Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Bạch hầu là một trong những căn bệnh “gây ác mộng” trên toàn thế giới với tỷ lệ tử vong lên tới 20% ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 40 tuổi (theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng). Nếu không có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời, bệnh bạch hầu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, tê liệt thậm chí tử vong…
Xem thêm:
Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng Việt Nam (VNCDC), bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.
Bệnh có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua đồ chơi, vật dụng. Khi nhiễm bệnh, có thể dễ dàng nhận thấy triệu chứng điển hình của bệnh bạch hầu như sau:
Bệnh có thể qua khỏi hoặc trở nên trầm trọng và tử vong trong vòng 6-10 ngày. Tỷ lệ tử vong trung bình là 5% – 10%. Tỷ lệ tử này tăng đột biến – lên tới 20% ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 40 tuổi.
Bệnh nhân nữ 22 tuổi nhập viện bệnh viện Nhiệt Đới cuối năm 2019 vừa qua với chẩn đoán bạch hầu, bệnh nhân tử vong sau 1 tuần
Theo Cục y tế dự phòng CDC, biến chứng bệnh bạch hầu vô cùng nguy hiểm, nếu không kịp thời xử lý và điều trị khi phát hiện những biểu hiện của bệnh thì có thể dẫn đến tử vong trong vòng 6-10 ngày.
Tắc nghẽn đường hô hấp
Các triệu chứng bệnh bạch hầu chủ yếu là gây viêm họng – thanh quản. Vi khuẩn bạch hầu sẽ tạo lớp màng giả màu trắng do các lớp tế bào bị viêm tạo ra lớp màng bám vào trong vòm họng. Nếu không điều trị, màng bám sẽ lan ra lấp đường hô hấp gây ngạt thở, suy hô hấp cho người bệnh.
Viêm cơ tim
Độc tố bạch hầu có thể ảnh hưởng đến tim, gây ra rối loạn nhịp tim, suy tim và có thể tử vong. Biến chứng viêm cơ tim có thể xảy ra trong giai đoạn toàn phát của bệnh hoặc cũng có thể xảy ra chậm vài tuần sau khi bệnh đã khỏi. Khi viêm cơ tim xuất hiện sớm trong những ngày đầu của bệnh, tiên lượng thường xấu, tỷ lệ tử vong rất cao. Một số bệnh nhân bị viêm cơ tim và van tim, sau nhiều năm gây ra bệnh tim mãn và suy tim.
Tổn thương thần kinh dẫn đến tê liệt
Độc tố bạch hầu cũng có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh (biến chứng thần kinh) và dẫn đến tê liệt. Chúng có thể xảy ra vài tuần sau khi bạn gặp phải những triệu chứng đầu tiên của bệnh bạch hầu.
Vấn đề về bàng quang
Một biến chứng khác có thể xảy ra với bệnh nhân bạch hầu là các vấn đề về dây thần kinh kiểm soát bàng quang (rối loạn chức năng thần kinh bàng quang). Nếu những dây thần kinh này bị tổn thương, người bệnh sẽ không thể làm trống hoàn toàn bàng quang. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như: đi tiểu thường xuyên, tiểu rắt, mất kiểm soát bàng quang.
Các vấn đề về bàng quang thường phát triển trước khi tê liệt cơ hoành, do đó, có thể nói đây là dấu hiệu cảnh báo sớm người bệnh đang có nguy cơ tiến triển các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp.
Tê liệt cơ hoành
Cơ hoành là một cơ hình vòm dày ngăn cách ngực với bụng, giúp chúng ta có thể hít thở. Với người bệnh bạch hầu, cơ hoành có thể bị tê liệt rất đột ngột, kéo dài hơn nửa giờ hoặc lâu hơn. Nếu cơ hoành tê liệt, ngừng hoạt động, người bệnh có nguy cơ tử vong.
Biến chứng liệt cơ hoành xuất hiện vài tuần sau khi mắc bệnh bạch hầu, ngay cả khi người bệnh đã hồi phục sau nhiễm trùng ban đầu hoặc xuất hiện sau các biến chứng khác như viêm cơ tim, nhiễm trùng phổi… Vì lý do này, bệnh nhi bị bệnh bạch hầu và các biến chứng khác, như viêm cơ tim vẫn có thể được giữ lại điều trị ngoại trú tại bệnh viện đến 6 tuần, dù bệnh nhi có vẻ đã tốt hơn.
Nhiễm trùng phổi (suy hô hấp hoặc viêm phổi)
Vào tuần thứ 5 của bệnh có thể xảy ra biến chứng liệt các dây thần kinh vận nhãn, cơ chi và liệt cơ hoành. Cơ hoành có vai trò quan trọng đối với hệ hô hấp, do đó nếu cơ hoành bị liệt hoàn toàn, triệu chứng khó thở sẽ biểu hiện thường xuyên hơn, thậm chí dẫn đến viêm phổi và suy hô hấp.
