Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Các bệnh lý khác như cảm cúm, viêm họng, viêm đường hô hấp thường bị nhầm lẫn với ung thư vòm họng giai đoạn 1, khiến cho việc chẩn đoán bị trì trệ và việc điều trị không kịp thời, dẫn đến sự tiến triển của bệnh. Khi phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, tỷ lệ khỏi bệnh cao và thời gian sống còn được kéo dài. Ước tính cho thấy hơn 80% bệnh nhân có thể sống trên 5 năm.
Ung thư vòm họng (Nasopharyngeal Carcinoma – NPC) là một dạng bệnh ác tính xuất phát từ các tế bào ở khu vực cao nhất của hầu họng, nằm ngay phía sau mũi. Ung thư vòm mũi họng thường là loại ung thư biểu mô không biệt hóa và là một trong những loại ung thư phổ biến và có tính chất địa phương. [1]
Nguyên nhân chính gây ra ung thư vòm họng gồm có:
Phát hiện sớm ung thư vòm họng giúp cho việc điều trị được bắt đầu ngay từ khi bệnh còn ở giai đoạn sơ khởi, khi đó tỷ lệ chữa khỏi là rất cao. Khi phát hiện sớm, việc điều trị còn dễ dàng hơn và đòi hỏi ít phương pháp can thiệp hơn, giúp giảm đau và tăng cơ hội tiến hành chữa trị thành công, giúp cho người bệnh và gia đình có thời gian chuẩn bị tâm lý và vật chất để đối mặt với quá trình điều trị và chăm sóc sức khỏe. Ngược lại, phát hiện ung thư vòm họng trong giai đoạn muộn có thể gây nhiều vấn đề khác nhau và có thể buộc người bệnh phải đến các ca phẫu thuật lớn hơn và điều trị y tế phức tạp hơn.
Ở giai đoạn đầu của ung thư vòm họng, có rất ít hoặc thậm chí là không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, có thể xuất hiện một số dấu hiệu không đau và chưa được chú ý đến như:
Giai đoạn đầu của ung thư vòm họng là giai đoạn sớm nhất khi khối u vẫn nhỏ và chưa lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Ở giai đoạn này, ung thư vòm họng có thể không gây ra các triệu chứng rõ ràng hoặc chỉ gây ra một số triệu chứng như khó nuốt, ho, đau vòm họng hoặc vạch đỏ trên vòm miệng. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị, ung thư vòm họng tiếp tục phát triển và lan rộng ra các bộ phận lân cận. Giai đoạn 1 của ung thư vòm họng là khi khối u đã bắt đầu phát triển và lan sang một phần của vòm họng như hầu họng, khoang mũi,… [2]
Một số triệu chứng của ung thư vòm họng ở giai đoạn 1 có thể bao gồm: khó nuốt, đau vòm họng hoặc tai, ho, hắt hơi hoặc khó thở. Tuy nhiên, các triệu chứng này cũng có thể xuất hiện ở các bệnh lý khác và không chỉ xuất hiện ở ung thư vòm họng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, ung thư vòm họng có thể tiến triển đến giai đoạn nặng hơn, lan rộng sang các bộ phận khác của cơ thể, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn và khó điều trị hơn.
Ở giai đoạn 1, bệnh thường bị nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh lý hô hấp thông thường, đôi khi không có triệu chứng, gây khó khăn trong chẩn đoán. Do đó, bệnh thường chỉ được phát hiện khi ung thư vòm họng đã tiến vào giai đoạn tiến xa và di căn, gây ra khó khăn trong quá trình điều trị và mang lại nhiều đau đớn cho người bệnh.
Ở giai đoạn 1 của ung thư vòm họng, khi khối u chưa lan sang các bộ phận khác, có thể xuất hiện một số dấu hiệu không đặc hiệu hoặc những triệu chứng nhẹ như:
Nếu không được chẩn đoán kịp thời, bệnh sẽ tiến triển và gây ra những triệu chứng của giai đoạn tiến xa như:
Tuy nhiên, có thể xuất hiện các triệu chứng khác tùy thuộc vào vị trí của khối u trên vòm họng. Chính vì vậy, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến vòm họng và kéo dài trong thời gian dài, nên tới bác sĩ để được khám và chẩn đoán.
