Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Trở lại trường học sau thời gian giãn cách, trẻ có nguy cơ đối diện với nhiều dịch bệnh nguy hiểm như cúm, viêm phổi, viêm màng não, bạch hầu, ho gà… cùng với Covid-19.
Hà Nội, TP.HCM cùng nhiều tỉnh thành khác đang xây dựng kế hoạch chuẩn bị đón học sinh quay lại trường học. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn tiếp diễn tại Việt Nam với hàng nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày và biến chủng mới Omicron xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới, việc trẻ em đi học trở đang khiến nhiều phụ huynh lo lắng, nhất là sau một thời gian dài giãn cách, học online, khi trở lại trường và gia tăng tiếp xúc, trẻ rất dễ có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm song song Covid-19.
BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cảnh báo, trẻ học đường có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém nên rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng và tương lai. Ngay lúc này, vắc xin đang là vấn đề cấp bách của xã hội. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ, không chỉ vắc xin Covid-19 mà cần tiêm ngay các vắc xin quan trọng khác, đặc biệt là những vắc xin đã được chứng minh có “miễn dịch chéo” với Covid-19 như vắc xin phế cầu, vắc xin cúm, vắc xin ho gà – bạch hầu – uốn ván, sởi – quai bị – rubella,… Tiêm ngay cho trẻ em đang đến lịch – trễ lịch, bổ sung kịp thời “đề kháng hô hấp” trước tình hình Covid-19 vẫn đang phức tạp.
“Chúng ta có vắc xin là vũ khí an toàn, hiệu quả và ít tốn kém, có khả năng cứu sống tính mạng của gần một triệu người mỗi năm. Vậy tại sao chúng ta không hành động ngay để bảo vệ trẻ em, bảo vệ chính hạnh phúc gia đình mình?” – Bà Henrietta H. Fore – Giám đốc điều hành UNICEF nhấn mạnh về tính quan trọng và cấp thiết của vắc xin.
Covid-19 thêm một lần nữa khẳng định sự thật: Chỉ có vắc xin mới là vũ khí sắc bén để phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ tính mạng, hạnh phúc và sự bình yên của con người. Làm thế nào để bảo vệ con yêu khỏe mạnh, an toàn khi đến trường, hòa nhập với môi trường xã hội rộng lớn, học tập tiếp cận với các cơ hội phát triển, rộng mở tương lai?
Ngay lúc này, vắc xin trở thành vấn đề nóng hơn bao giờ hết. Sự xuất hiện của Covid-19 một lần nữa khẳng định vai trò không thể thay thế của vắc xin trong việc phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe và cuộc sống bình yên. Trước khi quay trở lại trường, tất cả trẻ em cần được tiêm chủng đầy đủ vì:
Khoảng trống miễn dịch: Trong giai đoạn giãn cách xã hội, trẻ gián đoạn các hoạt động vui chơi, giải trí, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý và thể trạng của trẻ. Mặc khác, tuổi học đường là giai đoạn hình thành “khoảng trống miễn dịch” trong đời, nhiều vắc xin cần được tiêm nhắc lại và bắt đầu tiêm mới một số loại vắc xin để củng cố miễn dịch. Những vắc xin cần tiêm nhắc lại trong giai đoạn này là cúm, ho gà – bạch hầu – uốn ván, sởi – quai bị – rubella…
Thời tiết giao mùa: Khí hậu chuyển mùa, nắng mưa thất thường cùng với tình trạng ô nhiễm không khí, bụi mịn khiến các bệnh hô hấp như cúm, viêm phế quản, viêm phổi, bạch hầu, ho gà,… tăng cao, nhất là khi trẻ quay trở lại trường học, gia tăng nhu cầu đi lại. Điều này tạo “mối lo kép” giữa bối cảnh Covid-19 vẫn đe dọa sức khỏe và tính mạng của cộng đồng.
