Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Virus cúm 2022 đang dịch chuyển bất thường, chiều hướng khó dự đoán, tăng tốc độ lây nhiễm ở mọi nhóm đối tượng. Số ca mắc cúm trái mùa gia tăng, nhiều phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già, người có bệnh nền,… cấp cứu trong tình trạng nặng vì sốt cao, viêm phổi do cúm.
Độc giả có thể gửi câu hỏi TẠI ĐÂY
Các chuyên gia cảnh báo, cúm không chỉ đe dọa nguy cơ mắc bệnh nặng ở trẻ nhỏ, tăng tỷ lệ tử vong ở nhóm người trưởng thành, đặc biệt người có bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, ung thư… mà còn là tác nhân rất nguy hiểm, thúc đẩy nặng hơn các bệnh như viêm phổi, viêm màng não, thuỷ đậu, viêm não Nhật Bản, Covid-19… Đặc biệt, cúm làm tăng gấp 10 lần nguy cơ nhồi máu cơ tim và tăng gấp 8 lần nguy cơ đột quỵ ở người khoẻ mạnh.
Ai cũng có thể mắc cúm, biến chứng do cúm như viêm phổi, suy hô hấp, viêm cơ tim… có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Đến nay, cúm vẫn là vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng toàn cầu. Tại các nước phương Tây, cúm vẫn đang là mối hiểm hoạ từng ngày. Ở Việt Nam, cúm đang diễn thất thường, trẻ em và người lớn đang ồ ạt nhập viện do cúm.
20h thứ 6, ngày 15/7/2022, đừng bỏ qua cơ hội gặp gỡ 3 chuyên gia hàng đầu về Y học dự phòng, Truyền nhiễm và Hô hấp trong chương trình Tư vấn trực tuyến: “Cập nhật thông tin về chủng cúm mùa mới, mức độ nguy hiểm và cách phòng tránh”:
Hai mùa đông trong hai năm đại dịch Covid-19 hoành hành là một số trong những mùa cúm nhẹ nhất được ghi nhận. Tuy nhiên, từ đầu năm 2022 đến nay, virus cúm mùa – thường gây bệnh vào mùa đông xuân, đã gây ra các đợt bùng phát bệnh trái mùa lớn ở trẻ em và người lớn nguy hiểm ở nhiều quốc gia như Mỹ, Australia, Hà Lan… và cả Việt Nam.
Theo ghi nhận tại BVĐK Tâm Anh Hà Nội, chưa đầy 1 tháng, đã có rất nhiều bệnh nhân nhập viện điều trị vì cúm mùa. Chị Nguyễn Thị Oanh (Long Biên, Hà Nội) vừa chăm con trai 4 tuổi bị cúm chia sẻ: “Con bị sốt kéo dài một ngày kèm triệu chứng của cảm cúm. Tôi cho con uống thuốc hạ sốt nhưng con vẫn không đỡ. Tôi cứ nghĩ con bị cúm thông thường. Bởi vì ở nhà thỉnh thoảng con cũng bị cúm, hắt hơi, sổ mũi, điều trị thuốc vài ngày là khỏi”.
“10 năm trước, bệnh cúm chỉ là bệnh viêm long đường hô hấp trên, chỉ có biểu sốt, ho và không có biểu hiện thần kinh, nhưng mùa cúm ở thời điểm hiện tại đã có những triệu chứng nặng hơn rõ rệt. Chúng tôi cũng đã ghi nhận một số trường hợp, sau khi mắc cúm khoảng 3-5 ngày thì có các biểu hiện tổn thương thần kinh trung ương. Đơn cử như trẻ có biểu hiện lơ mơ, li bì, co giật (chiếm 45%)… Thậm chí, nhiều trường hợp lúc đầu mắc cúm, sau đó khoảng vài ngày bắt đầu viêm phổi do vi khuẩn, khoảng 6% số em bé sau khi nhiễm virus cúm có biểu hiện viêm não.” TS.BS Đặng Thị Mai Khuê, Bác sĩ hô hấp Khoa Nội tổng hợp, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM cho biết.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận hàng năm có khoảng 1 tỷ ca cúm mùa, trong đó 3-5 triệu ca bệnh nặng. Cúm mùa là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất thế giới, lên đến 650.000 ca tử vong mỗi năm, tương đương mỗi phút có một người tử vong do cúm. Trong mùa cúm 2019-2020, virus cúm đã lây nhiễm 15 triệu người Mỹ trên khắp đất nước và 8.200 người đã chết. Với người Mỹ, cúm mùa đáng sợ hơn Covid-19 rất nhiều lần.
Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng virus cúm A/H3N2, A/H1N1, cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Ai cũng có thể nhiễm cúm và biến chứng do cúm mùa.
