Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Sốt xuất huyết ngày thứ 8 là thời điểm người bệnh đang tiến đến giai đoạn phục hồi, các triệu chứng bất lợi thuyên giảm nhanh chóng, thể trạng trở nên tốt hơn, cơ thể khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, ngày thứ 8 bệnh vẫn tiềm ẩn những nguy cơ bệnh chuyển biến theo hướng xấu đi, gây ra các biến chứng nặng nề. Vì thế, vẫn cần theo dõi sát sao và chăm sóc người bệnh cẩn thận trong giai đoạn này để người bệnh sớm bình phục và khỏi bệnh hoàn toàn.
Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là do virus Dengue, vật trung gian lây truyền là muỗi vằn Aedes mang bệnh lây từ người mắc bệnh sang người khỏe mạnh. Muỗi vằn Aedes có thể mang 1 trong 4 loại virus với kháng nguyên khác nhau của virus Dengue, bao gồm: DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4.
Sốt xuất huyết không lây trực tiếp từ người sang người trừ trường hợp lây từ thai phụ sang thai nhi. Các triệu chứng thường nhẹ với lần nhiễm đầu tiên, nhưng nếu bị tái nhiễm với một chủng virus Dengue khác, nguy cơ biến chứng nghiêm trọng của người bệnh sẽ tăng lên.
Virus Dengue thường được lưu hành phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, bao gồm Trung và Nam Mỹ, Châu Phi, một phần Châu Á và Quần đảo Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, sốt xuất huyết có thể lưu hành quanh năm, phát triển mạnh vào mùa mưa với các ca mắc sốt xuất huyết gia tăng liên tục; sốt xuất huyết có thể gây bệnh trên mọi đối tượng, cả trẻ em và người lớn.
Trước khi phát bệnh, sốt xuất huyết sẽ có từ 4 đến 7 ngày, hoặc thậm chí là 14 ngày để ủ bệnh. Thời gian ủ bệnh dài hay ngắn sẽ phụ thuộc nhiều vào tình trạng cơ địa, khả năng phản ứng của hệ miễn dịch và mức độ tấn công của chủng virus lây nhiễm, tuổi tác người bệnh,… Ở thời kỳ ủ bệnh, cơ thể người nhiễm virus sẽ liên tục sản sinh ra các kháng thể chống lại sự tấn công của virus Dengue. Cho đến khi cơ thể không đủ sức chống trả lại những sự tấn công trên, dấu hiệu của bệnh sẽ xuất hiện. Trong khoảng thời gian này, người bệnh sẽ không xuất hiện các triệu chứng bất thường nào, hoặc có nhưng không rõ ràng, khó có thể xác định được bệnh.
Sau thời kỳ ủ bệnh, nếu cơ thể không đủ sức chống trả lại sự tấn công của virus và đào thải chúng, bệnh nhân sốt xuất huyết sẽ tiến vào thời kỳ phát bệnh với 3 giai đoạn chính, gồm:
Ở giai đoạn này, người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bất thường, điển hình là sốt, thậm chí sốt cao lên đến 41 độ C. Giai đoạn này kéo dài trong 2 đến 7 ngày với những triệu chứng không điển hình, thường bị nhầm lẫn với những bệnh cảm cúm thông thường như: mệt mỏi, khó chịu, đau đầu dữ dội, đau sau hốc mắt, phát ban, tiêu chảy, da xung huyết,…
Đây là giai đoạn diễn ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi người bệnh bắt đầu sốt. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể sẽ dần có biểu hiện hạ sốt thậm chí hết sốt hoàn toàn nhưng không đồng nghĩa với việc người bệnh đang phục hồi hay sắp khỏi bệnh mà cho biết người bệnh sắp phải đối mặt với các triệu chứng nghiêm trọng như chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu, phân lẫn máu hoặc hắc ín, xuất huyết dưới da, xuất huyết nội tạng, xuất huyết tiêu hóa, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng phổi,… thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.
Đây là giai đoạn diễn ra sau khi giai đoạn nghiêm trọng kết thúc từ 1 đến 2 ngày. Ở giai đoạn này, người bệnh hạ sốt nhanh chóng, thể trạng cải thiện thấy rõ, lấy lại cảm giác thèm ăn và lợi tiểu, huyết áp ổn định.