Tăng tiếp xúc xã hội: Trong môi trường học đường, trẻ tiếp xúc nhiều người hơn, di chuyển nhiều nơi, có nhiều hoạt động vui chơi, sử dụng phương tiện giao thông công cộng nên khả năng nhiễm bệnh cao hơn, làm ảnh hưởng đến quá trình học tập và có nguy cơ lây bệnh cho các bạn cùng lớp, cùng trường.
An tâm đến trường: Tại nhiều quốc gia trên thế giới, trẻ chỉ đủ điều kiện đến trường khi được xác nhận đã tiêm/uống các vắc xin quan trọng theo quy định. Trẻ tiêm chủng đầy đủ, chuẩn bị nền tảng sức khỏe vững vàng sẽ sẵn sàng tiếp xúc với môi trường xã hội rộng lớn và học hỏi nhiều điều thú vị.
Tránh điều trị tốn kém: Tại Việt Nam, sau 6 tuổi, trẻ không còn được hưởng Bảo hiểm y tế 100%, gây tốn kém tiền bạc điều trị. Trong khi đó, nhiều bệnh truyền nhiễm có chi phí điều trị lên đến hàng trăm triệu đồng, ảnh hưởng sức khỏe của trẻ và công việc, thời gian của bố mẹ.
Hiện nay, Bộ Y tế đang triển khai tiêm chủng ưu tiên vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi. Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi chưa đủ điều kiện chủng ngừa Covid-19 và cả những trẻ đã tiêm chủng vắc xin Covid-19 rất cần tiêm đầy đủ các loại vắc xin phù hợp, nhất là những vắc xin đã được chứng minh tác dụng quan trọng trong việc tránh đồng nhiễm và có miễn dịch chéo, giảm nguy cơ nhập viện, giảm diễn biến nặng do CV19 nếu chẳng may mắc phải như: vắc xin cúm, phế cầu, ho gà – bạch hầu – uốn ván, sởi – quai bị – rubella, thuỷ đậu, viêm màng não mô cầu, viêm gan A+B… để tạo “phòng tuyến” bảo vệ sức khỏe vững chắc.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi đồng I, TP.HCM khẳng định, trẻ mới đi học chắc chắn sẽ bị nhiễm bệnh, bố mẹ đừng mong bé của mình không mắc bất kỳ bệnh gì bởi điều đó là không thể. Do vậy, chủ động giải quyết các bệnh vặt, gia tăng sức đề kháng, hạn chế nguy cơ bệnh nặng và xây dựng những thói quen bảo vệ sức khỏe cho trẻ là điều cần làm.
Covid-19 vẫn luôn là mối nguy thường trực, cùng với ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm do khói thuốc lá, tình trạng đề kháng kháng sinh trong điều trị và “tổ hợp thời tiết nguy hiểm” mùa lạnh khiến tỷ lệ trẻ em mắc các bệnh truyền nhiễm ngày càng gia tăng với nhiều ca bệnh nặng. Trừ nước sạch, không có bất cứ can thiệp y tế nào khác, kể cả kháng sinh, có hiệu quả to lớn như vắc xin đảm bảo nền tảng sức khỏe tương lai cho trẻ.