Ở giai đoạn 1, đã bắt đầu xuất hiện các khối u nhưng những khối u hiện tại vẫn giới hạn trong vòm họng, không lan sang các hạch lympho vùng lân cận và chưa di căn đến các cơ quan khác ở xa. Ung thư vòm họng là một loại ung thư biểu mô tế bào vảy, thường xuất hiện ở phần sau vòm họng hoặc khu vực thắt vòm họng, còn được gọi là “ngách hầu” (50%). Các khối ung thư cũng có thể phát triển ở cổ họng, thanh quản hoặc amidan.
Ung thư vòm họng giai đoạn 1 khối u nhỏ xuất hiện trong vòm họng là dấu hiệu của giai đoạn đầu của ung thư vòm họng. Khối u này thường có kích thước không quá 2,5cm và ban đầu chỉ giới hạn trong vòm họng, nhưng sau đó có thể tiến vào thanh quản.
Ở giai đoạn 1, ung thư vòm họng có thể được chẩn đoán thông qua các phương pháp sau:
Hóa trị là một trong những phương pháp điều trị toàn thân phổ biến được sử dụng để chữa trị ung thư vòm họng. Hóa trị có thể ức chế sự tăng sinh, phát triển và phân chia của tế bào ung thư.
Các phương pháp đường dùng hóa trị bao gồm:
ASCO khuyến nghị sử dụng hóa trị trong trường hợp những bệnh nhân mắc ung thư vòm họng từ giai đoạn II-IVA. Cụ thể:
Trong đó, hóa trị cảm ứng có thể áp dụng kết hợp của:
Xạ trị là phương pháp sử dụng tia X có năng lượng cao hoặc các hạt năng lượng khác để tiêu diệt tế bào ung thư. Một lịch trình xạ trị thường bao gồm một số phương pháp điều trị cụ thể được áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định.
Hiện nay, xạ trị dùng để điều trị ung thư có nhiều hình khác nhau, bao gồm:
Đây là phương pháp xạ trị phổ biến nhất dùng để điều trị ung thư vòm họng, còn được gọi là xạ trị 3D hoặc xạ trị điều biến liều (IMRT). Bằng cách sử dụng tia xạ từ bên ngoài cơ thể vào khối u, phương pháp xạ trị IMRT cho phép phân phối liều xạ trị hiệu quả hơn, đồng thời giảm tổn thương cho các tế bào khỏe mạnh và ít gây ra tác dụng phụ hơn.
Xạ trị bên ngoài được Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO) khuyến nghị Khuyến nghị cho các bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn II – IVA.
Đây là liệu pháp sử dụng hạt proton năng lượng cao thay cho tia năng lượng X để chiếu xạ từ bên ngoài nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Để giảm liều bức xạ tới các cấu trúc lân cận như các dây thần kinh thị giác trong mắt và thân não khi điều trị các khối u ở nền sọ, liệu pháp xạ trị proton có thể được áp dụng. Đây là phương pháp được khuyến nghị cho bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn muộn và khi các khối di căn nằm gần các bộ phận của hệ thần kinh trung ương như não và tủy sống.
Phương pháp điều trị ung thư vòm họng này có khả năng chính xác hóa trong liệu pháp bức xạ (xạ trị) nhắm thẳng đến khối u. Phương pháp xạ phẫu này có thể được áp dụng để điều trị các khối xâm lấn vào cấu trúc xương sọ hoặc các khối u tái phát trong não.
Đây là phương pháp xạ trị bằng cách cấy ghép thiết bị. Các thiết bị này thường là các hạt/que nhỏ chứa chất phóng xạ vào vị trí bị ung thư hoặc gần đó. Bộ phận được cấy ghép thiết bị phóng xạ sẽ được giữ trong vài ngày trong khi bệnh nhân ở lại theo dõi tại bệnh viện. Phương pháp này có thể được sử dụng để điều trị khối u di căn lần đầu tiên hoặc để điều trị ngay từ giai đoạn ban đầu.
Phương pháp phẫu sẽ thực hiện loại bỏ khối u cùng một số mô khỏe mạnh xung quanh. Tuy nhiên, phương pháp này không được áp dụng rộng rãi trong điều trị ung thư vòm họng vì khu vực này khó tiếp cận và rất nhạy cảm, gần những dây thần kinh và mạch máu.
Khi nghi ngờ ung thư đã lây lan đến hạch bạch huyết, bác sĩ có thể đề xuất mổ xẻ cổ để loại bỏ các hạch bạch huyết ở cổ. Đối với ung thư biểu mô không biệt hóa của vòm họng, việc phải tách cổ có thể là cần thiết.
