Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Ung thư âm đạo là một loại ung thư ác tính hiếm gặp xảy ra trong âm đạo của phụ nữ. Hầu hết các ca bệnh đều có sự hiện diện của virus HPV. Khoảng 1 trong 100.000 phụ nữ và những đứa trẻ sinh ra là nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư âm đạo, thường là ung thư biểu mô tế bào vảy. Ung thư âm đạo chỉ chiếm 1-2% trong các ca ung thư phụ khoa. Hãy cùng VNVC tìm hiểu sâu hơn.
Ung thư âm đạo là một loại ung thư xảy ra trong âm đạo phụ nữ (phần ống cơ nối tử cung với bộ phận sinh dục ngoài) khi các tế bào trong âm đạo nằm ngoài khả năng kiểm soát của cơ thể. Mặc dù một số loại ung thư có thể lan (di căn) đến âm đạo từ những nơi bộ phận khác trong cơ thể, nhưng ung thư bắt đầu từ âm đạo (ung thư âm đạo nguyên phát) là rất hiếm.
Đây là một loại ung thư hiếm gặp, chiếm 1-2% trong tất cả các bệnh ung thư phụ khoa. Vào năm 2022, ước tính có khoảng 8.870 ca mắc mới và 1.630 ca tử vong do ung thư âm đạo và các bộ phận sinh dục nữ khác ở Hoa Kỳ. Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy tỷ lệ mắc ung thư âm đạo đã giảm trong những năm gần đây.
Các nhà nghiên cứu không biết chắc chắn nguyên nhân gây ung thư âm đạo. Tuy nhiên, bên cạnh ung thư cổ tử cung, hầu hết các bệnh ung thư âm đạo có thể do nhiễm vi rút u nhú ở người (HPV) dai dẳng. Ung thư bắt đầu khi các tế bào khỏe mạnh có sự đột biến di truyền biến tế bào bình thường thành các tế bào bất thường. Lúc này nếu các tế bào khỏe mạnh phát triển và nhân lên với tốc độ nhanh rồi chết đi thì tế bào ung thư lại phát triển, nhân lên vượt tầm kiểm soát và không chết đi. Những tế bào bất thường tích lũy tạo thành một khối (khối u). Các tế bào ung thư xâm lấn các mô lân cận và có thể vỡ ra từ một khối u ban đầu để lan rộng tới các bộ phận khác trong cơ thể (di căn).
Có đến khoảng 80% trường hợp nhiễm virus HPV chỉ là thoáng qua, không có triệu chứng rõ rệt và cơ thể sẽ tự đào thải virus. Ung thư âm đạo cũng vậy, ở giai đoạn sớm có thể không có bất kỳ triệu chứng nào đáng chú ý nên rất khó để chẩn đoán, triệu chứng phổ biến nhất là chảy máu âm đạo bất thường. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện rõ rệt. Do đó, chị em phụ nữ cần thăm khám phụ khoa định kỳ để tầm soát, phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tránh để tình trạng phát bệnh ở giai đoạn cuối.
Ung thư âm đạo tuy là một trong những loại ung thư hiếm gặp nhất nhưng làm ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản nữ. Bệnh có thể lan rộng (di căn) đến các khu vực xa của cơ thể như phổi, gan và xương. Ước tính có hơn 100 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư âm đạo vào năm 2022. Độ tuổi trung bình khi được chẩn đoán là 67 tuổi.
Ung thư âm đạo được chia thành 4 loại khác nhau dựa trên loại tế bào nơi ung thư bắt đầu. Chuyên gia chia ung thư âm đạo thành 4 loại, bao gồm:
Ung thư biểu mô tế bào vảy bắt đầu từ các tế bào lót âm đạo (còn được gọi là tế bào vảy). Đây là loại ung thư âm đạo phổ biến nhất, nó chiếm khoảng 85% các trường hợp.
Ung thư tuyến âm đạo (Adenocarcinoma) bắt đầu trong các tế bào tuyến trên bề mặt âm đạo (tế bào sản xuất chất nhầy của âm đạo) và chiếm từ 5% đến 10% ung thư âm đạo.
Khối u ác tính phát triển trong các tế bào sản xuất sắc tố của vùng âm đạo. Đây được xem là một dạng ung thư âm đạo hiếm gặp.
