Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết có triệu chứng ho trong quá trình điều trị. Không ít người lo lắng về việc sốt xuất huyết có ho không, hay đây là một dấu hiệu cảnh báo của bệnh khác.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus Dengue, bùng phát theo mùa. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh khả năng gây biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh.
Muỗi vằn cái Aedes aegypti sẽ là vật trung gian lây truyền bệnh, muỗi sẽ hút máu người mang virus sốt xuất huyết, sau đó ủ bệnh từ 10 đến 12 ngày trong cơ thể của muỗi. Trong thời gian mang mầm bệnh, nếu muỗi đốt người khỏe mạnh sẽ truyền virus sang cho họ. Sau khi bị muỗi đốt, người sẽ ủ bệnh trong vòng 3 -12 ngày. Tùy thuộc vào mức độ và giai đoạn bệnh, mỗi người sẽ có triệu chứng bệnh khác nhau.
Hầu hết những trường hợp mắc sốt xuất huyết đều có các triệu chứng điển hình như: sốt cao, đi kèm nhức đầu, phát ban, buồn nôn, đau khóe mắt,… Triệu chứng thường xuất hiện từ 4-7 ngày sau khi nhiễm bệnh và kéo dài từ 2-7 ngày.
Khi tiến triển thành sốt xuất huyết thể nặng, giai đoạn nguy kịch sẽ diễn ra từ ngày thứ3 đến ngày thứ 7 ngày tính từ khi triệu chứng đầu tiên của bệnh xuất hiện. Lúc này, thân nhiệt của bệnh nhân giảm, cơn sốt lui dần. Người thân không nên chủ quan, cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt lưu ý các dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết trở nặng như:
Khi nghi ngờ sốt xuất huyết trở nặng, người bệnh cần được nhanh chóng đưa tới phòng cấp cứu hoặc cơ sở y tế gần nhất để tránh nguy cơ tổn thương tạng nặng, chảy máu nặng, thoát huyết tương dẫn đến sốc, tích tụ dịch dẫn đến suy hô hấp.
Sốt xuất huyết có nhiều triệu chứng tương tự các bệnh lý viêm đường hô hấp khác khiến người bệnh dễ nhầm lẫn như: sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi,… Trong đó, ho cũng là một triệu chứng cho thấy có thể bệnh đã bước vào giai đoạn trầm trọng.
Có nhiều cơ chế khác nhau khiến người bệnh sốt xuất huyết bị ho, có thể kể đến như:
Vào giai đoạn hồi phục của bệnh sốt xuất huyết, dịch từ các khoảng gian bào được tái hấp thu vào trong lòng mạch. Sự tái hấp thu xảy ra tại các mô vùng hầu họng của đường hô hấp, do đó bệnh nhân thường có cảm giác ngứa cổ, kích thích vùng hầu họng, từ đó xuất hiện triệu chứng ho. Ho do tái hấp thu dịch trong giai đoạn hồi phục, thường là ho khan.
Khi bị bệnh sốt xuất huyết, dịch từ huyết tương thoát ra các khoang ngoại bào của cơ thể, trong đó có cả khoang màng phổi. Tràn dịch màng phổi có thể khiến lá thành và lá tạng màng phổi bị kích thích dẫn đến triệu chứng ho. Cũng như ho do kích thích vùng hầu họng, ho do tràn dịch màng phổi cũng là ho khan, ho có đờm hoặc lẫn máu, ho tăng lên khi thay đổi tư thế, vận động và ho sẽ ngày càng nặng theo các triệu chứng của giai đoạn nguy hiểm.
Phù phổi cấp là hiện tượng dịch thoát quá nhanh vào lòng các phế nang, khiến phế nang ngập nước. Do đó, phù phổi cấp còn được gọi là hiện tượng “chết đuối trên cạn”. Phù phổi cấp không chỉ đơn giản là gây ra những cơn ho đột ngột, có đờm, mà còn là một biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết, có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân sốt xuất huyết có thể gặp biến chứng viêm phổi. Tỷ lệ mắc viêm phổi tăng lên ở những bệnh nhân nặng, bệnh nhân phải điều trị dài ngày ở các khoa hồi sức tích cực. Viêm phổi khiến người bệnh có biểu hiện ho, khạc đờm.
Theo các chuyên gia y tế, việc điều trị ho ở người bệnh sốt xuất huyết còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây triệu chứng này là gì. Trong đa số các trường hợp, bệnh nhân sốt xuất huyết chỉ ho khan do tăng tái hấp thu dịch gây ngứa, kích thích vùng hầu họng, hoặc tràn dịch màng phổi. Lúc này, ho được xem là một triệu chứng trong quá trình diễn tiến tự nhiên của bệnh sốt xuất huyết, hoàn toàn có thể tự khỏi khi sốt xuất huyết thoái lui mà không cần điều trị.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, người bệnh ho dữ dội, gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt. Lúc này, các loại thuốc kháng histamin H1 (1) thường được các bác sĩ lựa chọn để giảm ho cho bệnh nhân có triệu chứng ho khan dữ dội do ngứa họng hoặc kích thích.
Trong trường hợp người bệnh ho có đờm, tình trạng này thường nghiêm trọng hơn và cần được điều trị tích cực. Chẳng hạn như những trường hợp bệnh nhân phù phổi cấp cần hồi sức cấp cứu ngay lập tức, bởi phù phổi cấp có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị. Người bệnh hay ho do viêm phổi, cần sử dụng kháng sinh để xử lý tình trạng viêm nhiễm, tuy nhiên phải có hướng dẫn và chỉ định của các bác sĩ.
Vậy, sốt xuất huyết có ho không còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân. Để ngăn chặn nguy cơ gặp phải biến chứng nặng, dẫn đến ho, người bệnh sốt xuất huyết cần phối hợp tốt với phác đồ điều trị của bác sĩ, có chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng khoa học và cần thông báo ngay cho bác sĩ khi xuất hiệu triệu chứng nghi ngờ bệnh trở nặng.
Hiện nay, vắc xin sốt xuất huyết là giải pháp có thể phòng ngừa bệnh và đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết...
Xem ThêmSốt xuất huyết bị ngứa là triệu chứng bình thường cho thấy người bệnh đang trong giai đoạn hồi phục. Vậy, người bệnh sốt xuất huyết bị...
Xem ThêmHiện nay vẫn chưa có bất kỳ phương pháp hay loại thuốc nào điều trị đặc hiệu sốt xuất huyết, các phương pháp hiện nay hầu hết...
Xem ThêmNhiều ý kiến cho rằng sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ là tình trạng báo hiệu cho việc bệnh nhân đang phục hồi và sắp khỏi bệnh,...
Xem ThêmPhát ban sốt xuất huyết là một triệu chứng của trường hợp mắc sốt xuất huyết thường xảy ra ở ngày thứ 7, dấu hiệu cho thấy...
Xem ThêmSốt xuất huyết tại Việt Nam là một bệnh thường gặp, lưu hành quanh năm, nhất là vào thời điểm bước vào mùa mưa, khí hậu nồm...
Xem Thêm