Việc bóc tách cổ có thể gây ra các hiện tượng như tê bì tai, gây ra yếu cơ khi giơ cánh tay lên trên đầu và yếu môi dưới. Tác dụng phụ này là do chấn thương các dây thần kinh trong khu vực được thực hiện. Tình trạng yếu môi dưới và cánh tay có thể mất sau vài tháng tùy thuộc vào loại bóc tách cổ. Tuy nhiên, nếu dây thần kinh bị cắt bỏ hoặc bị tổn thương trong quá trình mổ xẻ, bóc tách cổ, tình trạng yếu có thể tồn tại vĩnh viễn hoặc thậm chí cũng có thể gây ra sưng bạch huyết, gây biến dạng khuôn mặt,…
Thông qua các nghiên cứu thực tiễn lâm sàng, tỷ lệ các ca bệnh ung thư vòm họng giai đoạn 1 được điều trị thành công sau khi áp dụng phương pháp xạ trị triệt để đơn thuần cao trên 90%. Sử dụng các kỹ thuật xạ trị tiên tiến như xạ trị điều biến liều (IMRT) đã đem lại sự kiểm soát bệnh hiệu quả trên thực tế, phản ánh được tính khả quan trong việc giảm thiểu các biến chứng cấp và mạn tính liên quan tới điều trị, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
CÓ. Mặc dù ung thư vòm họng giai đoạn 1 có tỷ lệ t chữa khỏi cao hơn so với các giai đoạn sau đó, nhưng khả năng tái phát sau điều trị vẫn có thể xảy ra. Bởi trong nhiều trường hợp, khối u không được loại bỏ hoàn toàn trong quá trình điều trị ban đầu và việc loại bỏ hoàn toàn khối u cũng không đảm bảo rằng đã loại bỏ hoàn toàn virus gây bệnh, nếu vẫn còn virus gây bệnh, chúng vẫn sẽ tiếp tục gây hại các tế bào ở vòm họng, tích tụ thành khối u và gây ung thư.
Trong giai đoạn 1 của bệnh, khi các khối u của ung thư chỉ xuất hiện giới hạn trong vòm họng mà chưa lây lan sang các hạch bạch huyết khác hoặc di căn xa sang các cơ quan khác của cơ thể, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân là khả quan nhất. Khoảng 72% bệnh nhân ung thư vòm họng được chẩn đoán ở giai đoạn này có cơ hội sống được 5 năm.
Việc chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân mắc ung thư vòm họng giai đoạn 1 nhằm giúp hỗ trợ quá trình điều trị và tối đa hóa chất lượng cuộc sống của họ. Chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân mang ung thư vòm họng giai đoạn 1 cần chú ý:
Trong giai đoạn cuối cùng của ung thư vòm họng, bệnh nhân bị suy giảm chức năng hoàn toàn về thể trạng cũng như chức năng hoạt động của hệ miễn dịch. Khu vực họng sưng nề, đau và có thể xuất hiện các vết loét hoại tử và chảy máu. Hạch bị sưng to, đau đớn và có khả năng hoại tử.
Sự suy giảm toàn thân của hệ miễn dịch có thể dẫn đến nguy cơ bị mắc các bệnh lý khác, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng và các loét hoại tử có thể xuất hiện tại khu vực ung thư và các vùng lân cận. Ngoài các triệu chứng của ung thư vòm họng, bệnh nhân còn có dấu hiệu của các vùng bị di căn.
Đa số các yếu tố nguy cơ gây ung thư vòm họng như nghiện thuốc lá, tiếp xúc với các chất gây ung thư, quan hệ tình dục, nhiễm virus HPV,… đều là các yếu tố khó có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, có thể giảm nguy cơ ung thư vòm họng bằng cách thực hiện các phương pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh như:
Vắc xin Gardasil và Gardasil 9 phòng HPV là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả hàng đầu hiện nay với khả năng giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus HPV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm các loại ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo và ung thư vòm họng ở cả nam và nữ giới. Vắc xin phòng HPV có thể kích thích cơ thể sản xuất kháng thể chống lại virus HPV.
Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC hiện đang cung cấp đầy đủ cả hai loại vắc xin phòng HPV hiệu quả cao là Gardasil và Gardasil 9 với số lượng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêm phòng bệnh liên quan đến virus HPV đang tăng cao trong cộng đồng.