Sarcoma âm đạo một dạng ung thư âm đạo hiếm gặp bắt đầu trong mô liên kết và mô cơ tạo nên thành âm đạo. Sarcoma có nhiều loại khác nhau. Rhabdomyosarcoma là phổ biến nhất và chủ yếu xảy ra ở trẻ em. Leiomyosarcoma xảy ra thường xuyên nhất ở những người trên 50 tuổi.
Virus HPV (hay còn được gọi là Human papillomavirus) là tác nhân chính gây nên các bệnh truyền qua đường tình dục, trong đó có ung thư âm đạo. Các nghiên cứu đã tìm thấy có hơn 200 type HPV, có đến hơn 40 type lây qua đường tình dục và được chia làm 2 nhóm là “nguy cơ thấp” và “nguy cơ cao” có khả năng gây ung thư.
Nhóm có nguy cơ ung thư thấp, bao gồm: HPV 6, 11, 40, 42, 43, 44, 54, 55, 61, 70, 72, 81 và CP6108 là tác nhân gây ra mụn cóc sinh dục ở các bộ phận trên cơ thể.
Nhóm có nguy cơ ung thư cao, bao gồm: HPV 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66 và 68. Trong đó tác nhân trực tiếp gây nên ung thư cổ tử cung nguy hiểm ở nữ giới là HPV 16, HPV 18, HPV 31, HPV 33, HPV 35.
Có hơn 75% trường hợp ung thư âm đạo được xác định nguyên nhân do nhiễm HPV, đặc biệt là virus HPV type 18, HPV type 52. HPV type 18 chiếm tới 30% so với các type virus HPV khác.
Khả năng bạn bị ung thư âm đạo sẽ tăng lên nếu bạn:
Giai đoạn đầu mắc ung thư âm đạo, người bệnh có thể không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào. Khi tiến triển, ung thư âm đạo có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng rõ rệt như:
Mặc dù cứ 10 người thì có 8 người bị ung thư âm đạo xâm lấn có một hoặc nhiều triệu chứng này, nhưng những triệu chứng này hiếm khi chỉ ra một tình trạng nghiêm trọng như ung thư âm đạo. Tuy nhiên, bạn nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu nhận thấy những dấu hiệu này.
Tiêm ngừa vắc xin là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa virus HPV, cần được ưu tiên hàng đầu do đơn giản, thuận tiện, an toàn và hiệu quả bảo vệ lâu dài. Gardasil và Gardasil 9 là 2 loại vắc xin duy nhất trên thế giới hiện nay có thể phòng ngừa được các bệnh ung thư do Human Papillomavirus (HPV) gây ra như ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng, ung thư âm hộ/âm đạo, u nhú sinh dục…
Đặc biệt, năm 2022, thế giới chứng kiến cơn sốt khi vắc xin Gardasil 9 (Mỹ) thế hệ mới nhất của hãng MSD được chỉ định sử dụng cho cả nam – nữ, cộng đồng người đồng tính LGBT, cộng đồng đồng tính nam MSM hiệu quả lên đến trên 94%.
Vắc xin Gardasil (Mỹ) được chỉ định dành cho trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi từ 9-26 tuổi có lịch tiêm gồm 3 mũi:
Vắc xin thế hệ mới Gardasil 9 (Mỹ) có lịch tiêm như sau:
Người từ tròn 9 tuổi đến dưới 15 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:
Phác đồ 2 mũi:
Nếu mũi 2 tiêm cách mũi 1 < 5 tháng, cần tiêm mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.
Phác đồ 3 mũi (0-2-6):
Người từ tròn 15 tuổi đến dưới 27 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:
Phác đồ 3 mũi (0-2-6):
Phác đồ tiêm nhanh:
Đối với nhóm đối tượng tượng trưởng thành ở cả nam – nữ, việc kiểm tra sức khỏe tổng quát, khám phụ khoa định kỳ là rất cần thiết bởi bộ phận sinh dục là cơ quan dễ viêm nhiễm nhất.
Sau khi bước qua tuổi 21, các chị em nên làm các xét nghiệm sàng lọc, tầm soát ung thư định kỳ 1 – 3 năm/ lần tùy theo loại để kịp thời kiểm soát các dấu hiệu bất thường gây ung thư âm đạo và kịp thời điều trị.