Xem thêm: Các giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết
Ở ngày thứ 8 của bệnh sốt xuất huyết người bệnh vẫn chưa khỏi hẳn. Như trên đã đề cập, giai đoạn nghiêm trọng của sốt xuất huyết diễn ra từ ngày 3 đến ngày 7 sau khi thời kỳ ủ bệnh kết thúc. Vì thế, sốt xuất huyết ngày thứ 8 có thể người bệnh sẽ bước vào giai đoạn hồi phục, các triệu chứng nghiêm trọng bắt đầu giảm thiểu mức độ nguy hiểm, cơ thể trở nên ổn định hơn. Đây là thời điểm báo hiệu người bệnh có thể sắp khỏi bệnh nhưng chưa hoàn toàn khỏi hẳn, vẫn cần được theo dõi và chăm sóc cẩn thận để nhanh chóng tiến đến giai đoạn bình phục hoàn toàn, tránh gặp những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Ở ngày thứ 8 của sốt xuất huyết, người bệnh sẽ nhanh chóng bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu chủ quan, mất cảnh giác trong quá trình theo dõi và chăm sóc người bệnh, có thể tiềm ẩn nguy cơ bệnh chuyển biến nặng hơn như:
Biến chứng này diễn ra do chỉ số tiểu cầu trong máu của bệnh nhân bị giảm xuống thấp, khiến cục máu đông không được hình thành ở thành mạch, làm cho máu chảy nhiều và liên tục, dẫn đến tình trạng tăng áp lực mạch máu, nhất là ở mạch phổi, khiến phổi bị phù.
Khi bệnh sốt xuất huyết chuyển biến xấu vào ngày thứ 8 và dẫn đến phù phổi, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình như: môi và các đầu chi tím tái, nhợt nhạt; vã mồ hôi nhiều, liên tục; thở gấp, khó thở hoặc thậm chí phải ngồi dậy để thở; tĩnh mạch nổi rõ trên cổ, thất trái nghe rõ nhịp ngựa phi;… Trong nhiều trường hợp không kịp thời chữa trị khiến bệnh tình kéo dài, bệnh nhân sốt xuất huyết bị phù phổi sẽ có thể bị tụt huyết áp đột ngột (sốc huyết áp (1)), rối loạn ý thức (2), tâm thức hoảng loạn,…
Biến chứng này xuất hiện khi trong giai đoạn nghiêm trọng, bệnh nhân sốt xuất huyết bị tràn dịch màng phổi, khiến cho lượng dịch tăng nhanh, dẫn đến bệnh/ hội chứng suy hô hấp. Lúc này, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở, cảm thấy không đủ không khí để thực hiện hô hấp; cơ thể mệt mỏi trầm trọng, những vận động đơn giản nhất cũng khó có thể thực hiện; luôn trong trạng thái lơ mơ, buồn ngủ; mô và các đầu chi xanh xao, nhợt nhạt. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển biến xấu hơn, làm suy giảm thị lực, lú lẫn, đau đầu dữ dội, nhịp tim gấp gáp, thở hổn hển,…
Ngoài ra, còn nhiều các biến chứng nguy hiểm khác mà bệnh nhân sốt xuất huyết ở ngày thứ 8 có thể gặp phải. Do đó, dù là người bệnh đang có dấu hiệu phục hồi, sớm trở về trạng thái ổn định nhưng vẫn cần chú ý theo dõi và chăm sóc chu đáo, giảm thiểu tối đa nguy cơ bệnh sốt xuất huyết chuyển biến theo chiều hướng xấu đi.
Để giúp người bệnh nhanh chóng bình phục, sớm trở về với trạng thái sức khỏe ổn định hoàn toàn, cần có những phương pháp chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết đúng cách và hiệu quả:
Sốt xuất huyết ngày thứ 8 báo hiệu cho việc người bệnh đã vượt qua giai đoạn nghiêm trọng, tiến đến giai đoạn phục hồi nhưng không có nghĩa là an toàn. Đây là giai đoạn quyết định đến thời gian và khả năng phục hồi của bệnh nhân, cần phải duy trì việc theo dõi và chăm sóc người bệnh kỹ lưỡng, giúp người bệnh nhân chóng khỏi bệnh hoàn toàn và phục hồi sức khỏe, tránh tình trạng người bệnh đối mặt với các biến chứng bất lợi như suy hô hấp, phù phổi,…
Hiện nay, vắc xin sốt xuất huyết là giải pháp có thể phòng ngừa bệnh và đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết...
Xem ThêmSốt xuất huyết bị ngứa là triệu chứng bình thường cho thấy người bệnh đang trong giai đoạn hồi phục. Vậy, người bệnh sốt xuất huyết bị...
Xem ThêmHiện nay vẫn chưa có bất kỳ phương pháp hay loại thuốc nào điều trị đặc hiệu sốt xuất huyết, các phương pháp hiện nay hầu hết...
Xem ThêmNhiều ý kiến cho rằng sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ là tình trạng báo hiệu cho việc bệnh nhân đang phục hồi và sắp khỏi bệnh,...
Xem ThêmPhát ban sốt xuất huyết là một triệu chứng của trường hợp mắc sốt xuất huyết thường xảy ra ở ngày thứ 7, dấu hiệu cho thấy...
Xem ThêmSốt xuất huyết tại Việt Nam là một bệnh thường gặp, lưu hành quanh năm, nhất là vào thời điểm bước vào mùa mưa, khí hậu nồm...
Xem Thêm