Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Đau mắt hột là bệnh nhiễm trùng mắt có khả năng để lại sẹo, mờ hay thậm chí là mù mắt. Nhận biết và điều trị sớm bệnh đau mắt hột giúp giảm thiểu rủi ro mắc các biến chứng của bệnh gây ra.
Ước lượng trên thế giới có khoảng 500 triệu người mắc bệnh chủ yếu là ở các nước đang phát triển, Châu Phi, Đông Nam Á, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có ít nhất 2 triệu người bị mù do các biến chứng của bệnh đau mắt hột.
Đau mắt hột là bệnh viêm mạn tính kết mạc và giác mạc, lây lan và tiến triển nhanh ở người. Ở thể nặng của bệnh, các hột ở mắt to và nổi trên bề mặt, sau đó vỡ và tạo thành sẹo kết mạc. Sẹo nặng làm cho sụn mi ngắn lại, bờ mi lộn vào trong gây lông quặm. Nếu không điều trị, lông quặm có thể dẫn đến loét, thủng giác mạc, viêm nội nhãn ảnh hưởng thị lực, các trường hợp nặng có thể khiến mù vĩnh viễn.
Đau mắt hột là căn bệnh lây lan và tiến triển nhanh ở người
Trong quá khứ, bệnh đau mắt hột đã từng bùng phát thành dịch ở nước ta, ở những khu vực có điều kiện vệ sinh kém, nhất là vào mùa mưa lũ hay lụt lội, bệnh dễ xuất hiện trở lại.
Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis là tác nhân đặc trưng gây bệnh đau mắt hột và các bệnh viêm đường tiết niệu – sinh dục có hột ở người. Đây là nhóm vi khuẩn gram âm có hai axit nhân ADN và ARN, chịu tác dụng của một số kháng sinh và Sulfamid. Vi khuẩn đau mắt hột có 15 tuýp huyết thanh khác nhau. Trong đó, tuýp A, B, Ba, C truyền bệnh từ mắt sang mắt, gây bệnh đau mắt hột lưu địa (bệnh đau mắt hột có thể gây mù).
Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis là tác nhân đặc trưng gây bệnh đau mắt hột
Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis là một loại vi khuẩn gây bệnh rất nhạy cảm ở người, nhưng chưa có ghi nhận về việc gây bệnh ở động vật. Vi khuẩn đau mắt hột có thể sống được ở nhiệt độ lạnh rất cao trong vòng 1 tuần, nhưng chết nhanh khi để lạnh rồi tiếp xúc với nhiệt độ nóng. Vi khuẩn đau mắt hột bất hoạt ở nhiệt độ 50 độ C trong vòng 15 phút. Ở ngoài cơ thể người, vi khuẩn chết trong vòng 24 giờ.
Có nhiều cách phân loại bệnh đau mắt hột. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chia bệnh đau mắt hột thành các loại sau:
Bệnh đau mắt hột có thể lây truyền từ người này sang người khác qua các con đường sau:
Bệnh đau mắt hột có nguy cơ bùng phát thành dịch ở những nơi tập trung đông người như khu dân cư, trường học, bệnh viện. Nếu có hệ miễn dịch khỏe mạnh, bạn có thể tự khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu sống trong khu vực có tỷ lệ nhiễm bệnh cao, những người đã khỏi bệnh vẫn có nguy cơ bị tái nhiễm, chu kỳ mắc bệnh lặp đi lặp lại làm bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở người, bao gồm:
Khi bị bệnh đau mắt hột, người bệnh thường có các dấu hiệu như ngứa, sưng và kích ứng mí mắt; gỉ mắt chứa chất nhầy hoặc dịch mủ; cảm giác đau mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng xanh.
Hột ở mắt xuất hiện. Hột có hình tròn thường nổi trên bề mặt kết mạc hay ở rìa giác mạc, màu xám trắng, mạch máu vây quanh, bò lên trên mắt hột. Hột thường xuất hiện nhiều, có kích thước không đồng đều từ 0,5 mm trở lên.
Xuất hiện nhú gai là những khối có hình đa giác, màu hồng, có trục máu ở giữa tỏa ra các mao mạch xung quanh.
Sẹo xuất hiện điển hình ở kết mạc sụn mi trên. Sẹo là những dải xơ trắng hình sao, có nhánh hình thành dạng lưới.
Sẹo là tổn thương chứng tỏ bệnh đau mắt hột đã tiến triển lâu.
Ở giai đoạn đầu của bệnh đau mắt hột, mắt bệnh nhân sưng đỏ. Một số triệu chứng sớm bắt đầu xuất hiện sau 5 – 12 ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn như: ngứa nhẹ do kích ứng mắt và mí mắt, chảy dịch nhầy từ gỉ mắt.
Khi nhiễm trùng tiến triển sẽ gây đau và mờ mắt. Nếu không được can thiệp kịp thời, sẹo có thể hình thành trong mí mắt, dẫn đến lông mi mọc ngược vào trong chà sát vào giác mạc. Chà sát liên tục kèm tình trạng viêm làm giác mạc bị đục, có thể dẫn đến tình trạng loét giác mạc.
