Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Ung thư vòm họng giai đoạn 3 được các chuyên gia đánh giá là giai đoạn nguy hiểm của bệnh với các dấu hiệu rõ ràng, mức độ tình trạng bệnh là nghiêm trọng. So với giai đoạn 1 và 2, việc kiểm soát và kìm hãm các khối u giai đoạn 3 khó khăn hơn rất nhiều. Lúc này thể trạng người bệnh bị suy giảm kèm theo các triệu chứng chán ăn, mất ngủ, thiếu máu, sụt cân, đổi màu da (thường chuyển sang màu vàng rơm) và có thể bị sốt cao do bội nhiễm.
Ung thư vòm họng (hay còn gọi là ung thư hầu họng) – vùng hẹp phía sau khoang mũi, phía trên cổ họng. Ung thư vòm họng ở giai đoạn sớm có các dấu hiệu khó phát hiện, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác về Tai – Mũi – Họng do vùng vòm họng nằm ở vị trí khó quan sát và thăm khám. So với các bệnh ung thư thường gặp khác, tỷ lệ mắc ung thư vòm họng tăng cao và phổ biến hơn ở nam giới.
Các nhà khoa học trên thế giới vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ung thư vòm họng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn trường hợp mắc ung thư vòm họng đều đến từ các nguyên nhân và yếu tố có nguy cơ cao như:
Ung thư vòm họng giai đoạn đầu và giai đoạn 1 thường có các dấu hiệu không rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn với các dấu hiệu của các bệnh lý Tai – Mũi – Họng thông thường. Một số dấu hiệu thường xuất hiện ở các cơ quan có vị trí giải phẫu liên quan mật thiết đến vòm họng như tai, mũi và nền sọ có thể kể đến như đau đầu, ù tai, giảm thính lực, nghẹt mũi, khàn tiếng, đau rát họng.
Ở ung thư vòm họng giai đoạn 2 ngoài các dấu hiệu như hai giai đoạn trên sẽ xuất hiện thêm hạch cổ hoặc góc hàm. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn 3, các dấu hiệu đã dần rõ ràng hơn, các cơn đau dữ dội và đau lan sang các vùng khác. Đây cũng là giai đoạn mà nhiều người bắt đầu phát hiện ra bệnh bởi sự xuất hiện rõ ràng và thường xuyên của các dấu hiệu.
Như thông tin ở trên, so với các dấu hiệu không rõ ràng của ung thư vòm họng giai đoạn đầu, giai đoạn 1 và 2 thì các biểu hiện ung thư vòm họng giai đoạn 3 trở nên rõ ràng và thường xuyên hơn, đây cũng là lúc người bệnh bắt đầu phát hiện ra mình mắc bệnh. Các chuyên gia cho biết dấu hiệu ung thư vòm họng giai đoạn 3 điển hình bao gồm:
Để chẩn đoán các trường hợp mắc ung thư vòm họng nói chung và ung thư vòm họng giai đoạn 3 nói riêng, các bác sĩ sẽ tiến hành một số thăm khám và cận lâm sàng như:
Các chuyên gia sẽ hỏi các thông tin về một số dấu hiệu, triệu chứng và khám hạch vùng cổ, chức năng các dây thần kinh sọ, khám răng để đánh giá tình trạng tổng thể.
Sau khi thăm khám lâm sàng. nếu nghi ngờ ung thư vòm họng, các bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh thực hiện thêm phương pháp nội soi Tai – Mũi – Họng. Phương pháp này sử dụng một ống soi có gắn camera phần đầu ống giúp các bác sĩ quan sát khu vực vòm họng hoặc mũi để theo dõi các dấu hiệu bất thường. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ sinh thiết thông qua phương pháp nội soi để có bằng chứng tế bào ác tính làm xét nghiệm.