Danh mục những vắc xin cần thiết & lịch tiêm chủng cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học
STT | VẮC XIN PHÒNG BỆNH | TUỔI | LỊCH TIÊM | |||
2-3 | 4-6 | 7-8 | 9-11 | |||
1 | Cúm | X | X | X | X | Tiêm 1 liều và tiêm nhắc lại mỗi năm 1 lần. |
2 | Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván | XX | XX | XX | Tiêm 1 liều và tiêm nhắc 1 liều sau 10 mỗi 10 năm. | |
3 | Bại liệt | XX | XX | XX | Tiêm 2 liều cách nhau từ 1-2 tháng. | |
4 | Ung thư cổ tử cung và các bệnh đường sinh dục do virus HPV | X | Tiêm 3 liều trong 6 tháng | |||
5 | Viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa,… do phế cầu khuẩn | XX | XX | XX | XX | Tiêm 1 liều duy nhất. |
6 | Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi não não mô cầu khuẩn tuýp B,C | XX | XX | XX | XX | Tiêm 2 liều cách nhau 6-8 tuần. |
7 | Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi não não mô cầu khuẩn tuýp A,C,Y,W | XX | XX | XX | XX | Tiêm 1 liều duy nhất. |
8 | Viêm não Nhật Bản | XX | XX | XX | XX | Tiêm 2 liều cách nhau 1 năm. |
9 | Sởi – Quai bị – Rubella | XX | XX | XX | XX | Tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng. |
10 | Thủy đậu | XX | XX | XX | XX | Tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng. |
11 | Viêm gan A, B | XX | XX | XX | XX | Tiêm 2 liều trong 6 tháng. |
12 | Thương hàn | XX | XX | XX | XX | Tiêm 1 liều và nhắc lại mỗi 3 năm khi có dịch. |
13 | Tả | ☑️ | ☑️ | ☑️ | ☑️ | Uống 2 liều cách nhau tối thiểu 2 tuần. Uống nhắc lại khi có dịch. |
14 | Dại | ☑️ | ☑️ | ☑️ | ☑️ | Tiêm 3 liều dự phòng. |
Ghi chú:
X: Lịch tiêm chủng cơ bản
XX: Lịch tiêm chủng nếu chưa được chủng ngừa trước đó
☑️: Khuyến cáo tiêm chủng cho đối tượng có nguy cơ cao
Danh mục những vắc xin cần thiết & lịch tiêm chủng cho trẻ học đường và thanh thiếu niên
STT | VẮC XIN PHÒNG BỆNH | TUỔI | LỊCH TIÊM | |||
12-13 | 14-15 | 16-18 | 18-21 | |||
1 | Cúm | X | X | X | X | Tiêm 1 liều và tiêm nhắc lại mỗi năm 1 lần. |
2 | Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván | X | XX | XX | XX | Tiêm 1 liều và tiêm nhắc 1 liều sau 10 mỗi 10 năm. |
3 | Bại liệt | XX | XX | XX | Tiêm 2 liều cách nhau từ 1-2 tháng. | |
4 | Ung thư cổ tử cung và các bệnh đường sinh dục do virus HPV | X | X | X | X | Nam/Nữ từ 9-26 tuổi. Tiêm 3 liều trong 6 tháng. |
5 | Viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết do phế cầu khuẩn | XX | XX | XX | XX | Tiêm 1 liều duy nhất. |
6 | Sởi – Quai bị – Rubella | XX | XX | XX | XX | Tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng. |
7 | Thủy đậu | XX | XX | XX | XX | Tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng. |
8 | Viêm não Nhật Bản | XX | XX | XX | XX | Tiêm 2 liều cách nhau 1 năm. |
6 | Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi não não mô cầu khuẩn tuýp B,C | XX | XX | XX | XX | Tiêm 2 liều cách nhau ít nhất 2 tháng. |
7 | Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi não não mô cầu khuẩn tuýp A,C,Y,W | XX | XX | XX | XX | Tiêm 1 liều duy nhất. |
11 | Viêm gan A, B | XX | XX | XX | XX | Tiêm 2 liều trong 6 tháng. |
12 | Thương hàn | XX | XX | XX | XX | Tiêm 1 liều và nhắc lại mỗi 3 năm khi có dịch. |
13 | Tả | ☑️ | ☑️ | ☑️ | ☑️ | Uống 2 liều cách nhau tối thiểu 2 tuần. Uống nhắc lại khi có dịch. |
14 | Dại | ☑️ | ☑️ | ☑️ | ☑️ | Tiêm 3 liều dự phòng. |
15 | Sốt vàng | ☑️ | ☑️ | ☑️ | ☑️ | Tiêm 1 liều khi đi du lịch đến những vùng có nguy cơ cao. |
Ghi chú:
X: Lịch tiêm chủng cơ bản
XX: Lịch tiêm chủng nếu chưa được chủng ngừa trước đó
☑️: Khuyến cáo tiêm chủng cho đối tượng có nguy cơ cao
Nhằm mang đến cơ hội được tiêm vắc xin nhiều hơn cho trẻ em Việt Nam, chia sẻ với các gia đình khó khăn tài chính trong dịch bệnh, giúp trẻ được bảo vệ trước khi đến trường, Hệ thống trung tâm tiêm chủng trẻ em và người lớn VNVC xin gửi tới quý Thầy Cô và các bậc Phụ huynh chương trình “Vắc xin cho trẻ, vui khoẻ đón tương lai” với ưu đãi giá đặc biệt, áp dụng trên các loại vắc xin quan trọng hàng đầu với trẻ em trong bối cảnh hiện nay.
