Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Covid-19 chưa qua, mưa lũ xuất hiện liên tục tại các tỉnh miền Tây Nam bộ khiến hàng loạt bệnh truyền nhiễm tăng cao, đe dọa sức khỏe, tính mạng của bà con. Các chuyên gia cảnh bảo, người dân cần cẩn trọng phòng tránh “thảm họa kép” trước khi quá muộn.
Miền Tây vào mùa nước nổi, những căn bệnh truyền nhiễm nào nguy hiểm? Cách nhận biết, phòng chống và phương pháp điều trị? Vắc xin phòng bệnh trái rạ, sởi, viêm não Nhật Bản, thương hàn, viêm gan A… dành cho những đối tượng nào? Lịch tiêm ra sao? Trẻ đã từng bị trái rạ, sởi vậy có cần phải tiêm vắc xin phòng bệnh nữa không? Người chưa được tiêm vắc xin Covid-19 cần phải ưu tiên tiêm tiêm những loại vắc xin nào?
Tất cả thông tin khoa học, chính thống về bệnh truyền nhiễm mùa mưa lũ và vắc xin phòng ngừa sẽ được giải đáp trong chương trình Tư vấn trực tuyến “Trái rạ, sởi, thương hàn, viêm não Nhật Bản & vắc xin phòng bệnh mùa mưa lũ” với sự tham gia của 3 chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Y tế dự phòng, Tiêm chủng và Nhi khoa:
Chương trình diễn ra 20h thứ Năm ngày 21/10/2021, phát sóng trực tiếp trên website: thanhnien.vn, vnvc.vn, tamanhhospital.vn, nutrihome.vn, livestream các fanpage: THVL – Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long, VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn; Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Nutrihome – Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng; kênh Youtube VNVC, Youtube Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Youtube Báo Thanh Niên, Youtube Truyền hình Vĩnh Long; Tiếp sóng trên fanpage: VnExpress.net của Báo điện tử VnExpress, Thanhnien.vn của Báo Thanh Niên.
Gửi ngay câu hỏi về vắc xin phòng bệnh mùa mưa lũ để được các chuyên gia tư vấn TẠI ĐÂY
Các chuyên gia Y tế cảnh báo: Trong và sau mưa, lũ, lụt, vô số vi sinh vật (cả loại gây bệnh và không gây bệnh) từ đất, bụi, rác, chất thải… hòa vào dòng nước, làm ô nhiễm môi trường và lan truyền bệnh tật. Thực tế đã chứng minh rằng ở các vùng, miền sau mưa, lũ, lụt, bệnh về đường ruột, đặc biệt là các bệnh như: tả, thương hàn, cúm và tiêu chảy cấp do Rotavirus,… thường tăng lên một cách đáng kể và có nguy cơ làm lây lan mầm bệnh tạo thành dịch nguy hiểm.
“Dịch Covid-19 diễn tiến phức tạp và chưa có hồi kết nên khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt, ho, đau họng,… bố mẹ thường nghĩ tới virus SARS-CoV-2 nhiều hơn là các bệnh khác. Đây là lý do nhiều bệnh lý hay gặp ở trẻ, trong đó có cúm, sởi, sốt xuất huyết, bị bỏ sót. Tuy nhiên, mỗi căn bệnh có những triệu chứng riêng. Khi thấy trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, bố mẹ cần theo dõi chặt chẽ và tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ nếu cần. Bác sĩ sẽ thăm khám, chỉ định xét nghiệm để chẩn đoán đúng bệnh và đưa ra lời khuyên nên làm gì tốt nhất cho bé”. ThS.BS Lê Phan Kim Thoa, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết.
Covid-19 vẫn tồn tại, thích ứng an toàn trong đời sống bình thường mới nhưng không chủ quan vì những dịch bệnh đang hiện hữu và rình rập mỗi ngày. Đặc biệt là các vắc xin phòng bệnh mùa mưa lũ, mùa nước nổi, tránh nguy cơ “dịch chồng dịch” dẫn đến tình trạng bội nhiễm nhiều bệnh cùng lúc, giảm gánh nặng y tế, tiền bạc điều trị, bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình và tạo sức đề kháng vững chắc để hàng triệu trẻ em chuẩn bị quay trở lại trường học sau thời gian giãn cách.