Nếu được điều trị kịp thời, bệnh thường ít gây ảnh hưởng đến mắt. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiễm trùng tái phát nhiều lần có thể dẫn đến các biến chứng sẹo và gây mù mắt. Suy giảm thị lực một phần hoặc hoàn toàn làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sinh hoạt của bản thân người bệnh.
Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ dựa vào các biện pháp thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng.
Để chẩn đoán và xét nghiệm bệnh đau mắt hột, bác sĩ dựa trên biện pháp lâm sàng và cận lâm sàng
Từ đó có 4 tiêu chuẩn để chẩn đoán lâm sàng bệnh đau mắt hột. Đáp ứng 2 trong 4 tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh đau mắt hột. Ở những vùng có dịch đau mắt hột bùng phát chỉ cần đáp ứng 1 trong 4 tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh.
Chẩn đoán cận lâm sàng bệnh đau mắt hột dựa vào phương pháp tế bào học. Đây là xét nghiệm thực hiện bằng cách chích hột hoặc nạo nhẹ kết mạc sụn mi trên, có thể thấy:
Tiến triển của bệnh đau mắt hột hoàn toàn phụ thuộc vào sự tác động qua lại của các yếu tố chính là con người, yếu tố môi trường và tính gây bệnh của tác nhân Chlamydia trachomatis. Nếu sinh sống tại môi trường có điều kiện vệ sinh tốt, bệnh đau mắt hột nhẹ, ít lây lan, bệnh có thể tự khỏi và không có biến chứng dẫn đến mù lòa.
Điều kiện vệ sinh môi trường kém khiến bệnh đau mắt hột dễ lây lan, tiến triển nhanh, để lại nhiều di chứng
Ngược lại, nếu người bệnh sống ở nơi có điều kiện vệ sinh môi trường kém, bệnh đau mắt hột tiến triển và lây lan mạnh, bệnh có thể có những biến chứng nặng như sẹo, giảm thị lực và gây mù lòa. Những vùng đó gọi là những ổ đau mắt hột lưu địa và bệnh đau mắt hột ở đó có thể gây mù.
Điều trị bệnh cần tuân theo phác đồ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phác đồ điều trị bệnh đau mắt hột khi bệnh ở giai đoạn hoạt tính cần tra thuốc mỡ tetracyclin 1% (hoặc erythromycin) 8 giờ một lần ít nhất trong 6 tuần.
Điều trị bệnh theo phác đồ cách quãng có thể là cơ sở để phòng chống bệnh đau mắt hột ở những vùng có dịch bệnh. Tra mỡ tetracyclin 1% 12 giờ một lần trong 5 ngày liền, hoặc mỗi ngày 1 lần trong 10 ngày liền, mỗi năm dùng ít nhất 6 tháng liên tục.
Phương pháp điều trị bệnh đau mắt hột bằng thuốc tra mỡ tetracyclin có ưu điểm là rẻ tiền, dễ mua, có thể sử dụng cho trẻ em và phụ nữ có thai. Còn nhược điểm của phương pháp là thời gian điều trị kéo dài nên khó thực hiện đúng.
Đối với việc điều trị bệnh đau mắt hột nặng, nên được thực hiện tại các cơ sở y tế và được các bác sĩ nhãn khoa theo sát và điều trị. Một số loại thuốc kháng sinh theo đường toàn thân được chỉ định trong trường hợp này là Erythromycin, Zithromax (Azithromycin). Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh khi bệnh đau mắt hột không quá trầm trọng.
Ngoài ra, để điều trị các biến chứng của bệnh đau mắt hột, cần áp dụng những biện pháp khác nhau cho từng trường hợp của người bệnh.
Để phòng bệnh đau mắt hột hiệu quả, trước hết phải nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ trong cộng đồng. Người bệnh không dùng chung các dụng cụ sinh hoạt cá nhân với người lành. Nguồn nước vệ sinh cá nhân phải là nước sạch. Để phòng chống dịch bệnh đau mắt hột, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra chiến lược SAFE như sau:
Đau mắt hột là bệnh có khả năng lây lan nhanh và gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, người dân cần nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, môi trường và cần gặp các bác sĩ nhãn khoa ngay khi có những triệu chứng bệnh.
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính ở cổ họng và đường hô hấp trên (mũi, xoang cạnh mũi, đường mũi và hầu họng). Tác...
Xem ThêmBệnh thủy đậu (tiếng anh là chickenpox) hay còn được gọi là trái rạ, phỏng dạ, thường xảy ra ở người lớn và cả trẻ em. Nếu...
Xem ThêmThủy đậu là một loại bệnh phổ biến và rất dễ mắc phải ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn, biến chứng bệnh rất nặng, có thể...
Xem ThêmDị tật, bất thường cơ xương khớp khiến trẻ không vận động đúng tuổi, hạn chế phát triển thể chất và trí tuệ. Nếu không được điều...
Xem ThêmUốn ván rốn sơ sinh là bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ sơ sinh, do trực khuẩn Clostridium tetani gây ra, loại vi khuẩn này xâm...
Xem ThêmVacxin cúm Gc Flu cung cấp sự bảo vệ tốt nhất cho cơ thể chống lại các chủng cúm mùa, đồng thời còn kích hoạt hệ miễn...
Xem Thêm