Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Người bị sốt xuất huyết thường có triệu chứng của bệnh như sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, đau răng, đau khớp và ban đỏ lên da. Bên cạnh đó, người bệnh sốt xuất huyết cũng có xu hướng ra mồ hôi nhiều hơn bình thường. Vậy sốt xuất huyết ra mồ hôi nhiều có sao không? Có ảnh hưởng gì đến tình trạng sức khỏe của người bệnh hay không? Cần phải làm gì khi đổ mồ hôi nhiều?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm virus cấp tính lây lan bởi tác nhân lây truyền là muỗi. Sốt xuất huyết gây ra bởi virus Dengue thuộc chi Flaviviridae, lây truyền qua muỗi cái Aedes Aegypti với 4 chủng virus DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4.
Trước đây, sốt xuất huyết được xem là bệnh lý hiếm gặp và tương đối lành tính. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện rầm rộ thành dịch và chùm ca bệnh lây lan nhanh chóng và nguy hiểm hơn, ca tử vong vì sốt xuất huyết luôn tăng cao qua mỗi năm. Theo WHO, hiện nay gần một nửa dân số thế giới đang có nguy cơ bị nhiễm sốt xuất huyết và bệnh cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra các biến chứng nặng nề, nguy hiểm và tử vong ở trẻ em.
Sau thời gian ủ bệnh trung bình từ 4 đến 10 ngày, 3 giai đoạn sốt xuất huyết diễn tiến như sau:
Sốt xuất huyết ra nhiều mồ hôi tại giai đoạn nghiêm trọng của bệnh. Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ có cải thiện trên lâm sàng như hạ sốt nhưng đây không phải là dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh lý đang cải thiện mà cho biết bệnh đang bước vào thời kỳ quan trọng, nguy hiểm. Trong giai đoạn nghiêm trọng, người bệnh sẽ cảm thấy buồn ngủ, lơ mơ tay chân lạnh toát, chảy máu mũi, đi tiểu và nôn ra máu, đau tức hạ sườn phải,… Đặc biệt, người bệnh còn xuất hiện triệu chứng toàn thân vã mồ hôi lạnh nhiều và liên tục do cơ thể vẫn đang trong quá trình chống lại virus, virus chưa hoàn toàn bị tiêu diệt và đào thải ra khỏi cơ thể.
CÓ, thậm chí tình trạng sốt xuất huyết ra nhiều mồ hôi là rất nguy hiểm. Như trên đã đề cập, bệnh nhân sốt xuất huyết ra nhiều mồ hôi khi đang ở trong giai đoạn nghiêm trọng. Đây là giai đoạn vô cùng nguy hiểm trong quá trình diễn biến của bệnh sốt xuất huyết. Ở giai đoạn nghiêm trọng, cơ thể người bệnh bị tăng tính thấm ở thành mạch, khiến cho huyết tương thẩm thấu qua thành mạch, thoát ra khỏi lòng mạch, gây ra các triệu chứng đặc trưng như vã nhiều mồ hôi liên tục, tay chân lạnh ẩm, xuất huyết nội tạng, xuất huyết dưới da, huyết áp tụt, thậm chí tụt giảm đột ngột gây sốc,…
Do đó, khi bệnh nhân vừa kết thúc giai đoạn sốt, dấu hiệu sốt giảm dần hoặc đã hết sốt hẳn nhưng lại xuất hiện triệu chứng cơ thể ra mồ hôi nhiều, tuyệt đối không được chủ quan. Cần phải đặc biệt chú ý quá trình chăm sóc người bệnh kết hợp song song với việc theo dõi diễn biến bệnh lý, quan sát các triệu chứng thoát huyết tương khác của bệnh nhân để kịp thời đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất lợi, phòng ngừa nguy cơ bệnh nhân rơi vào tình trạng sốc, dẫn đến tử vong.
Do đổ mồ hôi quá nhiều và quá trình thoát nước diễn ra mạnh mẽ bên trong cơ thể khi bị sốt xuất huyết dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng. Vì vậy, người mắc sốt xuất huyết rất cần uống nước và các chất lỏng có lợi khác thường xuyên để giữ cho cơ thể đủ nước. Mất nước nhanh và nhiều do triệu chứng đổ mồ hôi ở giai đoạn nghiêm trọng có thể dẫn đến đau đầu dữ dội và chuột rút ở cơ. Giữ cho cơ đủ nước có thể giúp người bệnh đào thải các chất độc từ bên trong, đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh.
Bên cạnh nước lọc, người bệnh cũng được khuyến cáo nên uống nước cam trong thời gian sốt xuất huyết vì nước cam là loại nước giàu chất oxy hóa và chứa hàm lượng vitamin cao. Đây là những hoạt chất giúp cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể và tăng cường tiểu tiện, giúp đẩy chất độc ra khỏi cơ thể qua đường tiểu. Nước cam chứa nhiều Vitamin C giúp người bệnh thoải mái, dễ chịu hơn và tăng cường khả năng chống lại sự gây hại của virus Dengue trong thời gian bị sốt xuất huyết. Ngoài ra, các loại nước uống điện giải, nước dừa, nước ép trái cây khác như chuối, chanh, bưởi, kiwi,… cũng đem lại nhiều hiệu quả trong giai đoạn nghiêm trọng của bệnh.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho người bệnh bằng cách bổ sung nhiều đạm, vitamin, khoáng chất, protein và chất béo cần thiết, không tiếp nạp những thực phẩm chế biến sẵn, cay nóng và nhiều dầu mỡ vì có thể sẽ làm cho tình trạng xuất huyết và thoát huyết tương trở nên trầm trọng hơn.