Trong đó, vắc xin Gardasil có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi sự lây nhiễm của 4 chủng virus HPV nguy hiểm, bao gồm HPV type 6, 11, 16 và 18. Vắc xin này được khuyến cáo để tiêm phòng cho trẻ em và phụ nữ, đặc biệt là trong độ tuổi từ 9 đến 26 để ngăn ngừa sự lây nhiễm các bệnh liên quan đến virus HPV qua đường tình dục, bao gồm u nhú sinh dục, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư hậu môn và các bệnh tình dục nguy hiểm khác.
Vắc xin Gardasil 9 có phạm vi bảo vệ rộng hơn nhiều so với Gardasil, vượt trội trong việc bảo vệ cơ thể khỏi 9 chủng virus HPV phổ biến và nguy hiểm nhất hiện nay, bao gồm HPV type 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58. Vắc xin Gardasil 9 được khuyến cáo cho trẻ em, thanh niên nam, nữ và cộng đồng LGBT trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi để phòng ngừa nhiều loại bệnh lý nguy hiểm lây qua đường tình dục, bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục và các bệnh lý khác do nhiễm HPV gây ra.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một phương pháp phòng ngừa rất quan trọng nhắm sớm phát hiện và chữa trị bệnh ở giai đoạn đầu, từ đó tăng cơ hội hồi phục và giảm tỷ lệ tử vong. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ nên được thực hiện 6 tháng 1 lần bởi cứ theo chu kỳ nửa năm, cơ thể người lại có xu hướng xuất hiện những thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, chu kỳ này sẽ ngắn hơn, thường xuyên hơn tùy vào từng đối tượng với tiền sử bệnh, tuổi tác, tình trạng sức khỏe hiện tại các các yếu tố nguy cơ sức khỏe khác nhau.
Các phương pháp kiểm tra sức khỏe định kỳ bao gồm:
Các phương pháp sinh hoạt tình dục lành mạnh là các hoạt động tình dục được thực hiện một cách an toàn và tránh các hành vi nguy hiểm cho sức khỏe.Những phương pháp tình dục lành mạnh được khuyến khích và thực hiện bởi các chuyên gia y tế nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các bệnh tình dục như ung thư vòm họng.
Sinh hoạt tình dục an toàn có thể giúp phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm virus HPV. Sinh hoạt tình dục lành mạnh có thể được thực hiện thông qua: luôn sử dụng bảo vệ khi thực hiện hành động tình dục (màng chắn y khoa, bao cao su,…) và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục. Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả phòng ngừa, người ta cần duy trì mối quan hệ tình dục chung thủy 1 vợ – 1 chồng.
Một số thói quen xấu có thể gây nguy cơ cao gây ung thư vòm họng và cần được loại bỏ, bao gồm:
Ung thư vòm họng giai đoạn 1 là giai đoạn sớm của bệnh, khi khối u còn nhỏ và chưa lan sang các vùng khác trong cơ thể. Đây là giai đoạn mang đến cơ hội điều trị hiệu quả và tăng khả năng phục hồi cho bệnh nhân. Vì vậy, nếu phát hiện bản thân bị ung thư vòm họng hoặc nghi ngờ ung thư vòm họng, cần nhanh chóng tiếp nhận sự thăm khám và điều trị của bác sĩ chuyên khoa để đạt được kết quả tốt nhất.
Hiện nay, vắc xin sốt xuất huyết là giải pháp có thể phòng ngừa bệnh và đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết...
Xem ThêmTheo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên toàn cầu có hơn 59.000 người tử vong vì bệnh dại, phần lớn...
Xem ThêmTiêm vắc xin dại có ảnh hưởng đến trí nhớ không? Đây là nỗi lo của rất nhiều gia đình trước khi lựa chọn có nên tiêm...
Xem ThêmNhiều ý kiến cho rằng sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ là tình trạng báo hiệu cho việc bệnh nhân đang phục hồi và sắp khỏi bệnh,...
Xem ThêmNgày nay, các bệnh lý liên quan đến tai, mũi và họng trở nên phổ biến. Trong đó, ung thư vòm họng là một căn bệnh có...
Xem ThêmTiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sinh sản không là một trong những lo ngại của hầu hết các chị em phụ nữ đang có dự...
Xem Thêm