Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có tỷ lệ sống sau 5 năm thấp, chỉ khoảng 25-35%. Phát hiện sớm, điều trị tích cực, duy trì tinh thần lạc quan và giữ gìn sức khỏe là điều quan trọng để sống khỏe.
Theo Liên Đoàn Phụ khoa và Sản khoa Quốc tế (FIGO), ung thư cổ tử cung được phân loại thành 4 giai đoạn gồm 1, 2, 3 và 4. Trong đó, ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 là giai đoạn khối u đã phát triển lớn và vượt qua khỏi tế bào cổ tử cung, lan đến các cấu trúc khác ở vùng xương chậu, thậm chí có thể đã phát triển xuống phần dưới của âm đạo, thành chậu và chèn ép lên niệu quản. Khối u lúc này có thể chưa hoặc đã lan đến các hạch bạch huyết. Tùy theo mức độ xâm lấn của khối u mà ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 được chia thành 3 giai đoạn nhỏ hơn để phản ánh chi tiết:
Ung thư cổ tử cung giai đoạn IIIA: Ở giai đoạn này, khối u đã lan đến ⅓ phần dưới của âm đạo, nhưng chưa xâm lấn thành chậu.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn IIIB: Khối u đã xâm lấn đến phần thành chậu hoặc đang chèn ép một hoặc cả hai niệu quản, khiến thận ứ nước, phình to lên hoặc mất chức năng lọc.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn IIIC: Tế bào ung thư đã xâm lấn đến bất kỳ bộ phận nào trong khung chậu, bao gồm cả hạch bạch huyết, nhưng chưa di căn tới các bộ phận xa của cơ thể.
ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê – khoa Phụ sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội khuyến cáo ung thư cổ tử cung đã và đang là mối nguy hàng đầu đe dọa sức khỏe, tính mạng của phụ nữ trên toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê, mỗi năm thế giới ghi nhận hơn 604.000 ca mắc mới và có khoảng 342.000 ca tử vong. Ước tính đến năm 2030, số ca tử vong do căn bệnh này có thể tăng lên đến 443.000 người, gấp đôi các ca tử vong liên quan đến các tai biến sản khoa. (1)
Riêng Việt Nam ghi nhận có hơn 4.000 ca mắc mới mỗi năm và hơn 2.000 ca tử vong. Trung bình mỗi ngày có 14 người phát hiện bị ung thư cổ tử cung, trong đó khoảng 7 ca tử vong tại Việt Nam. Thêm vào đó, chi phí điều trị ung thư cổ tử cung khá cao và phức tạp. Căn bệnh này cũng để lại hệ lụy nặng nề cho sức khỏe, tâm sinh lý và hạnh phúc của phụ nữ.
Các triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 đã thể hiện tương đối rõ ràng, dễ nhận biết, dưới đây là các dấu hiệu của bệnh mà chị em phụ nữ thường gặp phải:
Các chuyên gia Sản Phụ khoa cho biết, những cơn đau bụng dưới bất thường có thể là triệu chứng của các bệnh phụ khoa, cảnh báo các cơ quan bên trong đang bị tổn thương như viêm vùng chậu, viêm vòi trứng, mang thai ngoài tử cung,… Đặc biệt, đây còn là biểu hiện của các bệnh lý ác tính, tiêu biểu là ung thư cổ tử cung ở giai đoạn 3.
Khi quan hệ tình dục nếu gặp cơn đau kéo dài liên tục và không thuyên giảm ngay cả khi áp dụng các phương pháp điều trị thông thường thì phụ nữ cần lưu ý đây có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung giai đoạn 3, khi các tế bào ung thư đã lan ra khu vực âm đạo.
Xuất huyết âm đạo bất thường là dấu hiệu ung thư cổ tử cung ở giai đoạn muộn cần phải lưu ý đặc biệt. Có đến 70-80% bệnh nhân bị xuất huyết âm đạo, khí hư có lẫn máu sau khi quan hệ tình dục, ngoài kỳ kinh nguyệt hoặc sau mãn kinh.
Ung thư cổ tử cung làm giảm số lượng các tế bào hồng cầu khỏe mạnh và tăng lượng bạch cầu để cố gắng kiểm soát bệnh. Chính điều này làm cho phụ nữ bị thiếu máu, dẫn đến mệt mỏi, rã rời, cạn kiệt năng lượng, cảm thấy chán ăn và giảm cân không rõ nguyên nhân.
