Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Các chuyên gia y tế đang lo ngại về “dịch kép”, do virus SARS-CoV-2 và virus cúm mùa gây ra, đặc biệt trong mùa đông tới, cúm có thể bùng phát và tấn công mạnh mẽ. Chuyên gia cảnh báo, ngoài vắc xin Covid-19 người lớn cần tiêm thêm vắc xin cúm, vậy nên chích ngừa cúm cho người lớn ở đâu uy tín?
Nghiên cứu mới nhất của Hiệp hội Vi sinh lâm sàng và Bệnh truyền nhiễm châu Âu cho thấy, người được chủng ngừa vắc xin cúm có thể được bảo vệ khỏi biến chứng nghiêm trọng, giảm tỷ lệ nhập viện và ít chăm sóc y tế khẩn cấp (ICU) do COVID-19. Vắc xin cúm bảo vệ những đối tượng dễ bị tổn thương, giảm bệnh lý nền liên quan hệ hô hấp, hạn chế tổn thương cho cơ thể nếu chẳng may mắc Covid-19.
Việt Nam là nước có số người nhiễm cúm cao, khả năng bùng phát dịch lớn, đặc biệt cúm gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu thai nhi và trẻ em. Đa số người dân còn nhầm lẫn bệnh cúm mùa với bệnh cảm thông thường.
Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp do virus cúm (Influenza virus) gây ra. Cúm được xem là “chú sói đội lốt cừu” có thể tấn công và bùng phát thành dịch bất cứ lúc nào, mặc dù vậy nhiều người vẫn đánh giá thấp nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của cúm.
Trong khi đó, bệnh cảm do khoảng 200 loại virus gây ra, trong đó nhiều nhất là rhinovirus (siêu vi ở mũi) – nguyên nhân của 40% loại cảm. Khi bị cảm, chỉ cần nghỉ ngơi, uống đủ nước, dùng thuốc hạ sốt nếu sốt trên 38 độ, súc họng nước muối ấm, ăn lỏng (cháo, súp).
Thực tế, cảm và cúm đều có những triệu chứng đầu tiên tương đối giống nhau như: Sốt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, ho, nghẹt mũi, sổ mũi. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, nếu không phát hiện bệnh kịp thời, cúm càng tiến triển nặng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng sức khỏe. Dưới đây là những hướng dẫn giúp nhận biết sớm, phân biệt cảm và cúm:
Triệu chứng | Cảm | Cúm |
Sốt | Ít khi gây sốt. Trong trường hợp gây sốt thì sốt không cao, kéo dài 1-2 ngày. | Thường gây sốt cao (đặc biệt là trẻ nhỏ) và kéo dài 2-5 ngày. |
Nhức đầu | Ít gặp | Thường gặp |
Đau nhức cơ | Nhẹ | Đau nhiều |
Mệt mỏi | Thường gặp, kéo dài khoảng 1 tuần | Thường gặp, có thể kéo dài 2-3 tuần |
Nghẹt mũi | Thường gặp | Ít gặp |
Hắt hơi | Thường gặp | Ít gặp |
Đau họng | Thường gặp, kéo dài 1-2 ngày | Ít gặp |
Khó chịu ở ngực, ho | Nhẹ – trung bình, ho khan | Thường gặp, ho rất nhiều và dai dẳng |
BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC nhấn mạnh: “Với cảm lạnh, bệnh thường kéo dài trong khoảng 1 tuần nhưng cúm dai dẳng hơn, có khả năng diễn tiến nặng hơn. Cúm thường có tốc độ lây lan nhanh và chủ yếu lây qua đường hô hấp. Chủng virus cúm rất đa dạng, một số chủng có thể gây bệnh từ nhẹ đến nặng, thậm chí thành đại dịch. Ai cũng có thể mắc cúm nhưng người lớn tuổi, trẻ nhỏ và mẹ bầu nếu mắc cúm dễ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như: viêm phổi, viêm phế quản, viêm cơ tim,… Chính vì vậy, người bệnh cần phân biệt cảm lạnh và cúm để có biện pháp điều trị tích cực ngay từ đầu tránh các biến chứng nghiêm trọng trên.”
