Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Miền Bắc và miền Trung đang chìm sâu trong giá rét, miền Nam đã bước vào thời điểm giao mùa rõ rệt. Thời điểm này trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi là đối tượng rất dễ nhiễm bệnh nếu không được chủng ngừa bằng vaccine.
Ở giai đoạn đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, dễ dàng bị nhiều virus, vi khuẩn tấn công gây các bệnh nguy hiểm. Trẻ mắc bệnh trong giai đoạn này gia tăng tỷ lệ bệnh nặng, tăng gánh nặng tàn tật, cản trở sự phát triển về thể chất, trí não và tinh thần, thậm chí tử vong.
Virus rota là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tại Việt Nam tiêu chảy do virus rota ước tính chiếm từ 44 – 67,4% tất cả các trường hợp phải nhập viện do nhiễm trùng gây tiêu chảy ở trẻ em. Trẻ bị tiêu chảy cấp do virus rota có thể đi phân lỏng 20 lần/ngày. Virus phá hủy thành ruột non làm viêm dạ dày kèm theo các triệu chứng khác như nôn mửa, sốt và sốc gâyco giật khiến trẻ nhanh chóng suy kiệt do mất nước và các chất điện giải, có thể tử vong nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 5.300 – 6.800 trẻ dưới 5 tuổi tử vong do virus rota, chiếm 8% – 11% tất cả các trường hợp tử vong ở độ tuổi này. Đối với những trẻ may mắn được cứu chữa thành công phải trải qua quá trình điều trị dài ngày, gánh nặng chi phí điều trị lớn. Trẻ càng nhỏ tuổi chi phí điều trị càng cao.
Theo các chuyên gia dịch tễ, tùy vào sự phân hóa khí hậu của mỗi vùng miền nên tình hình dịch bệnh cũng có sự khác nhau. Ở miền Bắc, bệnh thường xảy ra vào mùa thu đông kéo dài tới mùa xuân (khi thời tiết mưa, lạnh, ẩm ướt). Ở miền Nam, bệnh xảy ra quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào tháng ba và tháng chín. Với thời tiết lạnh giá, mưa nhiều và ẩm ướt hiện nay ở miền Bắc và thời tiết giao mùa rõ rệt ở miền Nam là thời điểm nguy cơ dịch bệnh bùng phát cao, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của trẻ nhỏ.
Ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, các bệnh viêm phổi, viêm màng não do H.influenzae týp B, và các bệnh do phế cầu khuẩn (nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm tai giữa…) là những căn bệnh thuộc top bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm, đã từng cướp đi nhiều sinh mệnh của trẻ nhỏ. Những trẻ may mắn được cứu sống vẫn có nguy cơ cao phải chịu những di chứng nặng nề, dai dẳng như tàn tật, di chứng thần kinh, tổn thương não…
Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp có khả năng gây dịch cao. Theo thống kê, hơn 90% số ca mắc bệnh ho gà là trẻ em dưới 1 tuổi chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đủ 3 mũi cơ bản. Kết quả giám sát năm 2015 cho thấy có 88,4% số ca mắc bệnh không được tiêm vaccine, 6,6% số ca chỉ được tiêm 1 mũi vaccine. Trẻ càng nhỏ tuổi bệnh diễn biến càng nặng, nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phế quản – phổi do bội nhiễm, viêm não, ho kéo dài, vỡ phế nang, tràn khí màng phổi, thậm chí ngừng thở gây tử vong.
Bạch hầu, trẻ nhiễm bệnh vừa bị nhiễm trùng vừa bị nhiễm độc do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra. Khi nhiễm bệnh, trẻ phải gánh chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng do bị nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên và thần kinh cảm giác và/hoặc viêm cơ tim, tỷ lệ tử vong khoảng 5% – 10%. Trong 2 năm vừa qua (năm 2020 và 2021) Việt Nam đã ghi nhận sự trở lại của dịch bạch hầu ở một số tỉnh khu vực Tây nguyên và tại tỉnh Nghệ An. Các chuyên gia y tế nhận định, nếu không được chủng ngừa tốt bằng vaccine, dịch bệnh có nguy cơ tái bùng phát, lan rộng, tiếp tục đe dọa đến sinh mệnh của trẻ nhỏ.
Uốn ván là bệnh nguy hiểm gây gánh nặng bệnh tật nặng nề, thậm chí tử vong ở nhiều nước đang phát triển thuộc Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng nhiệt đới. Người bị bệnh uốn ván có thể dẫn đến những biến chứng cực kỳ nghiêm trọng như co thắt hầu họng – thanh quản gây ngạt, ngừng thở, sặc, trào ngược dịch dạ dày vào phổi, ứ đọng đờm dãi do tăng tiết, không nuốt được và phản xạ ho khạc yếu, suy hô hấp do cơn giật kéo dài. Ở Việt Nam, bệnh uốn ván xuất hiện ở khắp các tỉnh trong cả nước. Bệnh có thể gặp bất kỳ thời gian nào trong năm.
Viêm gan B, virus viêm gan B có tỷ lệ lưu hành cao ở Việt Nam, ước tính có khoảng 8,6 triệu người nhiễm virus viêm gan B. Bệnh dẫn đến nhiều biến chứng như xơ gan, bệnh não gan, suy gan cấp, ung thư gan. Trẻ dưới 6 tuổi nhiễm virus viêm gan B rất dễ trở nên nhiễm virus mãn tính, trong đó 80-90% ở trẻ sơ sinh và 30-50% trẻ từ 1 tháng tuổi – 6 tuổi.