Chụp cắt lớp CT hoặc PET/CT là phương pháp cung cấp đồng thời 2 yếu tố: hình ảnh giải phẫu rõ nét của CT và hình ảnh tổn thương sớm về mặt chức năng ở mức độ tế bào, mức độ phân tử của PET. Phương pháp này có ý nghĩa quan trọng giúp bác sĩ quan sát rõ khu vực vòm họng và các hạch vùng cổ, mang lại hiệu quả trong việc xác định vị trí, mức độ xâm lấn và di căn của khối u đối với các mô lành xung quanh.
MRI là phương pháp chụp cộng hưởng từ hạt nhân giúp các bác sĩ quan sát được tất cả những hình ảnh chi tiết phía trong vòm họng dưới sự hỗ trợ của sóng từ trường kết hợp sóng radio cộng hưởng hạt nhân. Trước khi thực hiện phương pháp MRI, người bệnh sẽ được tiêm chất cản quang gadolinium vào tĩnh mạch, sau đó tiến hành tìm mức độ xâm lấn và di căn của khối u ở ung thư vòm họng giai đoạn 3.
Tuy không phải là giai đoạn sớm của ung thư vòm họng nhưng với sự tiến bộ vượt bậc của y học hiện đại, người mắc ung thư vòm họng giai đoạn 3 vẫn có thể kiểm soát bệnh, phục hồi tốt nếu được điều trị tích cực với phác đồ hợp lý.
Ung thư vòm họng nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực, mang lại khả năng phục hồi cao, kéo dài sự sống cho người bệnh. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nếu thấy có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ mắc ung thư vòm họng, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám để phát hiện bệnh sớm, giúp việc điều trị dễ dàng và ít tốn kém hơn.
Để điều trị cho người mắc ung thư vòm họng giai đoạn 3 bác sĩ sẽ đánh giá từng trường hợp cụ thể nhằm đưa ra phương pháp điều trị hợp lý. Hóa trị cùng với xạ trị, phẫu thuật, điều trị nhắm mục tiêu là những phương pháp phổ biến trong điều trị bệnh nhân mắc ung thư vòm họng nói chung và ung thư vòm họng giai đoạn 3 nói riêng. Hóa trị và xạ trị là phương pháp phổ biến nhất, trong khi đó phương pháp phẫu thuật thường hạn chế và chỉ được chỉ định với mục đích lấy hạch, khối u còn sót lại sau xạ trị.
Phương pháp hóa trị có thể được chỉ định chung với xạ trị để tăng hiệu quả trong điều trị đối với những trường hợp các khối u đã xâm lấn và di căn.
Phương pháp điều trị nhắm mục tiêu là phương pháp điều trị bằng các loại thuốc nhắm trúng đích như Cetuximab (Erbitux), được bác sĩ áp dụng trong những trường hợp thuốc hóa trị không hoạt động hoặc sử dụng để bổ trợ cho quá trình hóa trị được tốt hơn. Thuốc nhắm trúng đích Cetuximab sử dụng để truyền qua đường tĩnh mạch, một lần/tuần hoặc cách tuần. Chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ nhưng nhìn chung chúng nhẹ hơn so với thuốc hóa trị.
Trong quá trình điều trị ung thư vòm họng giai đoạn 3 người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như biến đổi vị giác, chán ăn, ăn uống kém do nuốt đau, cơ thể mệt mỏi, viêm da,… Một số trường hợp khác người bệnh có thể gặp tác dụng phụ muộn, các tác dụng muộn xuất hiện sau một thời gian như xương hàm bị hoại tử, suy giáp hay xơ cứng vùng cổ,…
Theo các chuyên gia, khả năng chữa khỏi ung thư vòm họng giai đoạn 3 thực tế tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như: bệnh đang ở giai đoạn nào, thể trạng sức khỏe của người bệnh, phương pháp điều trị cũng như chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi chăm sóc tốt đối với người bệnh. Do đó, ở mỗi giai đoạn bệnh, khả năng điều trị khỏi và phục hồi sau điều trị của mỗi trường hợp là hoàn toàn khác nhau.
