Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Vắc xin là hàng rào miễn dịch bảo vệ trẻ trước nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tại trường học, tạo “miễn dịch chéo không đặc hiệu” phòng Covid-19.
Chuẩn bị trở lại trường, hàng nghìn học sinh lớp 1 ở TP.HCM đang nhiễm Covid-19. Theo thông tin mới nhất của Sở GD-ĐT TP.HCM có gần 3.000 học sinh lớp 1 đang nhiễm Covid-19, gần 1.500 em đang phải cách ly, và 5.651 em đang ở tỉnh chưa về lại thành phố.
Nhiều ý kiến cho rằng học sinh lớp 9 và lớp 12 đã được tiêm vắc xin nên khá yên tâm khi thí điểm học trực tiếp, còn học sinh lớp 1 thì hết sức lo ngại vì quá nhỏ. Trước thông tin TP.HCM thí điểm cho học sinh lớp 1 quay trở lại trường trong khoảng trung tuần tháng 12, phụ huynh cần chuẩn bị những gì để trẻ lớp 1 đến trường an toàn trong bối cảnh Covid-19?
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh: “Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn đang tiếp diễn, khả năng trẻ trở thành F0 khi đến trường là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, theo dữ liệu nghiên cứu của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, trẻ em mắc bệnh Covid-19 thường nhẹ hơn người lớn. Trong khi đó, ngoài Covid-19 nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm không kém như viêm não Nhật Bản, viêm màng não, Sởi – Quai bị – Rubella…đang chực chờ tấn công trẻ trong môi trường học đường”.
Bác sĩ CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết: “Trẻ lớp 1 đi học mới tiếp xúc với môi trường xã hội, nhiều trẻ phải ăn chung, ngủ chung trong môi trường bán trú, điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để Covid-19 bùng phát, mà còn các bệnh truyền nhiễm đặc biệt là bệnh về đường hô hấp đang vào mùa. Các bệnh hô hấp thường có khả năng lây nhiễm cao, tạo thành dịch, gây khó khăn cho việc điều trị. Điển hình như đồng nhiễm cúm và Covid-19 ngay lúc này là vô cùng nguy hiểm, làm tăng nguy cơ ảnh hưởng lâu dài hơn đối với các cơ quan, hệ thống trong cơ thể, gây tổn thương phổi nhiều hơn và gây suy hô hấp nặng hơn.
Covid-19 đã đe dọa người dân trong khoảng 2 năm nay. Ảnh hưởng của đại dịch làm gián đoạn quá trình tiêm chủng, khiến nhiều trẻ em không được tiêm vắc xin hoặc tiêm vắc xin không đầy đủ. Điều này tạo nên nhiều hệ lụy, khiến kháng thể của trẻ suy giảm, nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có nguy cơ bùng phát trở lại. Tổ chức Y tế Thế giới WHO cảnh báo, khi miễn dịch của trẻ suy giảm, trẻ rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong môi trường học đường. Chỉ cần có 1 trẻ mắc bệnh, bệnh có thể bùng lên thành dịch nếu những trẻ còn lại không được tiêm phòng đầy đủ.
Chúng ta thường quan tâm quá nhiều đến dịch bệnh Covid-19, mà thiếu cảnh giác với những dịch bệnh “đến hẹn lại lên” như sởi, quai bị, rubella, viêm não Nhật Bản, cúm, bạch hầu,… Tác nhân gây bệnh đi theo 2 con đường khác nhau nên khả năng bị cùng lúc 2 bệnh là rất cao. Có những trẻ nhập viện cứ nghĩ do Covid-19 nhưng thực tế là mắc sốt xuất huyết nặng, hay bị 2-3 bệnh chồng chéo, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết.
Trẻ em với hệ miễn dịch non nớt, nếu không được bảo vệ đầy đủ bằng vắc xin rất có thể mắc cùng lúc nhiều bệnh truyền nhiễm. Đó có thể là những bệnh có vắc xin phòng ngừa như bạch hầu, ho gà, uốn ván, phế cầu, sởi, quai bị, rubella…, lẫn những bệnh chưa có vắc xin phòng ngừa như tay chân miệng, sốt xuất huyết”.
Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, trước khi trẻ đi học trở lại, ngành y tế và ngành giáo dục cần phối hợp chặt chẽ để hướng dẫn phòng bệnh cho nhà trường, tổ chức tập huấn cho ban giám hiệu, nhân viên y tế, giáo viên cách khai báo và xử lý khi phát hiện ca bệnh. Với những bệnh chưa có vắc xin như sốt xuất huyết, tay chân miệng, cần chủ động hướng dẫn phòng bệnh cho trẻ bằng cách giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, hạn chế tiếp xúc gần nhau, sắp xếp chỗ ăn ngủ đảm bảo giãn cách, đeo khẩu trang đúng cách. Với những bệnh đã có vắc xin phòng ngừa, vào đầu năm học, nhà trường cần kiểm tra sổ tiêm chủng của trẻ để xem các em đã được tiêm vắc xin chưa và hướng dẫn phụ huynh đưa trẻ đi tiêm ngừa đầy đủ.
Tiêm chủng đầy đủ ngăn các căn bệnh nguy hiểm không còn có cơ hội đe dọa sức khỏe, tính mạng của trẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ trưởng thành và phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, tiêm chủng là một lựa chọn kinh tế, với mức chi phí bỏ ra rẻ hơn rất nhiều so với chi phí phải chi trả nếu không may trẻ nhiễm bệnh. Trong trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trẻ càng cần được tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm, nhất là những loại vắc xin đã được chứng minh tác dụng quan trọng trong việc tránh đồng nhiễm và có tác dụng miễn dịch chéo không đặc hiệu, giảm nguy cơ nhập viện và diễn biến nặng do Covid-19 nếu chẳng may mắc phải.
“Khi mắc Covid-19, trẻ có thể bị những tác nhân khác tấn công khiến bệnh tăng nặng như phế cầu, cúm. Vì vậy, trong thời gian chưa được tiêm vắc xin Covid-19, cần tiêm các vắc xin phòng bệnh trên để tạo miễn dịch hỗ trợ cho cơ thể trẻ, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm”, bác sĩ Trương Hữu Khanh giải thích thêm.
Lứa tuổi chuyển tiếp từ tiền học đường lên học đường là độ tuổi rất dễ bị lãng quên tiêm chủng, gây ra ‘khoảng trống miễn dịch’. Có những nhóm bệnh cứ đến hẹn lại lên như thủy đậu, sởi – quai bị – rubella, cúm, bạch hầu; những bệnh nằm ngoài chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia như phế cầu, não mô cầu, viêm não Nhật Bản. Phụ huynh cần nhớ rằng tiêm vắc xin dưới 2 tuổi thì chỉ bảo vệ cho trẻ đến 2-3 tuổi. Khi trẻ lên lớp 1, phụ huynh nên kiểm tra xem trẻ cần tiêm nhắc vắc xin gì, mũi nào thiếu cần tiêm bù cho trẻ.
Hiện nay, tại Việt Nam có hơn 40 loại vắc xin phòng gần 50 bệnh truyền nhiễm, trong đó số vắc xin trẻ em cần tiêm là 30 loại. Các loại vắc xin trong chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia đã phòng được một số bệnh cơ bản và hay gặp. Tuy nhiên, để tạo “lá chắn miễn dịch” hiệu quả cho trẻ trước khi quay lại trường, trẻ cần được tiêm các loại vắc xin cần thiết khác như: vắc xin phòng viêm phổi, viêm tai giữa viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do phế cầu khuẩn, vắc xin phòng ho gà – bạch hầu – uốn ván, vắc xin phòng sởi – quai bị – rubella, vắc xin phòng cúm, vắc xin phòng thủy đậu,…
Các loại vắc xin trẻ lớp 1 cần được tiêm chủng bổ sung để chuẩn bị quay trở lại trường học an toàn
STT | Tên vắc xin | Phòng bệnh | Lịch tiêm |
1 | Vaxigrip Tetra (Pháp) | Cúm | Vaxigrip Tetra (Pháp) Trẻ từ 6 tháng – 9 tuổi chưa từng tiêm vắc xin cúm trước đó: Tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng. Tiêm nhắc lại 1 mũi hằng năm. |
Influvac Tetra (Hà Lan) | Influvac Tetra (Hà Lan) Trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi chưa từng tiêm vắc xin cúm trước đó:
| ||