Các bệnh do phế cầu khuẩn. Phế cầu khuẩn gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của trẻ như viêm màng não (viêm hay sưng màng bọc quanh nhu mô não), viêm phổi (nhiễm trùng ở đường hô hấp) và nhiễm trùng huyết (xuất hiện vi khuẩn bất thường trong máu) cho đến những bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng tần suất mắc phải cao hơn, như viêm xoang (nhiễm trùng xoang) hay viêm tai giữa (nhiễm trùng tai giữa). Theo thống kê, 83% trẻ nhỏ bị viêm màng não do phế cầu khuẩn, nguy cơ tử vong là trên 50% trong tổng số các trẻ mắc bệnh, ngoài ra khoảng 30 – 50% còn lại tuy có thể qua khỏi cơn nguy hiểm, nhưng phải chịu đựng những di chứng lâu dài, bao gồm cả nguy cơ tàn tật, như bị điếc, mù, động kinh, liệt, chậm phát triển trí tuệ, suy giảm trí nhớ và mắc chứng đau đầu kéo dài. Khoảng 80% trẻ dưới 3 tuổi bị viêm tai giữa do phế cầu khuẩn. Bệnh nhiễm trùng huyết do phế cầu khuẩn xâm nhập vào máu, gây ra sốc nhiễm trùng, càng nguy hiểm hơn khi trẻ đã có sẵn bệnh lý khác, tỷ lệ tử vong vào khoảng 20%. Đặc biệt, viêm phổi do phế cầu hiện đang là mối đe dọa lớn trên toàn thế giới, với gần 1 triệu bệnh nhi tử vong hàng năm khi chưa tới 5 tuổi, chiếm 1/6 trên tổng số trường hợp tử vong do bệnh này. Bệnh đặc biệt nguy hiểm ở trẻ nhỏ hoặc người già, với tỷ lệ tử vong đến hơn 50%.
Hiện nay, những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đã hoàn toàn được phòng ngừa tốt bằng vaccine. Đặc biệt, vaccine kết hợp 6 trong 1 phòng ngừa hiệu quả sáu bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do H.influenzae týp B. Không chỉ đạt hiệu quả cao trong phòng bệnh, việc tiêm vaccine kết hợp 6 trong 1 giúp trẻ giảm số mũi tiêm, giảm số lần tiêm, giảm các tác dụng phụ nếu có. Các bệnh do phế cầu khuẩn cũng đã được phòng ngừa hiệu quả với nhiều loại vaccine như Synflorix hoặc Prevenar 13, bảo vệ sức khỏe của trẻ trước những mối nguy tàn tật, tử vong.
Hiện nay, nhiều dịch bệnh đang có nguy cơ bùng phát, phụ huynh trên cả nước có không ít các băn khoăn như: Bệnh nào nguy cơ bùng phát mạnh nhất? Những bệnh nào đang đe dọa con em mình? Các dấu hiệu trẻ mắc bệnh truyền nhiễm và cách chăm sóc? Các vaccine cần thiết để chủ động phòng bệnh, liều lượng và phác đồ cụ thể với từng độ tuổi?…
10h thứ 5, ngày 24/2/2022 Hệ thống tiêm chủng VNVC phối hợp cùng Báo điện tử VnExpress tổ chức Chương trình tọa đàm sức khỏe “TIÊM VACCINE ROTAVIRUS, 6 TRONG 1 VÀ PHẾ CẦU CHO TRẺ NHỎ”. Chương trình với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực dịch tễ, gồm: BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC; BS Trương Hữu Khanh, Nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi đồng I, TP.HCM. Các chuyên gia sẽ tương tác trực tiếp trên sóng truyền hình, giải đáp tất cả những băn khoăn của các bậc phụ huynh, giúp phụ huynh trang bị thêm kiến thức phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe tốt cho trẻ.
Chương trình phát trực tiếp trên website vnvc.vn, tamanhhospital.vn, nutrihome.vn; Livestream trên các fanpage: VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn; Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Nutrihome – Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng; Tiếp sóng trên fanpage: VnExpress.net của Báo điện tử VnExpress.
Mừng Giáng Sinh và Năm mới 2023, VNVC tặng ưu đãi Miễn phí tiêm vắc xin Cúm Tứ giá và Phiếu ưu đãi trị giá 100.000 VNĐ...
Xem ThêmSau mưa lũ, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể bùng phát, cùng với các dịch bệnh đang hoành hành như sốt xuất huyết, cúm, viêm...
Xem ThêmNgày 14/3/2022, trung tâm tiêm chủng thứ 4 của VNVC tại tỉnh Đồng Nai, VNVC Long Bình Tân chính thức khai trương tại Tầng trệt TTTM Big...
Xem ThêmSẵn sàng cho ngày khai trương, VNVC Thái Bình chính thức nhận đặt giữ hàng loạt vắc xin từ ngày 28/2/2022 với giá ưu đãi, nhiều quà...
Xem ThêmLượng kháng thể từ mẹ truyền sang giảm theo thời gian khiến trẻ nhỏ dễ dàng mắc một số bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm như viêm...
Xem ThêmCó 3 nhóm bệnh có nguy cơ bùng phát mạnh, nhất là dịp sau Tết. Đó là bệnh thủy đậu; sởi - quai bị - rubella và...
Xem Thêm