Theo nghiên cứu, 2 chủng cúm mùa gây bệnh phổ biến hiện nay trên toàn thế giới là chủng influenza A và influenza B. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, mỗi năm có khoảng 290.000 – 650.000 người tử vong do cúm, với khoảng 10 triệu ca nhập viện liên quan đến cúm.
Lịch sử đã ghi nhận những “đại dịch cúm” làm tử vong hàng chục triệu người. Thống kê dịch tễ cho thấy, cứ khoảng 10-14 năm thì đại dịch cúm lại bùng phát một lần.
Ở phía bắc bán cầu và có khí hậu nhiệt đới như ở nước ta, virus cúm thường hoạt động mạnh mẽ vào khoảng tháng 10 đến tháng 3 hàng năm.
Dịch cúm mùa hàng năm có ảnh hưởng đến tất cả các lứa tuổi (10-20% người lớn khỏe mạnh; 20-30% trẻ em) nhưng nguy cơ bị biến chứng nặng nề hơn rơi vào nhóm trẻ dưới 2 tuổi, người già trên 65 tuổi, phụ nữ mang thai, những người mắc các bệnh nền mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)… Đặc biệt, virus cúm còn có thể phát triển rất nhanh trong cơ thể làm phá hủy tế bào gây suy đa tạng, thậm chí gây tử vong.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn nên chủ động tiêm nhắc vắc xin cúm hàng năm. Bởi vì:
Việt Nam là nước có thể xuất hiện virus cúm quanh năm với cả cúm Nam và cúm Bắc bán cầu, do đó để “đối phó” với bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân có thể tiêm vắc xin vào bất cứ thời điểm nào, đặc biệt trước 2 thời điểm đỉnh dịch cúm, gồm tháng 3-4 và tháng 10-11, sau đó tiêm nhắc lại hàng năm.
WHO và CDC Hoa Kỳ khuyến cáo, người dân cần khẩn trương và quyết liệt tiêm vắc xin cúm càng sớm càng tốt trong bối cảnh Covid-19 đang gia tăng sức ép. Trẻ em dưới 9 tuổi cần được bảo vệ bởi 2 liều cúm, mỗi liều cách nhau tối thiểu 1 tháng trước khi tiến hành tiêm nhắc lại mỗi năm một lần. Trẻ lớn trên 9 tuổi và người lớn cần tiêm vắc xin mỗi năm 1 lần. Đặc biệt, phụ nữ mang thai là đối tượng cần ưu tiên tiêm ngừa cúm. Đối với phụ nữ đang có kế hoạch mang thai, tốt nhất nên tiêm vắc xin phòng cúm trước khi có thai 3 tháng. Nếu đang có dịch cúm mà chưa kịp tiêm trước khi mang thai, vẫn có thể tiêm phòng vắc xin ngừa cúm bất hoạt vào 3 tháng giữa thai kỳ.
Bệnh cúm thường lây nhiễm qua đường hô hấp (ho, hắt hơi). Bệnh cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc với mầm bệnh như tay dính virus qua bắt tay, dùng chung các vật dụng… rồi đưa lên mắt, mũi hay miệng của mình. Vì thế, nên thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước (nhất là ở các thời điểm sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn) có thể hạn chế lây truyền cúm; mang khẩu trang để tránh lây bệnh cho người khác hoặc dùng khăn giấy (che cả miệng lẫn mũi) khi ho hay hắt hơi và bỏ giấy ngay sau khi sử dụng.
Cách tốt nhất để phòng tránh cúm là chủ động chủng ngừa cúm. Vắc xin cúm quan trọng với trẻ em và cần thiết với người lớn bởi vì:
Chích ngừa cúm cho người lớn ở đâu là câu hỏi nhận được quan tâm của rất nhiều người. Vắc xin cúm hiện nay chưa có trong chương trình mở rộng, do đó để thực hiện chủng ngừa cúm an toàn, chất lượng, trẻ em và người lớn có thể lựa chọn các Trung tâm tiêm chủng uy tín thuộc Hệ thống tiêm chủng VNVC.
