.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vào những năm cuối của thế kỷ 20, trung bình mỗi năm có khoảng 500.000 trẻ bị chết vì...
Xem ThêmUốn ván là căn bệnh do một loại độc tố mạnh là tetanospasmin gây ra, vô cùng nguy hiểm hiện nay. Bất kỳ đối tượng nào cũng...
Xem ThêmUốn ván tiêm mấy mũi là thắc mắc của nhiều người khi có dự định tiêm vắc xin phòng bệnh bởi đây là bệnh nhiễm trùng cấp...
Xem ThêmTiêm phòng uốn ván là phương pháp phòng ngừa đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm nhất để bảo vệ sức khỏe mỗi người, ngăn ngừa những...
Xem ThêmUốn ván là bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng việc...
Xem ThêmUốn ván là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhiều nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ,...
Xem Thêm