Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 được xác định bằng sự xâm lấn của tế bào ung thư từ cổ tử cung lan ra mô tử cung. Điều trị ở giai đoạn này chủ yếu dùng hóa xạ trị kết hợp, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 77%.
Một người sau khi có chẩn đoán xác định mắc bệnh ung thư cổ tử cung sẽ được các bác sĩ xác định tế bào ung thư có di căn hay không, nếu có thì đã di căn đến những bộ phận nào. Tình trạng này được phân chia thành các giai đoạn ung thư nhằm mô tả mức độ lan rộng của tế bào ung thư trong cơ thể, mức độ nghiêm trọng của bệnh và phương pháp điều trị. Giai đoạn ung thư là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp bác sĩ xác định phương pháp điều trị cũng như mức độ thành công của điều trị.
Các giai đoạn bệnh ung thư có thể được hình dung qua 3 câu hỏi:
Hệ thống phân loại FIGO (Liên đoàn Phụ khoa và Sản khoa quốc tế) thường được áp dụng cho các bệnh ung thư ở cơ quan sinh sản nữ, trong đó có ung thư cổ tử cung. Đối với ung thư cổ tử cung, giai đoạn bệnh xác định dựa vào kết quả khám lâm sàng của bác sĩ, kết quả sinh thiết, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, soi bàng quang, soi cổ tử cung…
Ung thư cổ tử cung có 4 giai đoạn được đánh số từ I (1) đến IV (4). Con số càng thấp đồng nghĩa mức độ di căn càng thấp.
Giai đoạn 2 của ung thư cổ tử cung là giai đoạn các tế bào ung thư từ cổ tử cung lan ra bên ngoài, xâm lấn vào các mô xung quanh. Đây là giai đoạn cho biết mức độ của bệnh và khả năng di căn của tế bào ung thư.
Mức độ nguy hiểm của giai đoạn ung thư có thể căn cứ vào tỷ lệ sống sót, tức là tỷ lệ phần trăm của những người mắc cùng loại và cùng giai đoạn ung thư trong một khoảng thời gian nhất định (thông thường là 5 năm) kể từ lúc được chẩn đoán. Tỷ lệ sống sót không dự báo bệnh nhân sống được bao lâu nhưng có thể giúp hiểu rõ hơn khả năng thành công của việc điều trị. Có một tỷ lệ từ 20 – 40% bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 bị tái phát sau điều trị, kể cả bằng hóa xạ trị kết hợp.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 được xác định bằng cột mốc các tế bào ung thư đã lan đến ⅔ trên của âm đạo hoặc đến mô xung quanh tử cung. Giai đoạn 2 được chia thành giai đoạn IIA và IIB, dựa trên mức độ di căn của các tế bào ung thư.
Trong giai đoạn IIA, các tế bào ung thư đã lan từ cổ tử cung đến ⅔ phía trên của âm đạo nhưng chưa lan đến các mô xung quanh tử cung (mô tử cung). Tế bào ung thư không lây lan đến các hạch bạch huyết gần đó cũng như lây lan đến những cấu trúc xa hơn.
Giai đoạn IIA được chia thành giai đoạn IIA1 và IIA2 dựa trên kích thước của khối u.
Trong giai đoạn IIB, ung thư đã lan ra ngoài cổ tử cung và tử cung, di căn đến các mô xung quanh tử cung. Tế bào ung thư chưa lây lan sang hạch bạch huyết gần đó và các vùng xa hơn.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 thường được phát hiện từ phương pháp xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (PAP) hoặc khám vì bất thường ở vùng chậu. Một số dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 có thể xuất hiện như:
Những triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 khá phổ biến và có thể là của nhiều bệnh lý khác nhau, chẳng hạn như bị u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, khi có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, cảm thấy sức khỏe trở nên tệ hơn hãy đến gặp bác sĩ ngay. Có những triệu chứng này không đồng nghĩa là bạn bị ung thư cổ tử cung nhưng phải đến bác sĩ kiểm tra, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung giúp việc điều trị hiệu quả hơn, khả năng bảo tồn chức năng sinh sản cao hơn.
Có. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn IB, IIA, IIB là 77%.
Các bác sĩ xác định phương pháp điều trị dựa trên các giai đoạn phát triển của tế bào ung thư, tình trạng sức khỏe chung của từng bệnh nhân, vị trí xuất hiện tế bào ung thư… Khi các tế bào ung thư lan ra ngoài cổ tử cung, phương pháp điều trị chính là hóa trị và xạ trị, có thể phải phẫu thuật. Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 và cả giai đoạn 3, giai đoạn 4A gồm những phương pháp sau:
Xạ trị là điều trị bằng các tia X năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị được thực hiện bằng máy xạ trị bắn chùm tia X vào cơ thể (bức xạ chùm bên ngoài) hoặc bằng cách đặt các viên nang nhỏ có chất phóng xạ trực tiếp vào gần cổ tử cung (bức xạ trong). Xạ trị bên trong cho phép đưa liều lượng bức xạ cao tới khối ung thư đồng thời giảm bức xạ ảnh hưởng đến các mô và bộ phận cơ thể khác xung quanh tử cung.
