Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Không giống như các vi khuẩn thông thường khác, vi khuẩn bạch hầu không chỉ gây sốt, ho, viêm họng; độc tố của vi khuẩn còn có thể theo máu tác động lên các cơ quan chính của cơ thể, gây viêm tim, thận… dẫn đến nguy cơ tử vong cao. Bệnh bạch hầu chữa được không? Điều trị bạch hầu cấp và chăm sóc người bệnh bạch hầu như thế nào để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và chống tái phát bệnh?
Bệnh bạch hầu (Diphtheria) là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu (tên khoa học là Corynebacterium Diphtheria) gây ra.
Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục; với các triệu chứng ban đầu như viêm thanh quản, nổi hạch dưới hàm. Bệnh có thể biến chứng thành viêm phổi, suy tim, dẫn đến tử vong trong vòng 6-10 ngày.
Xem thêm Các biến chứng khó lường của bệnh bạch hầu
GS.TS.BS Bùi Ngọc An Pha, giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC cho biết: “Bất cứ người nào tiếp xúc với mầm bệnh đều có thể bị lây nhiễm. Người có khả năng miễn dịch thấp dễ bị nhiễm bệnh hơn”.
Bệnh bạch hầu thường gặp nhất là ở trẻ em, những người lớn và những người chưa tiêm vắc xin đều có nguy cơ nhiễm bệnh. Ở những người không được tiêm phòng, 10% trường hợp người bệnh sẽ tử vong mặc dù đã dùng kháng sinh và thuốc chống huyết thanh.
Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Corynebacterium Diphtheriae thuộc họ Corynebacteriaceae. Vi khuẩn bạch hầu có 3 týp là Gravis, Mitis và Intermedius. Vi khuẩn bạch hầu tiết ra các độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể.
Ổ chứa vi khuẩn bạch hầu nằm ở người bệnh và cả người lành mang vi khuẩn. Đây cũng chính là nguồn truyền bệnh.
Bệnh có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc gián tiếp khi tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng có dính dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Vì vi khuẩn bạch hầu lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp nên tốc độ lây lan rất nhanh, có thể xâm nhập qua da tổn thương gây bạch hầu da. Sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, nếu không được điều trị bạch hầu cấp tốc và chăm sóc bệnh bạch hầu đúng cách, bệnh nhân đã có thể lây nhiễm cho người khác.
Người mắc bệnh bạch hầu thường có tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng và có thể dẫn đến tử vong trong vòng 6-10 ngày.
Trẻ dưới 15 tuổi chưa được tạo miễn dịch đầy đủ có nhiều nguy cơ mắc bệnh. Bệnh nhân mắc bạch hầu sau khi khỏi bệnh sẽ không bị mắc lại vì cơ thể được miễn dịch lâu dài. Kháng thể miễn dịch của mẹ truyền sang con cũng có tác dụng miễn dịch bảo vệ và thường sẽ hết tác dụng trước 6 tháng tuổi. Do đó, cách duy nhất để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này cho mọi đối tượng là tiêm vắc xin bạch hầu đầy đủ và đúng lịch.
Sau khi nhiễm khuẩn, người bệnh có thời gian ủ bệnh từ 2-5 ngày hoặc có thể lâu hơn; trước khi xuất hiện các triệu thông thường như:
Bạch hầu thanh quản là thể bệnh nặng ở trẻ em. Biểu hiện lâm sàng bị nhiễm ngoại độc tố bạch hầu tại chỗ là giả mạc và biểu hiện toàn thân là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên và thần kinh cảm giác và/hoặc viêm cơ tim. Bệnh có thể trở nên trầm trọng với nhiều biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong trong vòng 6-10 ngày.
Giải đáp thắc mắc bệnh bạch hầu chữa được không, ThS.BS Bùi Ngọc An Pha – cho biết: “Bạch hầu là bệnh có thuốc đặc hiệu nên có thể điều trị hiệu quả. Nếu người bệnh ngưng điều trị giữa chừng, nguy cơ tử vong rất cao. Bệnh nhân xuất viện khi chưa khỏi bệnh sẽ trở thành nguồn lây nguy hiểm cho cộng đồng.”
“Hiện nay, đã có thuốc để điều trị bệnh bạch hầu, tuy nhiên, trong giai đoạn tiến triển, bệnh bạch hầu có thể gây hại cho tim, thận và hệ thần kinh của người bệnh. Ngay cả khi được điều trị, bệnh bạch hầu vẫn có thể gây tử vong với tỷ lệ 3%, tỷ lệ này còn cao hơn ở trẻ em dưới 15 tuổi”, bác sĩ An Pha cho biết thêm.
Có thể thấy, bệnh bạch hầu có thể điều trị được nhưng việc phòng chống bệnh bạch hầu vẫn được xem là quan trọng hơn cả để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp có thành phần phòng bệnh bạch hầu đầy đủ, đúng lịch; kết hợp cách chăm sóc bệnh bạch hầu đúng cách như giữ vệ sinh cá nhân (thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, vệ sinh mũi, họng hàng ngày); đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.
Bệnh thủy đậu (tiếng anh là chickenpox) hay còn được gọi là trái rạ, phỏng dạ, thường xảy ra ở người lớn và cả trẻ em. Nếu...
Xem ThêmTừ ngày 16/3/2020, tất cả người dân khi đến nơi công cộng như siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe... bắt buộc phải đeo khẩu trang....
Xem ThêmBạch hầu là một trong những căn bệnh “gây ác mộng” trên toàn thế giới với tỷ lệ tử vong lên tới 20% ở trẻ em dưới...
Xem ThêmTừ tháng 8 đến nay, bệnh bạch hầu trở thành nỗi lo lắng khi xuất hiện tại nhiều địa phương cả nước như Quảng Nam, Quảng Ngãi,...
Xem ThêmTối 25/6/2020, Trung tá Phan Bá Hiếu, phụ trách Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện (BV) Quân y 175 (TP.HCM) cho biết nơi đây đang điều trị cho...
Xem ThêmVacxin cúm Gc Flu cung cấp sự bảo vệ tốt nhất cho cơ thể chống lại các chủng cúm mùa, đồng thời còn kích hoạt hệ miễn...
Xem Thêm