2 | Adacel (Canada) Boostrix (Bỉ) | Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván | Tiêm 1 liều duy nhất. Tiêm nhắc lại định kỳ sau mỗi 10 năm. |
3 | Prevenar – 13 (Bỉ) | Viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết do phế cầu khuẩn | Prevenar-13 (Bỉ) Trẻ từ 2 tuổi và người lớn: Tiêm 1 liều duy nhất. |
Synflorix (Bỉ) | Synflorix (Bỉ) Trẻ từ 2 tuổi – 5 tuổi (chưa từng được tiêm vắc xin trước đó). Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm. Mũi 2: Cách mũi 1 là 2 tháng. | ||
4 | MMR-II (Mỹ) | Sởi – Quai bị – Rubella | Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 7 tuổi: Chưa từng tiêm vắc xin sởi/sởi – rubella/sởi-quai bị-rubella: Tiêm 2 mũi cách nhau 3 tháng. Đã từng tiêm sởi/sởi-rubella: Tiêm 2 liều cách nhau 3 năm hoặc mũi 2 lúc 4-6 tuổi. *Trong trường hợp có dịch, 2 liều có thể cách nhau 1 tháng. |
5 | Menactra (Mỹ) | Viêm màng não mô cầu tuýp A, C, Y, W-135 | Trẻ từ 2 tuổi và người lớn đến 55 tuổi: Tiêm 1 liều duy nhất. |
6 | VA – Mengoc – BC (Cuba) | Viêm màng não mô cầu tuýp B, C | Lịch tiêm cho trẻ học đường 2 mũi: Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên. Mũi 2: Cách mũi 1 khoảng 6-8 tuần. |
7 | Imojev (Thái Lan) | Viêm não Nhật Bản | Imojev (Thái Lan) Trẻ từ 9 tháng tuổi – 18 tuổi (chưa tiêm vắc xin Jevax lần nào): Mũi 1: Mũi tiêm đầu tiên. Mũi 2: Cách 1 năm sau mũi 1. |
Jevax (Việt Nam) | Jevax (Việt Nam) Lịch tiêm 3 mũi cơ bản: Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên. Mũi 2: Sau mũi 1 khoảng 2 tuần. Mũi 3: Cách 1 năm sau mũi 2. Sau 3 năm tiêm nhắc lại 1 liều để duy trì miễn dịch cho đến năm 15 tuổi hoặc tiêm nhắc lại trước khi có dịch viêm não xảy ra. | ||
8 | Varivax (Mỹ), Varicella (Hàn Quốc) | Thủy đậu | Varivax (Mỹ), Varicella (Hàn Quốc) Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên. Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 3 tháng. |
Varilrix (Bỉ) | Varilrix (Bỉ) Trẻ em từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi: Mũi 1: Mũi tiêm đầu tiên. Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 3 tháng. | ||
9 | Twinrix (Bỉ) | Viêm gan A, B | Lịch tiêm cho trẻ học đường gồm 2 mũi: Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm. Mũi 2: Sau mũi 1 là 6-12 tháng. |
10 | mORCVAX (Việt Nam) | Tả | Lịch uống cho trẻ học đường gồm 2 liều: Liều 1: Lần đầu tiên uống. Liều 2: Cách liều 1 tối thiểu 2 tuần (14 ngày). Lịch nhắc lại: Uống nhắc sau lịch uống cơ bản 2 năm hoặc trước mỗi mùa dịch. |
11 | Typhim VI (Pháp) Typhoid VI (Việt Nam) | Thương hàn | Tiêm 1 liều duy nhất và tiêm nhắc lại mỗi 3 năm nếu có nguy cơ. |
12 | Verorab (Pháp) Abhayrab (Ấn Độ) | Dại | Trước phơi nhiễm: Tiêm dự phòng 3 liều vào các ngày 0, 7, 28. Sau khi phơi nhiễm: Tùy theo tình trạng con vật cắn, bác sĩ sẽ chỉ định số mũi vắc xin cần tiêm và/hoặc phối hợp tiêm cùng huyết thanh kháng dại. |
13 | Stamaril (Pháp) | Sốt vàng | Tiêm 1 liều khi đi du lịch đến những vùng có nguy cơ cao. |
14 | Tetraxim (Pháp) | Bại liệt | Trẻ trước khi trở lại trường cần tiêm nhắc vắc xin phối hợp có thành phần phòng Bại liệt. Lịch tiêm gồm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 từ 1 – 2 tháng. |
Vắc xin là vũ khí hiệu quả nhất để phòng chống các bệnh truyền nhiễm. Miễn dịch cộng đồng không phải là chờ đứa trẻ bị bệnh tự khỏi để có miễn dịch mà cần phải sử dụng giá trị của vắc xin để bảo vệ cho cả cộng đồng. Trong khi hầu hết người lớn đã được tiêm vắc xin Covid-19 còn phần đa trẻ em chưa được tiêm vắc xin này, hãy tiêm những vắc xin đúng lứa tuổi cho trẻ, để xung quanh trẻ là những ‘lá chắn’ bảo vệ sức khỏe, phòng các bệnh có nguy cơ bùng phát khi đi học trở lại.