Việc đưa chất phóng xạ vào cơ thể bệnh nhân được thực hiện bằng một thủ thuật trong phòng phẫu thuật. Một thiết bị nhỏ được đặt vào cổ tử cung và âm đạo, sau đó được “nạp” chất phóng xạ vào. Hầu hết bệnh nhân sẽ được điều trị bằng cả 2 phương pháp xạ trị này. Thông thường xạ trị 5 ngày mỗi tuần, kéo dài trong khoảng 5 tuần.
Hóa trị và xạ trị kết hợp cùng với nhau. Trong quá trình xạ trị, bệnh nhân được hóa trị mỗi tuần một lần hoặc từ 2-3 lần một lần, phụ thuộc vào loại thuốc hóa trị. Hóa trị (dùng thuốc chống ung thư) có thể tiêu diệt tế bào ung thư, giúp xạ trị tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả hơn. Vì vậy, chiến lược hóa xạ trị kết hợp có thể giúp tăng hiệu quả tiêu diệt các tế bào ung thư. Những nghiên cứu cho thấy kết hợp hóa xạ trị giúp cải thiện tỷ lệ thuyên giảm và kéo dài thêm thời gian sống, giảm nguy cơ tái phát ung thư.
Trước những năm 1990, phương pháp điều trị chuẩn của ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 là xạ trị bên ngoài và xạ trị bên trong nhưng không đạt được sự tiến bộ đáng kể nào về hiệu quả điều trị trong nhiều năm. Khoảng 60% bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 sống sót sau 5 năm kể từ khi xạ trị. Nhưng gần đây, tỷ lệ này đã được cải thiện khi bổ sung hóa trị vào quá trình xạ trị.
Chẳng hạn, một số thuốc chống ung thư như Platinol, 5-fluorouracil có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư và làm cho quá trình xạ trị tiêu diệt tế bào ung thư trở nên hiệu quả hơn. Hóa trị cũng có khả năng độc lập với xạ trị trong tiêu diệt các tế bào ung thư.
Trong một nghiên cứu lâm sàng tại Hoa Kỳ, 403 bệnh nhân ung thư cổ tử cung được điều trị bằng xạ trị hoặc xạ trị kết hợp với hóa trị. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn IB, IIA, IIB là 77% khi được điều trị đồng thời hóa trị và xạ trị, so với tỷ lệ 50% khi chỉ xạ trị đơn thuần.
Hóa xạ trị kết hợp có một số ít tác dụng phụ nhỏ ở đường tiêu hóa và huyết học nhưng có thể hồi phục. Tuy nhiên, có một tỷ lệ từ 20 – 40% bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 bị tái phát sau điều trị, kể cả bằng hóa xạ trị kết hợp. Nguyên nhân là có thể một lượng nhỏ tế bào ung thư đã di căn ra ngoài cổ tử cung mà không bị phát hiện bằng các xét nghiệm hiện có. Những tế bào di căn này không bị tiêu diệt bằng hóa trị, sống sót và gây ra các đợt tái phát ung thư cổ tử cung.
Khi ung thư cổ tử cung được xác định đang ở giai đoạn IIA, bệnh nhân có thể được phẫu thuật. Việc phẫu thuật nhằm loại bỏ các hạch bạch huyết ở vùng chậu, sau đó xạ trị hoặc có thể kết hợp hóa trị. Một phương pháp khác là áp dụng hóa trị để thu nhỏ kích thước khối u để phẫu thuật. Thông thường, các bác sĩ phẫu thuật để cắt bỏ hoàn toàn tử cung hoặc cổ tử cung. Việc cắt bỏ các hạch bạch huyết xung quanh cổ tử cung và tử cung là do nguy cơ di căn tế bào ung thư từ cổ tử cung.
Với phụ nữ mang thai, việc chữa trị ung thư cổ tử cung giai đoạn 2, 3 và 4 gồm những phương pháp sau:
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 có thể được điều trị hiệu quả bằng hóa xạ trị kết hợp. Tỷ lệ sống sau 5 năm lên đến 77%. Vì vậy, khi phát hiện có những triệu chứng của ung thư cổ tử cung, hãy thăm khám ngay để được điều trị kịp thời.
Tiêm vắc xin ngừa virus HPV là phương pháp hiệu quả, an toàn và tiết kiệm phòng ung thư cổ tử cung và một số bệnh lây...
Xem ThêmUng thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, mụn cóc sinh dục, các tổn thương tiền ung thư...
Xem ThêmĐến tháng có tiêm HPV được không? Là thắc mắc của rất nhiều phụ nữ khi có ý định tiêm vắc xin phòng virus HPV - nguyên...
Xem ThêmUng thư cổ tử cung di căn được xem là giai đoạn muộn của bệnh. Việc điều trị lúc này vô cùng khó khăn, tốn kém và...
Xem ThêmTiêm vắc xin HPV có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Tiêm HPV có bị chậm kinh không? Là các vấn đề được nhiều phụ nữ quan...
Xem ThêmViệc tiêm chủng rất cần thực hiện theo nguyên tắc đúng lịch, đủ mũi để phát huy tốt nhất hiệu quả bảo vệ của vắc xin. Vậy...
Xem Thêm