Để nhận ưu đãi đặc biệt từ chương trình “Vắc xin cho trẻ, vui khoẻ đón tương lai”, các bậc Phụ huynh có thể đăng ký theo hai hình thức như sau:
* Đăng ký nhận ưu đãi tại trường học
* Đăng ký nhận ưu đãi online
* Đặc biệt, ưu đãi cộng thêm 200.000 VNĐ khi thanh toán bằng VNPAYQR
Khi thanh toán hoá đơn dịch vụ hoặc sản phẩm tại VNVC bằng hình thức VNPAYQR của VNPAY (sử dụng tính năng QR Pay) trên ứng dụng Mobile Banking/ví điện tử của các ngân hàng áp dụng khuyến mại, Khách hàng sẽ có cơ hội được giảm tối đa 200.000 VNĐ.
Xem chi tiết Mã ưu đãi VNPAY (Khi thanh toán bằng VNPAYQR) TẠI ĐÂY
Làm thế nào để trẻ không bị “sốc” khi đi học lại?
Để trẻ có tinh thần trở lại trường sau thời gian dài nghỉ dịch và học online, bố mẹ có thể nhắc lại những kỷ niệm thú vị trẻ từng trải qua khi đi học. Bên cạnh đó, bố mẹ cần hướng dẫn trẻ những quy tắc bảo vệ bản thân như Thông điệp 5K: đeo khẩu trang, rửa tay và giữ khoảng cách an toàn,… Có thể chuẩn bị cho trẻ những chiếc khẩu trang màu sắc và hướng dẫn trẻ các hoạt động an toàn như rửa tay theo nhạc, chào hỏi bạn bè bằng cách chạm khuỷu tay,…
Nên làm gì nếu trẻ lo lắng khi đi học lại?
Sau thời gian dài ở nhà, trẻ có thể cảm thấy lo lắng khi phải chuẩn bị đến trường. Bố mẹ cần theo dõi sát sao các dấu hiệu tâm lý như: Không muốn nhắc về trường học, hay làm nũng hoặc thay đổi thói quen sinh hoạt. Nếu trẻ có biểu hiện lo lắng, bố mẹ mẹ nên khuyến khích con tâm sự, và giải thích cho trẻ hiểu nhà trường đang nỗ lực tạo ra môi trường học tập an toàn.
Cần làm gì nếu trẻ bị ốm?
Nếu trẻ có biểu hiện sốt, ho, đau họng, bố mẹ nên cho con nghỉ học, đồng thời nhờ sự giúp đỡ của các bác sĩ sớm nhất. Mặt khác, nếu trẻ tiếp xúc với người nhiễm Covid-19, cần cho trẻ cách ly ngay tại nhà, báo với trường học và cơ quan y tế địa phương để có biện pháp xử lý phù hợp, nhanh chóng.
Phòng “dịch kép” bệnh mùa lạnh và Covid-19 cho trẻ thế nào?