Những cơn đau nhiều vùng thắt lưng, xương chậu, đặc biệt ở vùng lưng dưới có thể là biểu hiện của ung thư cổ tử cung giai đoạn 3. Tình trạng đau lưng và vùng chậu xuất hiện do sự hình thành và phát triển của khối u trong cổ tử cung. Khối u chèn ép và gây cản trở đến quá trình cung cấp oxy cho tế bào, dẫn đến rối loạn tuần hoàn, thiếu máu, tụ máu… Hoặc do tế bào ung thư đã lan rộng tới xương chậu. Vì vậy, phụ nữ cần nghĩ đến căn bệnh ung thư cổ tử cung nếu bị đau xương chậu, lưng dưới mà không liên quan đến kỳ kinh.
“Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 chữa khỏi được không?” Nhiều người cho rằng, nếu bệnh ung thư cổ tử cung diễn tiến giai đoạn 3 đồng nghĩa với việc người bệnh đối mặt với cái chết đến gần. Tuy nhiên, trên thực tế đã có nhiều bệnh nhân được chữa khỏi và duy trì cuộc sống đến nhiều năm sau đó. Thêm nữa, giai đoạn tiến triển của ung thư không phải là yếu tố duy nhất quyết định tỷ lệ sống của người bệnh. Trung bình người bị ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có khoảng 25-35% tiên lượng sống trên 5 năm. Tỷ lệ chữa khỏi ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 còn phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố dưới đây:
Chia sẻ về các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung, ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê cho biết: “Phương pháp điều trị khối u cổ tử cung thường là đa mô thức, tức là gồm nhiều phác đồ điều trị khác nhau, chứ không phải ung thư là mổ như nhiều bệnh nhân vẫn đang lầm tưởng. Tùy theo từng giai đoạn bệnh mà sẽ có phác đồ điều trị khác nhau, có thể là phẫu thuật đơn thuần, có thể là xạ trị, cũng có thể là kết hợp giữa phẫu thuật – hóa trị – xạ trị”.
Nếu các tế bào ung thư đã xâm lấn sâu đến âm đạo và lan rộng khắp vùng thành chậu, phương pháp điều trị hiệu quả nhất chính là xạ trị kết hợp hóa trị, tuy nhiên nhược điểm là không thể bảo tồn chức năng sinh sản cho phụ nữ. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tử cung và buồng trứng kết hợp thực hiện phương pháp này.
Khi phát hiện và điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn 3, trước hết người bệnh cần biết rằng đây là giai đoạn bệnh đã lan rộng và tiến triển nặng, điều trị sẽ khó khăn và kết quả sẽ không khả quan như những giai đoạn đầu. Tuy nhiên, y học ngày càng phát triển, nhiều kỹ thuật điều trị mới được áp dụng thành công, đem lại nhiều hy vọng hơn cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung. Theo đó, ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ dựa vào khả năng đáp ứng, tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, như:
Đây là phương pháp điều trị tại chỗ quan trọng với người bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 vì lúc này khối u phát triển mạnh và di căn đến các khu vực quanh vùng chậu. Xạ trị áp sát sử dụng các hạt hoặc sóng năng lượng cao như: tia X, tia gamma, các chùm electron hoặc proton, để tiêu diệt hoặc phá hủy các tế bào ung thư với mục đích nâng liều cao tại vị trí tổn thương cổ tử cung, eo cổ tử cung, thân tử cung và vùng cận kề. Liều bức xạ suy giảm nhanh tỷ lệ nghịch với khoảng cách, vừa đạt mục đích đưa liều cao tại vị trí u, giảm liều tại bàng quang, trực tràng.
Đồng thời, xạ trị toàn thân cũng có thể được áp dụng song xạ trị áp sát vẫn được ưu tiên hơn bởi nó giảm bớt tác hại của tia bức xạ đến cơ thể người bệnh.
Ở giai đoạn 3, liệu pháp hóa trị có thể sử dụng 1 loại hóa chất đơn lẻ hoặc phối hợp với nhau để ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và tốc độ di căn đến các cơ quan và mô khác (ung thư cổ tử cung tiến triển). Đặc biệt, hóa trị cũng có hiệu quả khi bệnh tái phát sau khi đã điều trị hóa xạ trị.
