Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Ung thư cổ tử cung là bệnh khá phổ biến và nguy hiểm ở giới nữ. Xác định ung thư cổ tử cung có lây không và bệnh có di truyền không giúp phụ nữ biết cách chủ động phòng ngừa tốt nhất cho mình và người thân.
Không. Ung thư cổ tử cung là sự phát triển bất thường của các mô trong cổ tử cung – phần dưới của tử cung kết nối với âm đạo. Bệnh ung thư cổ tử cung không phải là bệnh truyền nhiễm, không gây lây nhiễm, tuy nhiên virus HPV – tác nhân có liên quan đến 90% các trường hợp ung thư cổ tử cung thì có thể lây nhiễm.
Virus HPV là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm ở vùng sinh dục của cả nam và nữ. HPV lây nhiễm qua nhiều con đường nhưng chủ yếu là lây qua quan hệ tình dục, bao gồm quan hệ tình dục qua đường miệng, đường âm đạo và hậu môn. Bất cứ ai có quan hệ tình dục đều có thể bị lây nhiễm HPV ngay cả khi chỉ có mộ bạn tình. Các triệu chứng có thể xuất hiện sau nhiều năm từ khi quan hệ tình dục với người có virus HPV.
Ngoài ra, virus HPV cũng được ghi nhận có thể lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp qua da; dùng chung đồ lót; từ mẹ sang con.
Cùng với sự hiện diện của virus HPV, những yếu tố như quan hệ tình dục sớm, nhiều bạn tình, vệ sinh sau quan hệ kém, sinh đẻ nhiều, mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, hút thuốc lá, dùng thuốc tránh thai nhiều, stress… sẽ làm gia tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung.
Khi đã mắc bệnh ung thư cổ tử cung, nếu phát hiện và điều trị trễ, không điều trị hoặc điều trị sai cách, người suy giảm miễn dịch cũng tăng nguy cơ tiến triển của khối u, dẫn đến di căn, xâm lấn đến các tạng xung quanh, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Ung thư cổ tử cung không phải là bệnh di truyền. Tuy nhiên, virus HPV được xác định có thế lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình thai kỳ. Một số chuyên gia nghiên cứu cũng cho rằng mẹ mắc ung thư cổ tử cung thì con có khả nặng mắc bệnh này cao hơn bình thường.
Dù bệnh ung thư cổ tử cung không lây nhưng bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tình dục, sinh sản của phụ nữ, nhất là các trường hợp phát hiện ở giai đoạn trễ, lúc này phương pháp điều trị thường là cắt bỏ tử cung hoặc hóa xạ trị. Do đó, nữ giới nên lưu ý những dấu hiệu của bệnh để phát hiện và điều trị sớm bằng các phương pháp điều trị thích hợp. Ở giai đoạn sớm, phụ nữ có thể điều trị bảo tồn cổ tử cung và vẫn có thể mang thai, sinh con.
Các dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung mà phụ nữ cần lưu ý gồm:
Sau khi tầm soát phát hiện mắc ung thư cổ tử cung, cùng với tuân thủ phác đồ điều trị được bác sĩ chỉ định phù hợp với giai đoạn bệnh, người bệnh nên có chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng và luyện tập sức khỏe hợp lý nâng cao thể trạng.
Hiện nay, ung thư cổ tử cung do virus HPV đã được phòng ngừa hiệu quả bằng vắc xin. Hệ thống tiêm chủng VNVC đang triển khai tiêm chủng 2 loại vắc xin phòng ngừa virus HPV, gồm vắc xin Gardasil và vắc xin Gardasil 9.
Vắc xin Gardasil giúp phòng ngừa hiệu quả 4 type virus HPV là HPV 6/11/16/18, đối tượng khuyến cáo tiêm ngừa là nữ giới trong độ tuổi từ 9-26 tuổi với phác đồ 3 liều, hoàn thành phác đồ trong vòng 6 tháng.
Vắc xin Gardasil 9 là vắc xin thế hệ mới mở rộng phạm vi cũng như đối tượng phòng ngừa các bệnh do virus HPV, giúp phòng ngừa hiệu quả lên đến 9 type virus HPV 6/11/16/18/31/33/45/52/58 và tiêm được cho cả nam và nữ. Gardasil 9 lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam với sự phân phối của Hệ thống tiêm chủng VNVC trên toàn quốc. Độ tuổi chủng ngừa là nam và nữ từ 9 tuổi đến dưới 27 tuổi, trong đó độ tuổi từ 9-14 tuổi tiêm vắc xin với phác đồ 2 liều, mỗi liều cách nhau 6-12 tháng; người từ 15 tuổi trở lên tiêm theo phác đồ 3 liều (0, 2, 6 tháng) và hoàn thành trong vòng 1 năm. Những người đã hoàn thành phác đồ 3 liều vắc xin Gardasil 4 có thể nhận thêm 3 liều vắc xin Gardasil 9 để tăng cường hiệu quả phòng bệnh đối với các type HPV bổ sung.
Như vậy bệnh ung thư cổ tử cung có lây không đã được giải đáp. Mặc dù bệnh không gây lây nhiễm nhưng virus HPV gây bệnh lại có khả năng lây qua nhiều con đường, gây bệnh và gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như khả năng làm mẹ của nữ giới. Do đó, phòng ngừa virus HPV từ sớm là biện pháp quan trọng và cần thiết. Bên cạnh chủ động tiêm vắc xin phòng ngừa HPV, nhận biết sớm các dấu hiệu ung thư cổ tử cung giúp nữ giới được điều trị bệnh hiệu quả ở giai đoạn bệnh sớm, bảo tồn chức năng mang thai và sinh con.
Tiêm vắc xin ngừa virus HPV là phương pháp hiệu quả, an toàn và tiết kiệm phòng ung thư cổ tử cung và một số bệnh lây...
Xem ThêmUng thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, mụn cóc sinh dục, các tổn thương tiền ung thư...
Xem ThêmĐến tháng có tiêm HPV được không? Là thắc mắc của rất nhiều phụ nữ khi có ý định tiêm vắc xin phòng virus HPV - nguyên...
Xem ThêmUng thư cổ tử cung di căn được xem là giai đoạn muộn của bệnh. Việc điều trị lúc này vô cùng khó khăn, tốn kém và...
Xem ThêmTiêm vắc xin HPV có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Tiêm HPV có bị chậm kinh không? Là các vấn đề được nhiều phụ nữ quan...
Xem ThêmViệc tiêm chủng rất cần thực hiện theo nguyên tắc đúng lịch, đủ mũi để phát huy tốt nhất hiệu quả bảo vệ của vắc xin. Vậy...
Xem Thêm