Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Bệnh nhân viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có nguy cơ nhập viện lên đến 62% khi mắc Covid-19, tỷ lệ tử vong là 15%.
Đây là kết quả nghiên cứu được thực hiện trên 387.000 bệnh nhân Covid-19, trong đó có 7.500 người có bệnh nền COPD, chiếm 2,07% trong tổng số lượng bệnh nhân, người mắc viêm phổi tắc nghẽn mãn tính khi mắc Covid-19 phải đối mặt với nguy cơ diễn tiến nặng và tử vong cao hơn nhiều lần so với người không có bệnh lý nền.
Nguyên nhân của tình trạng này là do bệnh nhân COPD đã có những tổn thương thực thể không hồi phục ở cả nhu mô phổi và ở đường thở, giảm chức năng hô hấp, dẫn đến giảm cung cấp oxy và thải khí cacbonic cho cơ thể. Dấu hiệu đặc trưng của COPD là các triệu chứng hô hấp và tắc nghẽn đường thở. Khi mắc Covid-19, hệ miễn dịch suy giảm và tắc nghẽn đường thở tạo điều kiện thuận lợi cho virus SARS-CoV-2 dễ dàng xâm nhập, dẫn đến tổn thương và bội nhiễm với các loại vi khuẩn khác, tăng nguy cơ tử vong ở nhóm đối tượng này.
Số liệu điều tra quốc gia về tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam cho thấy khoảng 4,2% dân số mắc viêm phổi tắc nghẽn mãn tính COPD. Tỷ lệ này ngày càng gia tăng do nhiều yếu tố nguy cơ như tiếp xúc với các yếu tố độc hại như thuốc lá, ô nhiễm môi trường, phơi nhiễm nghề nghiệp (nghề mộc, nghề sơn, dệt may, xây dựng,…), cùng với sự già hóa dân số.
Hướng dẫn mới nhất của GOLD (chiến lược toàn cầu về COPD) năm 2021 đã bổ sung một chương chuyên đề về COPD và COVID-19, nhằm đưa ra những hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, cùng một số lưu ý cho đối tượng COPD trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Theo đó, trong bối cảnh đại dịch, bệnh nhân COPD cần thực hiện tốt chiến lược “5K + vắc xin”. Tránh sờ lên mặt, mắt, mũi, miệng khi tay không sạch; trữ thức ăn để hạn chế đi chợ; ở nhà càng nhiều càng tốt, tránh đám đông và hạn chế đi lại; người thân phải giữ gìn cho người bệnh; để tránh gắng sức có thể nhờ người khác giúp đỡ một phần công việc phải làm hàng ngày; hạn chế tối đa tiếp xúc với người khác kể cả bác sĩ chuyên khoa hô hấp cũng nên tư vấn qua điện thoại, hạn chế đến thăm khám và tư vấn tại bệnh viện khi không thật sự cần thiết; trò chuyện online với bạn bè, gia đình, duy trì sức khỏe tinh thần và cảm xúc; bỏ hút thuốc lá, thuốc lào; cải thiện môi trường sống, tránh tiếp xúc với bụi, khói; tập luyện phục hồi chức năng hô hấp; tuân thủ điều trị phác đồ thường quy để giúp kiểm soát bệnh, tránh đợt cấp; tập thở, tập vận động…
Bệnh nhân nên duy trì uống thuốc điều trị COPD đều đặn tại nhà, khuyến cáo các cơ sở y tế cấp thuốc dài hạn cho bệnh nhân để người bệnh có thể dùng thuốc hàng ngày theo hướng dẫn. Trừ trường hợp cần đánh giá trước phẫu thuật, các cơ sở y tế nên hạn chế đo chức năng hô hấp cho người bệnh. Trong khi dùng thuốc tại nhà, bệnh nhân nên thay thế thuốc dạng khí dung với các hộp thuốc dạng hộp xịt định liều hoặc dạng bột khô để giảm nguy cơ phát tán virus.
Vắc xin phòng Covid-19 là “lá chắn” vững chắc cho bệnh nhân COPD trong bối cảnh đại dịch. Tuy nhiên, khi tiêm phòng, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau. Đầu tiên, COPD thường gặp ở những người cao tuổi, có một hay nhiều bệnh lý nền, do đó khi tiêm vắc xin Covid-19 bệnh nhân nên được thực hiện tại các bệnh viện có đầy đủ khả năng cấp cứu, hồi sức ban đầu. Trước khi tiêm vắc xin, bệnh nhân COPD cần duy trì điều trị, kiểm soát tốt các triệu chứng COPD. Để đủ điều kiện tiêm phòng, bệnh nhân cần phải ở giai đoạn bệnh ổn định, không dùng Corticosteroid toàn thân trong vòng 10 đến 14 ngày.
Khi khám sàng lọc trước tiêm, ngoài hỏi tiền sử dị ứng, người đi tiêm phòng còn được đo mạch, nhiệt độ, huyết áp và khám hô hấp. Bệnh nhân được chỉ định tiêm khi nhịp thở dưới 25 lần/ phút, SpO2> 94%. Sau tiêm, bệnh nhân được theo dõi tại bệnh viện ít nhất 30 phút. Khi về nhà, bệnh nhân tiếp tục dùng các thuốc kiểm soát COPD theo hướng dẫn và theo dõi tình trạng khó thở, dị ứng sau khi tiêm vắc xin. Nếu khó thở tăng, thở rít, nổi ban dát sẩn ngoài da… cần liên hệ ngay nơi tiêm chủng vắc xin hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và theo dõi.