VNVC luôn nỗ lực cung cấp đầy đủ các loại vắc xin cho trẻ em và người lớn, đặc biệt là các loại vắc xin cúm. Hiện VNVC đang có 4 loại vắc xin cúm: Influvac (Hà Lan), GC Flu (Hàn Quốc), Ivacflu-S (Việt Nam) và Vaxigrip Tetra (Pháp). Đặc biệt, Vaxigrip Tetra (Pháp) là vắc xin phòng cúm thế hệ mới được sản xuất bởi hãng Sanofi Pasteur (Pháp), chỉ định phòng ngừa bệnh cúm mùa do virus cúm thuộc hai chủng cúm A (H1N1, H3N2) và hai chủng cúm B (Yamagata, Victoria) cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn. Ưu điểm của vắc xin cúm tứ giá Vaxigrip Tetra có thể phòng 4 chủng virus với chỉ duy nhất 1 liều tiêm.
Với hơn 40 loại vắc xin phòng hơn 50 bệnh, VNVC là đơn vị tiêm chủng đã và đang đáp ứng nhu cầu tiêm chủng cho hàng triệu gia đình Việt Nam mỗi năm. Được đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất hiện đại “5 sao” như phòng khám, phòng thay tã, phòng pha sữa, phòng cho bé bú, khu vui chơi dành cho trẻ,… Các khu vực chức năng được thiết kế và vận hành theo đúng quy trình tiêm chủng 5 bước khoa học, gồm: phòng chờ, khám và tư vấn, tiêm và theo dõi sau tiêm. Bên cạnh đó, 100% khách hàng đến VNVC đều được khám sàng lọc trước tiêm, được tư vấn đầy đủ thông tin vắc xin và cách theo dõi, chăm sóc sức khỏe sau tiêm.
Những ưu điểm riêng có ở VNVC
Trong thời điểm dịch bệnh COVID-19, VNVC tăng cường công tác phòng chống dịch ở mức cao nhất, đảm bảo giãn cách, tuân thủ 5K+5T theo quy định của Bộ Y tế, vừa tổ chức tiêm chủng an toàn, vừa bảo vệ sức khỏe và tính mạng người dân, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh.
VNVC được trang bị cơ sở vật chất cao cấp, hiện đại, xây dựng quy trình tiêm chủng an toàn, chất lượng cao, đảm bảo cung cấp đầy đủ vắc xin với giá bình ổn kể cả khi thị trường biến động. Đăng ký tiêm vắc xin cúm hoặc tư vấn về lịch tiêm chủng, quý khách có thể liên hệ hotline 028.7102.6595, fanpage Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn – VNVC hoặc đến trực tiếp Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc để đăng ký vắc xin.
Khách hàng cũng có thể mua vắc xin hoặc các gói vắc xin bằng cách truy cập https://vax.vnvc.vn/, lựa chọn và thanh toán mua vắc xin theo nhu cầu.
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm với tốc độ lây lan nhanh chóng do virus cúm (Influenza virus) gây ra. Cúm mùa gây ra các triệu chứng...
Xem ThêmĐối với bệnh nhân mắc cúm, bên cạnh việc điều trị đúng cách, còn cần được nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng khoa học để...
Xem ThêmXét nghiệm cúm A H1N1 có thể xác định được hiện cơ thể có đang mắc virus cúm A H1N1 hay không, từ đó có thể tiến...
Xem ThêmBệnh cúm lây lan rất nhanh, biến chứng của bệnh cúm vô cùng nguy hiểm. 15 triệu người Mỹ trên khắp đất nước và 8.200 người đã...
Xem ThêmXét nghiệm cúm A sớm ngay khi có triệu chứng bệnh, có tiền sử tiếp xúc hoặc sinh sống ở vùng dịch tễ lưu hành là điều...
Xem ThêmAi cũng có thể mắc cúm mùa, đặc biệt trẻ nhỏ nếu mắc cúm sẽ đối mặt nguy cơ bội nhiễm, viêm phổi nặng, suy đa tạng,...
Xem Thêm