Các chuyên gia dự báo, mùa đông năm nay, các bệnh đường hô hấp như viêm phổi, cúm, bạch hầu, ho gà… có nguy cơ bùng phát, song hành với diễn biến phức tạp của Covid-19. Vì vậy, việc bảo vệ và tăng cường đề kháng cho hệ hô hấp, bảo vệ lá phổi cho tất cả mọi người bằng vắc xin.
Trẻ đã/chưa tiêm vắc xin Covid-19, cần tiêm thêm vắc xin gì?
Dù được xem là bệnh của thời đại, nhưng nhiều người hiện nay còn quá tập trung sự chú ý vào Covid-19 mà quên đi hàng chục dịch bệnh “cũ” khác. Trong thời điểm này, dù đã tiêm, chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ vắc xin Covid-19, trẻ đã/chưa tiêm vắc xin xin Covid-19 cần chủ động tiêm các vắc xin quan trọng khác như: cúm mùa, phế cầu khuẩn, ho gà – uốn ván – bạch hầu, sởi – quai bị – rubella, viêm gan A+B,… để tạo “miễn dịch chéo không đặc hiệu”, tránh tình trạng bội nhiễm nhiều bệnh cùng lúc, giảm gánh nặng y tế, tiền bạc điều trị, bảo vệ sức khỏe để hàng triệu trẻ em chuẩn bị quay trở lại trường học sau thời gian giãn cách.
Với Hệ thống gần 60 trung tâm VNVC trên toàn quốc, được đầu tư cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại, hệ thống kho lạnh bảo quản vắc xin đạt chuẩn GSP đảm bảo chất lượng vắc xin theo đúng quy định, quy trình an toàn tiêm chủng được đảm bảo nghiêm ngặt, dịch vụ chăm sóc khách hàng cao cấp và giá thành hợp lý, VNVC tự hào là địa chỉ vàng song hành cùng hàng triệu bậc phụ huynh chuẩn bị hành trang sức khỏe để trẻ trở lại an tâm trường học, sống chung an toàn với Covid-19.
Với mong muốn lan tỏa, cập nhật kiến thức về các loại vắc xin quan trọng, tăng miễn dịch chéo với Covid-19 để trẻ an toàn – an tâm đến trường, 9h sáng Thứ 5 ngày 02/12/2021, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC phối hợp với Báo điện tử VnExpress tổ chức chương trình Tọa đàm trực tuyến: “Tiêm vắc xin để trẻ đến trường an toàn” với sự tham gia các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Y học dự phòng, vắc xin và bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam:
Bạn đọc có thể gửi thắc mắc TẠI ĐÂY để được các chuyên gia giải đáp.
Chương trình phát sóng tại website: vnvc.vn, tamanhhospital.vn, nutrihome.vn. Livestream trên: fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn, fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, fanpage Nutrihome – Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng, fanpage Báo điện tử VnExpress.
Sau mưa lũ, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể bùng phát, cùng với các dịch bệnh đang hoành hành như sốt xuất huyết, cúm, viêm...
Xem ThêmHoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019 Nguyễn Trần Khánh Vân vừa có buổi tham quan trải nghiệm tại Hệ thống tiêm chủng VNVC và Phòng khám...
Xem ThêmTrong bối cảnh các ca F0 trong cộng đồng có chiều hướng gia tăng, hàng nghìn trẻ lớp 1 tại TP.HCM đang nhiễm Covid-19, thông tin các...
Xem ThêmVắc xin là hàng rào miễn dịch bảo vệ trẻ trước nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tại trường học, tạo “miễn dịch chéo không...
Xem ThêmViêm phổi, viêm phế quản, cúm, viêm mũi dị ứng, hen suyễn… dễ trở nặng ở người cao tuổi trong mùa lạnh. Nếu để đồng nhiễm các...
Xem ThêmHợp đồng đặt mua 25 triệu liều vắc xin Covid-19 tiếp theo cho năm 2022 được Hệ thống tiêm chủng VNVC đàm phán song phương với AstraZeneca...
Xem Thêm