Đối với người bệnh mắc ung thư vòm họng giai đoạn 3, các khối u đã phát triển với kích thước lớn và xuất hiện sự xâm lấn, di căn tới các vùng lân cận và cơ quan khác trong cơ thể khiến việc điều trị ung thư trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Chính vì vậy, khả năng điều trị khỏi ung thư vòm họng giai đoạn 3 sẽ thấp hơn so với các giai đoạn trước đó.
Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh đã ở giai đoạn 3, người bệnh cũng không nên quá suy sụp bởi song song với việc tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ thì tinh thần lạc quan và nghị lực mạnh mẽ của bệnh nhân góp phần quan trọng giúp bệnh tiến triển tốt hơn. Tiên lượng người mắc ung thư vòm họng giai đoạn 3 có khoảng 66% cơ hội sống tốt sau 5 năm nếu có tải lượng virus EBV thấp dưới 400 copies/mL. Nếu tải lượng virus EBV cao thì tỉ lệ này chỉ ở mức 54%.
Các chuyên gia chó biết ung thư vòm họng giai đoạn 3 có tái phát không được đánh giá dựa vào một số yếu tố như giai đoạn của bệnh, sức khỏe của người bệnh có đáp ứng tốt các phương pháp điều trị hay không, điều kiện kinh tế có đủ để theo hết liệu trình.
Đối với ung thư vòm họng giai đoạn 3 vẫn có khả năng nhỏ tái phát sau điều trị. Lý do bởi giai đoạn này các khối u đã di căn sang các cơ quan khác, một số tế bào ung thư rất nhỏ không thể phát hiện dẫn tới không điều trị triệt để. Trong trường hợp người bệnh tái phát sau điều trị, bác sĩ sẽ đánh giá dựa vào 3 loại ung thư tái phát, bao gồm: tái phát tại chỗ, tái phát vùng, tái phát xa để quyết định người bệnh có tiếp tục điều trị nữa hay không.
Tiên lượng sống của người mắc ung thư vòm họng giai đoạn 3 (được hiểu là thời gian sống sót của bệnh nhân mắc ung thư vòm họng sau 5 năm tính từ thời điểm bắt đầu phát hiện bệnh). Theo đó các con số thống kê trong một thập kỷ gần đây cho thấy nếu:
Với bệnh nhân mắc ung thư nói chung và ung thư vòm họng giai đoạn 3 nói riêng, nghị lực mạnh mẽ cùng tinh thần lạc quan được đánh giá là yếu tố rất quan trọng giúp quá trình điều trị tốt và phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Gia đình và người thân nên động viên giúp người bệnh vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Dựa vào tình trạng bệnh, tổng thể sức khỏe của người bệnh và các yếu tố khác, bác sĩ điều trị sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Chính vì vậy, người bệnh hãy tin tưởng và tuân thủ phác đồ bác sĩ điều trị đưa ra. Quá trình điều trị bệnh ung thư nói chung và ung thư vòm họng giai đoạn 3 nói riêng khiến bệnh nhân mệt mỏi, gặp nhiều đau đớn, tuy nhiên bạn cần giữ tinh thần lạc quan để vượt qua và chống lại căn bệnh nguy hiểm này.
Gia đình có thể tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ điều trị để lựa chọn chế độ ăn hàng ngày tốt nhất cho người bệnh. Trong quá trình điều trị bệnh nhân ung thư vòm họng sẽ gặp đau ở vùng vòm họng, khó nuốt, chán ăn, do đó cần chế biến những loại thức ăn lỏng, mềm, cung cấp đủ các dưỡng chất mà người bệnh dễ hấp thu và được các chuyên gia khuyến khích sử dụng.