Nên cho người bệnh mặc đồ mỏng, rộng, thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tối ưu nhằm hỗ trợ hạ nhiệt cho cơ thể, giúp cơ thể người bệnh mát mẻ hơn và hạn chế tối đa tình trạng bết dính khó chịu.
Duy trì một môi trường chăm sóc bệnh nhân sạch sẽ và hợp vệ sinh. Ngăn chặn mọi nguồn cơ có thể khiến muỗi đốt từ người bệnh sang người khỏe mạnh bằng cách sử dụng thuốc/ kem chống muỗi, cho người bệnh ngủ màn, mặc quần áo tay dài, đảm bảo không có nước đọng ở bất kỳ khu vực nào trong và xung quanh nhà vì muỗi sinh sản trong nước tù đọng.
Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ nhiều nhất có thể để hạn chế tối đa sự hoạt động của tuyến mồ hôi, giảm thiểu được tình trạng thoát dịch, giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.
Khi bị sốt xuất huyết, nhất là trong giai đoạn nghiêm trọng, bệnh nhân thường có cải thiện về nhiệt độ cơ thể và hạ sốt nhanh chóng, xuất hiện triệu chứng đổ nhiều mồ hôi kèm các cơn rét run. Lúc này, các thành mạch trong cơ thể người bệnh bị giãn nở tối đa, nếu sử dụng quạt làm mát có thể gây ra tình trạng co mạch ngoài da, từ đó gây ra các biến chứng nguy hiểm như liệt thần kinh mặt, tê liệt, ảnh hưởng trầm trọng đến các dây thần kinh ngoại vi, thậm chí dẫn đến tử vong.
Các triệu chứng của sốt xuất huyết thường bị nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm thông thường như đau nhức các cơ, chán ăn, mệt mỏi, khó chịu,… nên nhiều người thường áp dụng các phương pháp hạ sốt, giải cảm được lưu truyền trong dân gian như xông lá thảo dược hay các cây thuốc Nam quen thuộc. Theo khoa học, điều này là rất nguy hiểm, nhất là trong giai đoạn nghiêm trọng của bệnh sốt xuất huyết. Bởi lúc này các mạch máu bên trong cơ thể đang giãn nở tối đa, làm thành mạch tăng tính thấm, huyết tương thoát ra khỏi lòng mạch, gây ra tình trạng xuất huyết và đổ mồ hôi lạnh liên tục. Nếu người bệnh xông lá, nhiệt độ của phương pháp dân gian này sẽ khiến cho cơ thể thoát dịch nhiều hơn, mất nước trầm trọng, nguy cơ cao cơ thể sẽ bị sốc, tình trạng xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn.
Không được tắm bằng nước lạnh khi người bệnh đang bị sốt xuất huyết, nhất là trong giai đoạn nghiêm trọng của bệnh. Vì trong giai đoạn này, mạch bên trong cơ thể giãn ra, trong khi nhiệt độ nước tắm bên ngoài làm cho mạch ngoài da co lại, tình trạng xung đột bất lợi diễn ra, rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm, nguy cơ tử vong rất cao.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn nghiêm trọng, virus Dengue hoạt động mạnh mẽ, khiến chỉ số tiểu cầu trong máu bị giảm mạnh, trong quá trình tắm có thể sẽ bất cẩn kỳ cọ mạnh tay, dễ khiến diễn ra tình trạng xuất huyết trong cơ hoặc xuất huyết dưới da, đe dọa trầm trọng đến sức khỏe bệnh nhân.
Sốt xuất huyết ra mồ hôi nhiều có sao không? CÓ. Triệu chứng này không trực tiếp gây ra những biến chứng hay tình trạng nguy hiểm nhưng là biểu hiện báo hiệu cho diễn biến sốt xuất huyết đang tiến vào giai đoạn nguy hiểm, người bệnh cần được chăm sóc cẩn thận và kỹ lưỡng, cần được tiếp nhận sự chăm sóc và điều trị kịp thời của các bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường xảy ra.
Hiện nay, vắc xin sốt xuất huyết là giải pháp có thể phòng ngừa bệnh và đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết...
Xem ThêmSốt xuất huyết bị ngứa là triệu chứng bình thường cho thấy người bệnh đang trong giai đoạn hồi phục. Vậy, người bệnh sốt xuất huyết bị...
Xem ThêmHiện nay vẫn chưa có bất kỳ phương pháp hay loại thuốc nào điều trị đặc hiệu sốt xuất huyết, các phương pháp hiện nay hầu hết...
Xem ThêmNhiều ý kiến cho rằng sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ là tình trạng báo hiệu cho việc bệnh nhân đang phục hồi và sắp khỏi bệnh,...
Xem ThêmPhát ban sốt xuất huyết là một triệu chứng của trường hợp mắc sốt xuất huyết thường xảy ra ở ngày thứ 7, dấu hiệu cho thấy...
Xem ThêmSốt xuất huyết tại Việt Nam là một bệnh thường gặp, lưu hành quanh năm, nhất là vào thời điểm bước vào mùa mưa, khí hậu nồm...
Xem Thêm