Mưa lũ ở các tỉnh miền Trung và Tây Nam Bộ kéo dài, một “tổ hợp thời tiết nguy hiểm” gồm áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh, hội tụ nhiệt đới, gió mùa Tây Nam,… đang đe dọa sức khỏe và tính mạng của bà con người dân. Mặt khác, tình trạng thiếu nước sạch vào mùa mưa lũ không chỉ đe dọa nghiêm trọng đến đời sống của bà con mà còn là nguồn khởi phát của các bệnh truyền nhiễm đặc thù, nhất là các bệnh về đường tiêu hoá. Hiện nay, các tỉnh miền Tây đang đón lượng lớn bà con lao động trở về quê hương sau dịch, đây cũng là nguy cơ khiến nhiều mầm bệnh truyền nhiễm như cúm, trái rạ (hay còn gọi thuỷ đậu), sởi – quai bị – rubella, tiêu chảy cấp, thương hàn, tả… phát tán và lây lan trong cộng đồng.
Bộ Y tế khuyến cáo, để chủ động phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ kịp thời và hiệu quả, người dân cần triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, “nước rút tới đâu, vệ sinh tới đó”, đảm bảo an toàn thực phẩm sau những ngày mưa lũ,… Điều cần thiết nhất, bà con cần chủ động tiêm vắc xin để “chặn đứng” nguy cơ nhiễm bệnh.
BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC khuyến cáo: “Hiện nay VNVC có hơn 40 loại vắc xin phòng hơn 50 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em và người lớn. Vắc xin và tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm của nhân loại. Khoảng 85% – 95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Nhờ có vắc xin hàng năm trên thế giới đã cứu sống được khoảng 2,5 triệu trẻ em không bị chết do bệnh truyền nhiễm. Vắc xin và tiêm chủng góp phần quan trọng để đạt được mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới.”
Nếu tỷ lệ tiêm vắc xin trên diện rộng có thể giúp tăng mức độ miễn dịch của cộng đồng. Nói cách khác, khi phần lớn dân số đã được tiêm phòng vắc xin, thì tác nhân gây bệnh sẽ không thể tìm thấy đủ số lượng cá thể để có thể lây nhiễm, tồn tại, nhân lên và tiếp tục lây nhiễm. Đây là cơ chế mà dịch bệnh, thậm chí là đại dịch có thể nhanh chóng giảm bớt hoặc chấm dứt.
Nếu trẻ không được tiêm đầy đủ, đúng lịch sẽ rất nguy hiểm, dẫn đến trẻ có nguy cơ cao bị mắc bệnh do không có miễn dịch bảo vệ. Thực tế, đã có rất nhiều nơi bùng phát dịch bệnh do tỷ lệ tiêm chủng thấp như dịch sởi, bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản,… cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em. Điều này càng cho thấy nếu trẻ em không được tiêm chủng thì nguy cơ dịch bệnh quay trở lại là rất lớn, gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ em và toàn thể cộng đồng.
Hiện nay, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã chuẩn bị sẵn sàng kịch bản để đưa trẻ trở lại trường sau thời gian giãn cách. Trường học được xem xã hội thu nhỏ, đồng thời là “ổ lây truyền” của nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, dễ khiến mầm bệnh lây từ trẻ này qua trẻ khác, từ lớp này qua lớp khác và bùng phát thành dịch. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ hãy đưa con em mình đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng và toàn xã hội.
Để được tư vấn về việc tiêm vắc xin, Khách hành có thể liên hệ hotline 028.7102.6595, nhắn tin cho Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc liên hệ trực tiếp Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC trên toàn quốc.
Viêm phổi, viêm phế quản, cúm, viêm mũi dị ứng, hen suyễn… dễ trở nặng ở người cao tuổi trong mùa lạnh. Nếu để đồng nhiễm các...
Xem ThêmTiêm vắc xin là nền tảng quan trọng giúp trẻ quay lại trường học an toàn trong bối cảnh đại dịch. 15 loại vắc xin cần thiết...
Xem ThêmBệnh nhân viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có nguy cơ nhập viện lên đến 62% khi mắc Covid-19, tỷ lệ tử vong là 15%. Đây...
Xem ThêmVNVC hướng dẫn Khách hàng các cách khai báo y tế trong ngày trước khi đến VNVC tiêm chủng, đảm bảo an toàn bản thân, gia đình,...
Xem ThêmVắc xin đạt hiệu quả cao nhất khi được thực hiện tiêm chủng “đủ mũi, đúng lịch”, đúng theo độ tuổi và khoảng cách được khuyến cáo....
Xem ThêmĐể đảm bảo an toàn cho trẻ quay trở lại trường học, Quý phụ huynh cần cho trẻ tiêm đầy đủ các vắc xin phòng bệnh truyền...
Xem Thêm