Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Sốt xuất huyết ngày thứ 6, người bệnh bị ngứa và sốt cao thì có nguy hiểm không? Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm, dễ nhầm lẫn với bệnh cảm, sốt thông thường. Người bệnh phải trải qua 3 giai đoạn từ lúc ủ bệnh cho đến hồi phục. Vậy sốt xuất huyết ngày thứ 6 thuộc giai đoạn nào?
Khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh phải trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn khôi phục.
Sốt xuất huyết ngày thứ 6 thuộc giai đoạn nguy hiểm của bệnh. Giai đoạn này, bệnh nhân cần được theo dõi sát sao và điều trị tại bệnh viện để hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng.
Trong vài trường hợp, bệnh nhân sốt xuất huyết có thể bị ngứa với nhiều mức độ khác nhau. Người thì ngứa nhẹ, nhưng cũng có trường hợp ngứa nhiều, khó chịu đến mức khiến người bệnh không ngủ được.
Nguyên nhân ngứa khi mắc sốt xuất huyết có thể là do:
Dù cho bị ngứa do nguyên nhân gì, bệnh nhân cần theo dõi chặt chẽ các biểu hiện, thực hiện xét nghiệm máu, đánh giá men gan, tiểu cầu, để đảm bảo kiểm soát được bệnh, tránh di chứng. Thường cơn ngứa kéo dài từ 2-3 ngày, có trường hợp kéo dài 1 tuần.
Thường sốt xuất huyết ngày thứ 6, người bệnh đã có thể giảm sốt, tuy nhiên có thể phải đối mặt với một số triệu chứng nặng như:
Biến chứng nặng có thể gặp ở những bệnh nhân không có dấu hiệu thoát huyết tương hoặc không bị sốc. Người bệnh cần được chăm sóc kỹ lưỡng và theo dõi cẩn thận trong giai đoạn này, lưu ý những triệu chứng bệnh để kịp thời can thiệp.
Ở ngày thứ 6 của bệnh sốt xuất huyết, người bệnh vẫn có khả năng lây bệnh nếu bị muỗi chích và sau đó muỗi tiếp xúc, lây truyền mầm bệnh cho người khác. Bởi virus sốt xuất huyết tồn tại trong máu và gây hại trong cơ thể người, gây ra các triệu chứng từ nặng đến nhẹ trong khoảng từ 3-7 ngày. Vì thế, ngày thứ 6 của sốt xuất huyết vẫn là thời điểm thuộc giai đoạn nguy hiểm, virus vẫn tồn tại trong máu và gây ra các triệu chứng, thậm chí là các biến chứng nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ nhập viện và tử vong. Vì thế, sốt xuất huyết ngày thứ 6, bệnh nhân vẫn cần được chú ý theo dõi, chăm sóc và đặc biệt là tuyệt đối không tiếp xúc với muỗi, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây truyền trong cộng đồng.
Hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết, các phương pháp điều trị lưu hành hiện tại chủ yếu tập trung điều trị các triệu chứng bệnh.
Thuốc hạ sốt được khuyến cáo nên dùng cho bệnh nhân sốt xuất huyết là Paracetamol, đơn chất liều 10 -15mg/kg/lần, cách 4-6 liều và tổng liều không quá 60 mg/kg/24h. Tuyệt đối không cho người bệnh dùng aspirin hay ibuprofen khiến tình trạng chảy máu trở nên trầm trọng hơn.
Bệnh nhân bị sốc do sốt xuất huyết cần được bù dịch khẩn cấp để tránh nguy hiểm cho người bệnh. Có thể bù dịch bằng 2 cách:
Khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết, người thân nên lưu ý theo dõi nhiệt độ, triệu chứng của người bệnh thường xuyên; cho người bệnh ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu và chia thành nhiều bữa; uống 2 lít nước hoặc nước hoa quả mỗi ngày; cho bệnh nhân mặc quần áo thoáng mát để giúp tỏa nhiệt tốt hơn.
Ngoài ra, người thân không tự ý cho người bệnh uống thuốc không theo sự hướng dẫn của các bác sĩ, đặc biệt không uống hai loại thuốc aspirin và ibuprofen. Trong ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, nếu người bệnh có dấu hiệu bất thường như vã mồ hôi, tay chân lạnh, đau bụng, nôn, khó thở, xuất huyết,… cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị. Không tự ý truyền muối, đạm, sinh tố sau khi bệnh nhân vừa khỏi bệnh để tránh nguy cơ thừa dịch. Không nên tự ý truyền dịch tại nhà khi chưa có kiến thức sâu về bệnh sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết ngày thứ 6, bệnh nhân cần được quan tâm, chăm sóc và theo dõi kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe, tránh nguy cơ biến chứng có thể xảy ra. Hiện sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng ngừa cũng như thuốc điều trị đặc hiệu, người dân cần nâng cao ý thức chủ động phòng tránh muỗi đốt bằng cách ngủ mùng, vệ sinh nhà cửa thường xuyên,…
Hiện nay, vắc xin sốt xuất huyết là giải pháp có thể phòng ngừa bệnh và đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết...
Xem ThêmSốt xuất huyết bị ngứa là triệu chứng bình thường cho thấy người bệnh đang trong giai đoạn hồi phục. Vậy, người bệnh sốt xuất huyết bị...
Xem ThêmHiện nay vẫn chưa có bất kỳ phương pháp hay loại thuốc nào điều trị đặc hiệu sốt xuất huyết, các phương pháp hiện nay hầu hết...
Xem ThêmNhiều ý kiến cho rằng sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ là tình trạng báo hiệu cho việc bệnh nhân đang phục hồi và sắp khỏi bệnh,...
Xem ThêmPhát ban sốt xuất huyết là một triệu chứng của trường hợp mắc sốt xuất huyết thường xảy ra ở ngày thứ 7, dấu hiệu cho thấy...
Xem ThêmSốt xuất huyết tại Việt Nam là một bệnh thường gặp, lưu hành quanh năm, nhất là vào thời điểm bước vào mùa mưa, khí hậu nồm...
Xem Thêm