Tử vong
Ngay cả khi điều trị kịp thời, vẫn có khoảng 1 trong 10 bệnh nhân bạch hầu tử vong. Nếu không điều trị, có tới một nửa số bệnh nhân có thể chết vì căn bệnh này.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết: Bệnh bạch hầu có thể xảy ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ hoặc giai đoạn sau sinh. Tỷ lệ tử vong của bệnh bạch hầu đối với sản phụ ước tính khoảng 50% mà không truyền dịch bạch hầu, ngay cả khi được mở khí quản hoặc đặt nội khí quản, 1/3 trường hợp sống sót có thể bị sảy thai hoặc sinh non. Điều trị sớm bằng huyết thanh kháng bạch hầu giúp cải thiện kết quả sống sót và mang thai, nhưng các biến chứng bạch hầu vẫn cần điều trị kéo dài. Phụ nữ sau sinh bị bạch hầu cũng có thể truyền bệnh sang con.
Theo các chuyên gia, người mẹ đã có miễn dịch thì đứa con mới sinh ra của họ sẽ có được miễn dịch tương đối do mẹ truyền cho hay còn được gọi là miễn dịch thụ động và thường sẽ mất đi trước khi trẻ được 6 tháng tuổi.
Tuy nhiên, tỷ lệ miễn dịch đối với bệnh bạch hầu giảm khi tuổi càng cao (77% ở phụ nữ trong độ tuổi 12-19, 74% ở phụ nữ trong độ tuổi 20-29, 65% ở phụ nữ trong độ tuổi 30-39 và <45% ở phụ nữ tuổi >40 tuổi) (Thống kê từ CDC)
Trong khi đó, đa số phụ nữ có thai là người trẻ tuổi, thường ở vào giai đoạn mà miễn dịch thu được nhờ các mũi tiêm cơ bản trước đó bắt đầu giảm đi hoặc đã suy giảm đáng kể, nếu bị bệnh bạch hầu khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho bản thân và con của họ trong thời gian mới sinh.
Xem thêm:
Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tháng tuổi chưa được tiêm chủng sẽ không có khả năng tự chống lại vi khuẩn bạch hầu khi những vi khuẩn này xâm nhập cơ thể. Đây là một trong những lý do tại sao trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tháng tuổi chưa có miễn dịch bảo vệ đầy đủ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh bạch hầu cao hơn và dễ diễn biến nặng, thậm chí tử vong. Như vậy bệnh bạch hầu có ảnh hưởng nghiêm trọng đến phụ nữ mang thai, sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh.
Hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở Việt Nam, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc xin phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh. Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Năm 1923, vắc xin giải độc tố bạch hầu ra đời và từ đó đến nay, tính nghiêm trọng của bệnh dịch đã thay đổi trên toàn thế giới.
Ở khu vực Tây Thái Bình Dương, số mắc bệnh bạch hầu hàng năm đã giảm rõ rệt do hiệu quả của việc tiêm phòng vắc xin bạch hầu cho trẻ em được thực hiện ở các nước trong khu vực. Những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, hàng năm ở đây có trên 13.000 trường hợp bạch hầu, đến năm 1990 giảm xuống 1.130 trường hợp và năm 1994 còn 614 trường hợp.
Nhờ thực hiện tốt việc tiêm vắc xin bạch hầu nên tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu ở Việt Nam cũng đã giảm dần từ 3,95/100.000 dân năm 1985 xuống 0,14/100.000 dân năm 2000.
Tuy nhiên, gần đây, việc không chủng ngừa hay chủng ngừa không đầy đủ làm bệnh bạch hầu có xu hướng bắt đầu quay trở lại sau hơn 10 năm không ghi nhận trường hợp mắc bệnh. Năm 2019, tỉnh Quảng Ngãi phát hiện 14 ca bệnh bạch hầu, trong đó có 2 ca tử vong.
Hậu quả của bệnh bạch hầu rất nghiêm trọng trong khi đây là bệnh lý nguy hiểm có tốc độ lây lan nhanh, khó kiểm soát, do đó các chuyên gia y tế cảnh báo: người dân cần tiêm chủng vắc xin phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Tiêm chủng vắc xin phòng bạch hầu mang đến hiệu quả rõ rệt, giúp phòng ngừa, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tránh những hậu quả của bệnh bạch hầu cho trẻ em, người lớn và phụ nữ mang thai. Vắc xin phòng bạch hầu cũng được đánh giá là rất an toàn, tất cả trẻ em sinh ra từ người mẹ đã được chủng ngừa đều khỏe mạnh và phát triển bình thường. Tuy nhiên, cần lựa chọn địa điểm tiêm chủng uy tín, an toàn và đảm bảo chất lượng vắc xin tốt nhất để đạt được hiệu quả phòng bệnh cao và tránh những rủi ro nguy hiểm.