Sinh hoạt tình dục lành mạnh và an toàn ở cả nam và nữ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần ngăn ngừa virus HPV nói chung và HPV type 18, 52 gây ung thư âm đạo nói riêng. Quan hệ chung thủy một vợ một chồng là rất cần thiết, sử dụng biện pháp an toàn nếu trường hợp chưa hiểu biết rõ về bạn tình.
Theo nghiên cứu, bao cao su có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm HPV nhưng không phải là hoàn toàn, đó là lý do vì sao các chuyên gia khuyến khích nên sử dụng bao cao su ngay cả khi quan hệ thường xuyên bằng miệng và hậu môn.
Vùng kín luôn là khu vực rất nhạy cảm, có thể trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi, phát triển. Nếu không vệ sinh và chăm sóc bộ phận này đúng cách, nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa là không thể tránh khỏi, lâu dần có thể biến chứng thành ung thư phụ khoa như ung thư tử cung, ung thư âm đạo…
Do vậy, việc chăm sóc vùng kín là cách tốt nhất để phòng tránh các bệnh phụ khoa. Để làm được điều này, chị em nên chú ý bỏ ngay một số thói quen gây hại vùng kín như: ngồi lâu một chỗ, thói quen nhịn tiểu, lười thay băng vệ sinh, mặc quần lót chật, sử dụng dung dịch vệ sinh không đúng cách,…
Ung thư âm đạo không phải lúc nào cũng có các triệu chứng rõ ràng. Bạn có thể không biết mình mắc bệnh cho đến khi thăm khám sức khỏe phụ khoa và các bác sĩ chuyên môn sẽ nhận thấy các tế bào bất thường trong quá trình kiểm tra. Đây là lý do cho thấy tầm quan trọng của việc cơ thể phải được kiểm tra thường xuyên. Bác sĩ chuyên môn có thể phát hiện ra ung thư âm đạo ngay cả khi cơ thể không cảnh báo rằng có điều gì đó không ổn.
Một số phương pháp chẩn đoán thường được dùng như:
Trong trường hợp đã xác định người bệnh mắc ung thư âm đạo, lúc này các bác sĩ chuyên môn sẽ cần đánh giá mức độ xâm lấn và di căn của ung thư đến đâu bằng việc đánh giá giai đoạn. Quy trình này có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phác đồ điều trị tối ưu cho bệnh nhân.
Các giai đoạn của bệnh được phân loại dựa trên các yếu tố: kích thước, mức độ xâm lấn đến các hạch bạch huyết lân cận, sự di căn đến các bộ phận khác hay chưa. Các giai đoạn ung thư âm đạo gồm cac1 giai đoạn 1 đến 4. Quy định số càng thấp thì ung thư càng ít lan rộng và ngược lại, số cao hơn có nghĩa là ung thư đã lan rộng.
Ung thư âm đạo giai đoạn 1 có nghĩa là ung thư đã bắt đầu phát triển thành thành âm đạo nhưng chưa lan rộng hơn. Giai đoạn đầu được chia thành 2 nhóm, bao gồm:
Giai đoạn này được chia thành 2 nhóm:
Ung thư âm đạo giai đoạn 3 là khi ung thư đã lan ra bên ngoài âm đạo và đến các thành bên của khung chậu. Điều này có thể gây ra vấn đề khi đi tiểu tiện như đau khi đi tiểu hoặc tiểu ra máu. Cũng có thể có các tế bào ung thư đã trong các hạch bạch huyết gần âm đạo.
Ở giai đoạn cuối này ung thư âm đạo tiến triển. Điều này có nghĩa là ung thư đã lan đến các cơ quan khác bên ngoài âm đạo. Giai đoạn 4 được chia thành 2 nhóm, bao gồm:
Có rất nhiều loại phẫu thuật khác nhau, tùy theo vị trí và kích thước khối u. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Do đó, trong quá trình điều trị, các bác sĩ chuyên khoa sẽ giải thích và tư vấn cho người bệnh phương pháp phù hợp nhất tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh.
Các loại phẫu thuật hiện có thể được sử dụng để điều trị ung thư âm đạo bao gồm:
Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư âm đạo được dùng cho hầu hết bệnh nhân. Phương pháp này sử dụng các chùm tia năng lượng cao để diệt các tế bào ung thư. Xạ trị ngoài phương pháp chiếu chùm tia xạ hướng vào âm đạo từ một máy xạ ở ngoài cơ thể thì còn có thể được chiếu bằng cách đặt một ống chiếu xạ vào phía trong âm đạo.