Theo các chuyên gia, ngoài vắc xin Covid-19, bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính nói chung và bệnh nhân COPD nói riêng nên tiêm thêm các loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm khác để tránh tình trạng bội nhiễm nếu không may mắc Covid-19, giảm tỷ lệ biến chứng nặng, nhập viện và tử vong do đồng nhiễm Covid-19 và COPD. Dưới đây là những vắc xin được khuyến cáo tiêm cho người cao tuổi, người có bệnh nền mãn tính như COPD:
Cúm: Người cao tuổi, người có bệnh nền mãn tính dễ mắc cúm do hệ miễn dịch suy yếu. Vắc xin cúm đã được chứng minh có tác dụng quan trọng trong việc tạo “miễn dịch chéo không đặc hiệu”, giảm tỷ lệ mắc Covid-19, tỷ lệ biến chứng và tử vong ở người mắc bệnh nền. Người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính cần tiêm vắc xin phòng cúm nhắc lại hằng năm. Xem thêm thông tin về vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp) phòng 4 chủng cúm mùa A (H1N1, H3N2) và B (Yamagata, Victoria).
Viêm phổi do phế cầu khuẩn: Người cao tuổi, mắc các bệnh mãn tính như phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD); lao phổi, tim mạch, tiểu đường… nên chủ động tiêm vắc xin phòng phế cầu, bảo vệ hệ hô hấp khỏi phế cầu khuẩn, tránh tình trạng công kích lá phổi do bội nhiễm. Hiện nay, người cao tuổi, người có bệnh nền chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin Prevenar 13 (Bỉ) là có thể phòng được các bệnh như viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não gây ra do phế cầu khuẩn. Xem thêm thông tin về vắc xin Prevenar 13 (Bỉ) phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa cấp tính, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu)… do phế cầu khuẩn.
Viêm gan A+B: Người mắc bệnh mãn tính có hệ miễn dịch suy giảm, khi mắc viêm gan A+B có thể dẫn tới những biến chứng như suy giảm chức năng gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan. Hiện nay, bệnh viêm gan A, B đã có thể phòng ngừa được bằng vắc xin. Là vắc xin duy nhất trên thế giới phòng được bệnh viêm gan A và viêm gan B, vắc xin Twinrix (Bỉ) với công dụng “2 trong 1”. Xem thêm thông tin về vắc xin Twinrix (Bỉ) phòng viêm gan A, B.
Bạch hầu – uốn ván – ho gà: Đây đều những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Những năm gần đây, bệnh bạch hầu còn xuất hiện ở nước ta, có cả trường hợp mắc bệnh ở người lớn. Do đó, người cao tuổi có sức đề kháng suy giảm nên tiêm vắc xin để phòng bệnh. Xem thêm thông tin về vắc xin Boostrix phòng bạch hầu – uốn ván – ho gà.
Thủy đậu: Thuỷ đậu là bệnh thường gặp ở trẻ em nhiều hơn nhưng nếu người cao tuổi chưa tiêm vắc xin tiếp xúc với nguồn lây dễ mắc bệnh. Người cao tuổi, người có bệnh mãn tính có thể tiêm hai mũi vắc xin thủy đậu, mũi hai cách mũi đầu tối thiểu một tháng. Xem thêm thông tin về vắc xin Varivax (Mỹ) phòng thủy đậu.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Để được tư vấn chi tiết về vắc xin phòng bệnh cho người mắc bệnh nền mãn tính hoặc COPD, liên hệ ngay hotline 028 7102 6595 hoặc inbox về fanpage VNVC. Hệ thống tiêm chủng VNVC có đầy đủ vắc xin cho trẻ em và người lớn, người cao tuổi, người mắc bệnh nền mãn tính, mở cửa từ 7h30 đến 17h tất cả các ngày trong tuần kể cả thứ 7, chủ nhật, xuyên trưa không nghỉ.
Đại dịch Covid-19 gây ra rất nhiều ca tử vong trên toàn thế giới, đặc biệt là những người có các bệnh lý nền mạn tính. Đối với các bệnh nhân COPD, chúng ta có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh nền cũng như yếu tố thúc đẩy nếu tuân thủ đúng và nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa trong mùa dịch này.
Sau mưa lũ, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể bùng phát, cùng với các dịch bệnh đang hoành hành như sốt xuất huyết, cúm, viêm...
Xem ThêmViêm phổi, viêm phế quản, cúm, viêm mũi dị ứng, hen suyễn… dễ trở nặng ở người cao tuổi trong mùa lạnh. Nếu để đồng nhiễm các...
Xem ThêmHợp đồng đặt mua 25 triệu liều vắc xin Covid-19 tiếp theo cho năm 2022 được Hệ thống tiêm chủng VNVC đàm phán song phương với AstraZeneca...
Xem ThêmVắc xin cúm tứ giá thế hệ mới Influvac Tetra (Abbott - Hà Lan) sẽ được triển khai tiêm chủng đầu tiên tại VNVC vào tháng 11/2021...
Xem ThêmNgày 12/11 hàng năm là ngày Thế giới Phòng chống Viêm phổi do Liên minh toàn cầu chống viêm phổi ở trẻ em khởi xướng, nhằm kêu...
Xem ThêmTiêm vắc xin là nền tảng quan trọng giúp trẻ quay lại trường học an toàn trong bối cảnh đại dịch. 15 loại vắc xin cần thiết...
Xem Thêm