Đối với trẻ em, vắc xin bạch hầu có trong tất cả các vắc xin kết hợp 3 trong 1; 4 trong 1; 5 trong 1 hay 6 trong 1, dành cho trẻ từ 6 tuần đến 6 tuổi:
Loại vắc xin | Vắc xin Hexaxim (Pháp), Infanrix Hexa (Bỉ) | Vắc xin Tetraxim (Pháp) | Vắc xin Adacel (Canada) | Vắc xin Boostrix (Bỉ) |
Phòng bệnh | Vắc xin tổng hợp 6 trong 1 phòng 6 bệnh: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B, Hib | Vắc xin tổng hợp 4 trong 1 phòng 4 bệnh: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt | Vắc xin tổng hợp phòng 3 bệnh: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván | |
Đối tượng | Trẻ từ 2 -24 tháng tuổi | Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 13 tuổi | Trẻ từ 4 tuổi và người lớn | |
Lịch tiêm | Lịch tiêm 4 mũi:
| Lịch tiêm 5 mũi:
|
|
Với phụ nữ mang thai, vắc xin Boostrix có thể xem xét tiêm trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Sau khi tiêm vắc xin, kháng thể hình thành trong cơ thể mẹ sẽ truyền cho thai nhi để bảo vệ trẻ không bị mắc bệnh bạch hầu – uốn ván – ho gà trong suốt thời gian “khoảng trống miễn dịch” trước khi trẻ đến lịch tiêm chủng.
Thấu hiểu nhu cầu chích ngừa vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm an toàn, tiện lợi, giá thành hợp lý của người dân cả nước, hệ thống tiêm chủng cho trẻ em và người lớn VNVC không ngừng nỗ lực cung cấp những dịch vụ tiêm chủng hàng đầu.
Hệ thống tiêm chủng VNVC gồm gần 20 trung tâm tiêm chủng trên khắp cả nước với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đẳng cấp 5 sao, đa dạng các khu tiện ích: phòng thay tã, phòng cho bú, khu vui chơi cho trẻ và các dịch vụ miễn phí khác: nước uống, wifi, gửi xe, khăn ướt, khăn giấy khô, tã giấy…
VNVC cung cấp đầy đủ các loại vắc xin cho trẻ em và người lớn được nhập khẩu chính hãng từ các hãng sản xuất vắc xin uy tín trên thế giới, đặc biệt là các loại vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người lớn như cúm mùa, viêm phổi, viêm màng não, thủy đậu, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, quai bị, rubella, bệnh dại…, cam kết bình ổn giá ngay cả khi “khan hàng”.
Đặc biệt, vào mùa dịch, Hệ thống tiêm chủng VNVC tăng cường phòng khám và phòng tiêm, tăng cường khử trùng, sát khuẩn, nới rộng thời gian làm việc từ 7h30-17h xuyên trưa không nghỉ, kể cả thứ 7, chủ nhật, các ngày lễ tết…
Video đề xuất: Hệ thống tiêm chủng VNVC – Tiêm chủng phòng bệnh an toàn, đẳng cấp, giá thành hợp lý
Để đăng ký tiêm vắc xin hoặc tư vấn về lịch tiêm chủng, quý khách có thể liên hệ tổng đài 028.7102.6595, qua fanpage VNVC – Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc đến trực tiếp Hệ thống trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc.
Bệnh bạch hầu từng là cơn ác mộng trong lịch sử khi gây ra hàng loạt ca lây nhiễm và tử vong. Kể từ năm 1923, khi...
Xem ThêmBệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính ở cổ họng và đường hô hấp trên (mũi, xoang cạnh mũi, đường mũi và hầu họng). Tác...
Xem ThêmBệnh thủy đậu (tiếng anh là chickenpox) hay còn được gọi là trái rạ, phỏng dạ, thường xảy ra ở người lớn và cả trẻ em. Nếu...
Xem ThêmKhông giống như các vi khuẩn thông thường khác, vi khuẩn bạch hầu không chỉ gây sốt, ho, viêm họng; độc tố của vi khuẩn còn có...
Xem ThêmTối 25/6/2020, Trung tá Phan Bá Hiếu, phụ trách Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện (BV) Quân y 175 (TP.HCM) cho biết nơi đây đang điều trị cho...
Xem ThêmVacxin cúm Gc Flu cung cấp sự bảo vệ tốt nhất cho cơ thể chống lại các chủng cúm mùa, đồng thời còn kích hoạt hệ miễn...
Xem Thêm