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh hóa xạ cùng lúc với mục đích giúp giảm kích thước khối u, tạo điều kiện quá trình phẫu thuật được thuận lợi hơn. Phương pháp này được gọi là hoá xạ trị đồng thời.
Hoá trị là phương pháp sử dụng hoá chất để điều trị ung thư âm đạo. Hoá chất được đưa vào cơ thể qua một đường truyền tĩnh mạch, từ đó có tác dụng đến toàn bộ cơ thể. So với xạ trị thì hóa trị không phải là phương pháp điều trị ung thư âm đạo phổ biến, tuy nhiên hai phương pháp này có thể được chỉ định thực hiện cùng nhau để làm giảm kích thước và mức độ xâm lấn của khối u trước phẫu thuật.
Đối với phương pháp này người bệnh sẽ gặp các tác dụng phụ không mong muốn như mệt mỏi, đau bụng, rụng tóc. Tuy nhiên, các biểu hiện này cũng sẽ giảm dần theo thời gian.
Một số cách khác đang được thử nghiệm lâm sàng là các nghiên cứu khoa học thử nghiệm loại thuốc điều trị mới trên người mắc bệnh, từ đó làm so sánh đưa ra ưu và khuyết điểm so với các phương pháp điều trị ung thư âm đạo phổ biến. Người bệnh có thể lựa chọn tham gia thử nghiệm lâm sàng nếu phù hợp và có thể dừng bất cứ lúc nào nếu đã đồng ý tham gia.
KHÔNG, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Khi bị chẩn đoán là mắc ung thư âm đạo sự phục hồi của người bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Quan trọng nhất là phát hiện ra bệnh ung thư của bạn. Ở giai đoạn sớm nhất, các bác sĩ thường có thể chữa khỏi ung thư âm đạo. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm là khoảng 67% đối với phụ nữ ở giai đoạn 1 và 2. Điều này có nghĩa là 5 năm sau khi được chẩn đoán hoặc điều trị kịp thời, 67% phụ nữ vẫn còn sống và khoảng 47% cho tất cả các giai đoạn kết hợp. [1]
CÓ THỂ. Đối với một số người, ung thư âm đạo quay trở lại sau khi điều trị , được gọi là tái phát. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải kiểm tra thường xuyên. Nếu ung thư tái phát, bác sĩ chuyên môn có thể xem xét điều trị thêm như phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị.
Đối với bệnh nhân mắc ung thư âm đạo hoặc một số loại khác từ bộ phận sinh dục thì nên hạn chế sinh hoạt tình dục vì quá trình giao hợp có thể gây đau, chảy máu và nhiễm khuẩn. Đặc biệt, người bệnh sau khi thực hiện phẫu thuật cần thời gian để lành vết thương mới có thể quan hệ tình dục được.
Ung thư âm đạo tuy chỉ chiếm tỷ lệ 1–2% của tất cả các bệnh ung thư phụ khoa nhưng lại ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Bệnh có thể lan rộng (di căn) đến các khu vực xa của cơ thể như phổi, gan và xương. Do đó, tiêm chủng vắc xin phòng virus HPV đầy đủ, đúng lịch là chìa khóa ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư âm đạo và các bệnh gây ra do virus HPV hiệu quả.
Hiện nay, vắc xin sốt xuất huyết là giải pháp có thể phòng ngừa bệnh và đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết...
Xem ThêmSùi mào gà là một trong những bệnh lý truyền nhiễm qua đường tình dục gây ra bởi virus HPV. Sùi mào gà không chỉ gây ra...
Xem ThêmTiêm vắc xin phế cầu khuẩn là giải pháp hữu hiệu và an toàn nhất để chống lại sự tác động của vi khuẩn Streptococcus Pneumoniae -...
Xem ThêmNên tiêm phế cầu 10 hay 13 là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Vi khuẩn phế cầu là nguyên nhân hàng đầu gây ra...
Xem ThêmSùi mào gà ở miệng là bệnh khá phổ biến gây ra bởi virus HPV chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục không lành mạnh. Bệnh...
Xem ThêmĐến tháng 6/2021, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 16.616 hộ nuôi chó mèo, với tổng số chó mèo đã được tiêm chủng là 18.043....
Xem Thêm