Nhằm giúp trẻ được bảo vệ trước khi đến trường, Hệ thống trung tâm tiêm chủng trẻ em và người lớn VNVC triển khai chương trình “Vắc xin cho trẻ, vui khoẻ đón tương lai” với ưu đãi giá đặc biệt, áp dụng trên các loại vắc xin quan trọng hàng đầu với trẻ em trong bối cảnh hiện nay.
Để nhận ưu đãi đặc biệt từ chương trình “Vắc xin cho trẻ, vui khoẻ đón tương lai”, các bậc Phụ huynh có thể đăng ký theo hai hình thức như sau:
Đăng ký nhận ưu đãi tại trường học
VNVC xin gửi quý Phụ huynh Phiếu ưu đãi trị giá 50.000 VNĐ áp dụng trong chương trình “Vắc xin cho trẻ, vui khoẻ đón tương lai” tại các trường học. Phiếu ưu đãi chỉ được sử dụng 01 lần cho hóa đơn có giá trị từ 300.000 VNĐ trở lên khi thanh toán tại tất cả các trung tâm VNVC trên toàn quốc. Xem thêm thông tin chi tiết về chương trình tại: https://vnvc.vn/vacxinhocduong/
Đăng ký nhận ưu đãi online
Quý Phụ huynh nhận ưu đãi bằng hình thức Quét QR Code (đính kèm trong thư ngỏ được gửi tại các trường học) và điền đầy đủ thông tin để nhận mã ưu đãi. Mã ưu đãi là một dãy số gồm 15 ký tự hoặc mã vạch được gửi đến Quý Phụ huynh sau khi đăng ký thành công. Mã ưu đãi chỉ được sử dụng 01 lần cho hóa đơn có giá trị từ 300.000 VNĐ trở lên khi thanh toán tại tất cả các trung tâm VNVC trên toàn quốc.
Đặc biệt, ưu đãi cộng thêm 200.000 VNĐ khi thanh toán bằng VNPAYQR
Khi thanh toán hoá đơn dịch vụ hoặc sản phẩm tại VNVC bằng hình thức VNPAYQR của VNPAY (sử dụng tính năng QR Pay) trên ứng dụng Mobile Banking/ví điện tử của các ngân hàng áp dụng khuyến mại, Khách hàng sẽ có cơ hội được giảm tối đa 200.000 VNĐ.
Xem chi tiết Mã ưu đãi VNPAY (Khi thanh toán bằng VNPAYQR) tại đây.
Để được tư vấn chi tiết về vắc xin và chương trình “Vắc xin cho trẻ, vui khoẻ đón tương lai”, quý phụ huynh có thể liên hệ qua số Hotline 028 7102 6595, hoặc đến trực tiếp các trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc, tra cứu địa chỉ trung tâm tiêm chủng gần nhất tại đây.
Mừng Giáng Sinh và Năm mới 2023, VNVC tặng ưu đãi Miễn phí tiêm vắc xin Cúm Tứ giá và Phiếu ưu đãi trị giá 100.000 VNĐ...
Xem ThêmSau mưa lũ, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể bùng phát, cùng với các dịch bệnh đang hoành hành như sốt xuất huyết, cúm, viêm...
Xem Thêm10h thứ 6, ngày 17/12/2021, Hệ thống tiêm chủng VNVC, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, phối hợp với Báo điện tử VnExpress tổ chức...
Xem ThêmHoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019 Nguyễn Trần Khánh Vân vừa có buổi tham quan trải nghiệm tại Hệ thống tiêm chủng VNVC và Phòng khám...
Xem ThêmTrong bối cảnh các ca F0 trong cộng đồng có chiều hướng gia tăng, hàng nghìn trẻ lớp 1 tại TP.HCM đang nhiễm Covid-19, thông tin các...
Xem ThêmTrở lại trường học sau thời gian giãn cách, trẻ có nguy cơ đối diện với nhiều dịch bệnh nguy hiểm như cúm, viêm phổi, viêm màng...
Xem Thêm