Các loại thuốc hóa trị thường được sử dụng (đơn lẻ hoặc kết hợp) để điều trị ung thư cổ tử cung đã tái phát hoặc lây lan sang các khu vực khác bao gồm: Cisplatin, Carboplatin, Paclitaxel (Taxol), Topotecan,…
Ngoài ra, một loại thuốc nhắm mục tiêu có tên Bevacizumab (Avastin) cũng có thể được dùng khi hóa trị ung thư cổ tử cung.
Ở giai đoạn 3 của bệnh ung thư cổ tử cung, người bệnh sẽ được áp dụng điều trị song song 2 phương pháp hóa trị kết hợp xạ trị theo liệu trình chuẩn (hóa xạ trị đồng thời) nếu khối u không được loại bỏ bằng phẫu thuật, hoặc có nguy cơ xâm lấn sang nhiều khu vực khác trong cơ thể,… Khi thực hiện xạ trị và hóa trị cùng nhau, hóa chất sẽ giúp tia bức xạ hoạt động tốt hơn.
Thời gian thực hiện hóa xạ trị kéo dài khoảng 5 tuần, đạt mục tiêu kiểm soát tốt bệnh tại chỗ, tăng tiên lượng sống và giảm tốc độ di căn. Tuy nhiên, bệnh nhân thực hiện hóa trị và xạ trị đều có nguy cơ cao gặp phải một số vấn đề về sức khỏe do hóa chất gây ra như: rụng tóc, chán ăn, đau đớn, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa,… đặc biệt là buồn nôn. Để đối phó với tình trạng này, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc có thể dùng để điều trị buồn nôn; hoặc áp dụng mẹo dùng trà gừng để giảm buồn nôn. Ngoài ra, người bệnh cần chia nhỏ bữa ăn, bổ sung thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng và protein.
Để chiến đấu với ung thư, đặc biệt là ung thư ở giai đoạn muộn, ngoài tuân thủ đúng, đầy đủ chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa thì duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần phấn khởi cũng là “vũ khí” quan trọng ngăn bệnh tiến triển nặng hơn. Đối với người bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn 3, một trong những điều cần thiết nhất là phải duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối. Mặc dù hóa trị liệu hay xạ trị có thể làm người bệnh chán ăn, ăn không ngon, tuy nhiên, người bệnh hãy chia nhỏ bữa ăn, ăn các dạng thức ăn lỏng mềm như cháo, súp,… để đảm bảo cung cấp đủ calo, đủ dưỡng chất cần thiết mỗi ngày cho cơ thể.
Song song đó, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh bằng cách:
Đồng thời, sau khi điều trị ung thư cổ tử cung, bệnh nhân cần ghi nhớ lịch tái khám định kỳ để bác sĩ Sản phụ khoa theo dõi sức khỏe, kiểm soát tác dụng phụ lâu dài của hóa trị – xạ trị cũng như kiểm tra nguy cơ tái phát và di căn của tế bào ung thư ung thư cổ tử cung.
Với những tiến bộ vượt bậc trong y học, tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 ngày càng được cải thiện. Khi được chẩn đoán mắc bệnh, người bệnh đừng vội bỏ cuộc mà hãy vững tin điều trị đến cùng vì bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi, đảm bảo tiên lượng sống và bảo tồn chức năng sinh sản nếu điều trị tích cực.
Tiêm vắc xin ngừa virus HPV là phương pháp hiệu quả, an toàn và tiết kiệm phòng ung thư cổ tử cung và một số bệnh lây...
Xem ThêmUng thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, mụn cóc sinh dục, các tổn thương tiền ung thư...
Xem ThêmĐến tháng có tiêm HPV được không? Là thắc mắc của rất nhiều phụ nữ khi có ý định tiêm vắc xin phòng virus HPV - nguyên...
Xem ThêmUng thư cổ tử cung di căn được xem là giai đoạn muộn của bệnh. Việc điều trị lúc này vô cùng khó khăn, tốn kém và...
Xem ThêmTiêm vắc xin HPV có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Tiêm HPV có bị chậm kinh không? Là các vấn đề được nhiều phụ nữ quan...
Xem ThêmViệc tiêm chủng rất cần thực hiện theo nguyên tắc đúng lịch, đủ mũi để phát huy tốt nhất hiệu quả bảo vệ của vắc xin. Vậy...
Xem Thêm