Đặc biệt, virus cúm biến đổi liên tục hàng năm, có thể đồng lưu hành nhiều dòng cúm, thay đổi tùy theo từng vùng địa lý, từng quốc gia và không dự báo trước. Virus cúm có khả năng thay đổi cấu trúc di truyền, biến đổi theo 2 kiểu chính:
Đối với trẻ em, người già có sức đề kháng kém, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch… khi mắc cúm bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.
BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Kháng thể phòng virus cúm không tồn tại lâu như kháng thể virus khác, nên cần phải tiêm nhắc lại mỗi năm. Sự biến đổi nhanh chóng của các chủng virus cúm có thể khiến vắc xin cúm mùa không có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại các chủng virus đã thay đổi. Điều này đẩy thế giới đứng trước nguy cơ xảy ra đại dịch cúm.
Virus cúm có khả năng thay đổi không ngừng và mỗi năm sẽ có chủng virus gây bệnh khác nhau làm vắc xin của năm trước sẽ không còn hiệu quả trong năm tới, vì vậy năm nào cũng phải nghiên cứu sản xuất vắc xin mới chứ không xài vắc xin cũ được.”
Nghiên cứu của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) được thực hiện mỗi năm để xác định mức độ bảo vệ của vắc xin cúm đối với bệnh cúm cho thấy, tiêm vắc xin cúm giúp giảm đến 80-90% tỷ lệ mắc bệnh. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy, tiêm phòng giảm nguy cơ nhập viện và giảm 74% nguy cơ diễn tiến nặng nhập khoa hồi sức nhi trong các mùa cúm 2010-2012; giảm 80% tử vong liên quan đến cúm (theo nghiên cứu năm 2018); giảm chi phí y tế và tình trạng mất khả năng lao động do bệnh; đặc biệt giảm gánh nặng lệ hệ thống chăm sóc sức khỏe đang quá tải về Covid-19 và các bệnh về đường hô hấp.
Hiện nay, tại Việt Nam đã có 3 loại vắc xin cúm tứ giá thế hệ mới gồm: Vaxigrip Tetra (Pháp), Influvac Tetra (Hà Lan), GC Flu Quadrivalent (Hàn Quốc) phòng ngừa 4 chủng virus cúm nguy hiểm đang lưu hành, có thể gây thành đại dịch và tử vong cao là 2 chủng cúm A (A/H1N1), (A/H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata và Victoria) và 1 loại vắc xin tam giá: Ivacflu S (Việt Nam) cho hiệu quả bảo vệ cao khỏi cúm mùa.
Không chỉ vậy, vắc xin cúm tạo miễn dịch chéo, tăng đề kháng hô hấp với các bệnh đường hô hấp khác. Vắc xin giúp giảm từ 30-57% nguy cơ nhập viện vì cúm và viêm phổi ở người già, giảm 79% nguy cơ nhập viện ở người bệnh tiểu đường và giảm biến chứng tim mạch ở người bị tim mạch. Đồng thời, mẹ bầu tiêm vắc xin cúm mang lại lợi ích gấp đôi khi có thể bảo vệ cho cả mẹ và thai nhi. Mặt khác, em bé sau sinh không thể chủng ngừa cúm cho đến khi được 6 tháng tuổi.
Để tìm hiểu rõ hơn về diễn biến của bệnh cúm mùa và các biện pháp phòng bệnh, độc giả có thể theo dõi chương trình tư vấn trực tuyến trên website vnvc.vn, tamanhhospital.vn, nutrihome.vn; fanpage Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Nutrihome – Khám dinh dưỡng cho Trẻ em & Người lớn.
Để được tư vấn vắc xin và tiêm chủng, quý khách có thể gọi trực tiếp tới tổng đài 028.7102.6595 hoặc inbox ngay cho fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn.
Mừng Giáng Sinh và Năm mới 2023, VNVC tặng ưu đãi Miễn phí tiêm vắc xin Cúm Tứ giá và Phiếu ưu đãi trị giá 100.000 VNĐ...
Xem ThêmBên cạnh vắc xin viêm gan B sơ sinh, trẻ cần được tiêm mũi lao tốt nhất trong vòng 1 tháng sau khi chào đời. VNVC ưu...
Xem ThêmSau mưa lũ, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể bùng phát, cùng với các dịch bệnh đang hoành hành như sốt xuất huyết, cúm, viêm...
Xem ThêmVNVC cùng lúc chào đón 3 Trung tâm VNVC mới là VNVC Diễn Châu (Nghệ An), VNVC Thiệu Hóa & VNVC Triệu Sơn (Thanh Hóa), nhận đặt...
Xem ThêmSáng 21/7, Hệ thống tiêm chủng VNVC đã tiêm vaccine cúm cho khoảng 1.000 công nhân viên thuộc Công ty TNHH Fujikin Việt Nam, đảm bảo sức...
Xem ThêmCách phòng ngừa và “điều trị" bệnh dại duy nhất là tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại. Dù vậy hiện nay vẫn còn người dân...
Xem Thêm