Giai đoạn cuối cùng của ung thư vòm họng (giai đoạn 4) được đánh giá là rất nguy hiểm những tế bào ung thư lúc này đã phát triển mạnh mẽ và rầm rộ, lây lan đến các vùng hay cơ quan khác trong cơ thể người bệnh. Do đó, các dấu hiệu của bệnh đã có biểu hiện nghiêm trọng, việc điều trị trở nên khó khăn và khả năng khỏi bệnh không cao. Các chuyên gia cho biết mục tiêu điều trị cho những trường hợp mắc ung thư giai đoạn cuối chủ yếu là chăm sóc giảm nhẹ, làm thuyên giảm các triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh từ đó giúp kéo dài thời gian sống càng lâu càng tốt.
Các nhà khoa học cho biết hầu hết các yếu tố có nguy cơ gây bệnh ung thư vòm họng đều khó kiểm soát được bởi có đến 70% nguyên nhân ung thư do yếu tố ngoại lai và 30% còn lại do yếu tố nội tại và di truyền. Do đó, việc chủ động phòng ngừa ung thư vòm họng chính là cách làm giảm nguy cơ mắc bệnh hiệu quả nhất.
Ngày nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ung thư vòm họng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã tìm được virus Epstein – Barr hoặc HPV các type nguy cơ cao như HPV type 16 và HPV type 18 có khả năng gây ung thư vòm họng ở bất kỳ đối tượng nào. Do đó, tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, u nhú sinh dục… do HPV ngay từ sớm.
Việt Nam hiện đang chính thức lưu hành và sử dụng 2 loại vắc xin ngăn ngừa virus HPV là:
Kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng/lần giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời ung thư vòm họng.
Tỷ lệ mắc ung thư vòm họng do virus HPV tăng cao ở những người có đời sống tình dục không an toàn và lành mạnh. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên xây dựng đời sống tình dục lành mạnh và sử dụng bao cao su khi quan hệ là bộ đôi phương pháp hạn chế tối đa nguy cơ mắc ung thư vòm họng ở cả nam và nữ giới.
Các chuyên gia cho biết để phòng ngừa ung thư vòm họng giai đoạn 3, người bệnh cần bỏ ngay những thói quen xấu như hút nhiều thuốc lá, thường xuyên dùng chất kích thích như rượu bia hay các món ăn lên men trong chế độ ăn hàng ngày.
Ung thư vòm họng giai đoạn 3 được các chuyên gia đánh giá là giai đoạn tiến triển tại chỗ – tại vùng vòm họng. Khác với 2 giai đoạn trước, ở giai đoạn này khối u đã phát triển và xâm lấn các vùng lân cận như nền sọ, các xoang mũi, cột sống cổ và di căn hạch cổ hai bên (gọi còn là nhóm hạch cổ cao) khiến bệnh nhân đau nhức, nghẹt mũi thậm chí hạch cổ loét ra da. Do đó, việc thăm khám định kỳ và tầm soát ung thư vòm họng rất cần thiết, việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp việc điều trị bớt khó khăn, đỡ tốn kém chi phí hơn cho người bệnh.
Viêm gan B là căn bệnh “nhiễm trùng thầm lặng” gây ra gánh nặng vô cùng lớn trên toàn cầu. Ước tính hiện nay có đến 300...
Xem ThêmCúm mùa là bệnh truyền nhiễm với tốc độ lây lan nhanh chóng do virus cúm (Influenza virus) gây ra. Cúm mùa gây ra các triệu chứng...
Xem ThêmUng thư vòm họng giai đoạn cuối có tiên lượng xấu, việc điều trị khó khăn bởi các tế bào ung thư ác tính đã di căn...
Xem ThêmBệnh bạch hầu từng là cơn ác mộng trong lịch sử khi gây ra hàng loạt ca lây nhiễm và tử vong. Kể từ năm 1923, khi...
Xem ThêmUng thư vòm họng được chia thành các giai đoạn từ giai đoạn 0 đến giai đoạn IV trong đó ung thư vòm họng giai đoạn 2...
Xem ThêmTrên thế giới, ung thư vòm họng tuy không phổ biến như các loại ung thư gan, phổi, đường tiêu hóa thường gặp nhưng vẫn là mối...
Xem Thêm