Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Viêm tai giữa do phế cầu khuẩn là một trong những căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi. Đáng lo ngại hơn, phế cầu khuẩn ngày càng kháng kháng sinh, gây khó khăn trong điều trị, khiến người bệnh đối mặt với những di chứng nặng nề.
Bởi sự đáng sợ của căn bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn, nên nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa, điều trị sẽ giúp bạn bảo vệ tốt nhất cho bản thân và cả gia đình.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có hơn 350 triệu ca mắc viêm tai giữa ở trẻ dưới 5 tuổi, hầu hết các trường hợp trong số đó là trẻ em dưới 2 tuổi. Một số ca bệnh viêm tai giữa, đặc biệt là trẻ em dưới 1 tuổi, rất dễ bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm, thậm chí phải phẫu thuật nếu tình trạng bệnh diễn biến xấu. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân viêm tai giữa cấp có thể gặp biến chứng thủng màng nhĩ, giảm thính lực, viêm xương chũm, viêm màng não, áp xe não,…
Viêm tai giữa do phế cầu khuẩn là căn bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và gây nên nhiều biến chứng khó lường
Theo bác sĩ Bạch Thị Chính cho biết: “Viêm tai giữa do phế cầu khuẩn là căn bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai của trẻ. Đáng sợ hơn, hiện nay vi khuẩn phế cầu đã đề kháng nhiều loại kháng sinh. Trong quá trình điều trị bệnh, các bác sĩ phải dùng kháng sinh mạnh, liều cao hoặc phối hợp nhiều loại kháng sinh khác nhau dẫn đến chi phí cao và thời gian điều trị kéo dài, mà chưa chắc đã đáp ứng. May mắn, hiện nay chúng ta đã có vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn hiệu quả cho cả trẻ em và người lớn’’.
Tình trạng viêm tai giữa xuất hiện khi các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong tai hoặc do các tác động từ yếu tố bên ngoài môi trường. Thông thường, nguyên nhân chủ yếu của viêm tai giữa là do phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae (40-50%), vi khuẩn Haemophilus influenzae (30-40%)… Phế cầu khuẩn thường trú ngụ sẵn trong hầu họng của trẻ em và người lớn. Khi sức khỏe suy yếu, khả năng miễn dịch của cơ thể suy giảm là lúc phế cầu khuẩn thừa cơ hội tấn công vào đường hô hấp và gây ra các bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não,…
Khả năng phát bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể, do đó trẻ em với hệ miễn dịch non nớt, người cao tuổi bị suy giảm sức đề kháng, hay người mắc bệnh mạn tính là những đối tượng dễ mắc bệnh. Khi các đối tượng này mắc viêm tai giữa, bệnh thường có diễn tiến nhanh và để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh. Do đó, người dân cần hết sức đề phòng và đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị ngay khi có triệu chứng bệnh.
Các triệu chứng của bệnh viêm tai giữa bao gồm màng nhĩ phồng, hoặc không di động khi bơm khí vào tai, dịch chảy ra từ tai. Ngoài ra, viêm tai giữa ở trẻ nhỏ thường có một số triệu chứng như:
Sốt cao, quấy khóc, đau tai và đi ngoài nhiều lần là triệu chứng của bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn
Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm có thể tiến triển sang giai đoạn mạn tính, vỡ mủ do màng tai bị thủng, mủ chảy ra ngoài qua lỗ tai. Trong giai đoạn này, trẻ sẽ bớt khóc, ăn được, ngủ được, không còn các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và đau tai nữa. Tuy nhiên, chấm dứt các triệu chứng bệnh không đồng nghĩa với việc khỏi bệnh. Ngược lại, bệnh viêm tai giữa đã chuyển biến thành thể mạn tính có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sau này của người bệnh với những biến chứng có thể xảy đến bất kỳ lúc nào.
Xem thêm bài viết liên quan:
Viêm tai giữa sẽ không quá nguy hiểm nếu người bệnh kịp thời điều trị và trị dứt điểm. Tuy nhiên trong một số trường hợp điều trị muộn, bệnh có thể tiến triển nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm, như:
Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn, ngoài dựa vào những triệu chứng bệnh lâm sàng, các bác sĩ còn có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện những phương pháp cận lâm sàng khác, như:
Ngoài ra, các bác sĩ còn có thể chẩn đoán phân biệt bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn, dựa vào tình trạng:
Để chăm sóc người bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn, người thân cần lưu ý đến chế độ vệ sinh, ăn uống và sinh hoạt của người bệnh.
Ăn những loại thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và uống thêm nước trái cây để tăng cường sức đề kháng
Mục đích của việc điều trị viêm tai giữa là nhằm ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, ngăn ngừa viêm tai giữa tái phát và phục hồi thính lực trong những trường hợp nặng. Tùy vào tình trạng sức khỏe và bệnh sử của người bệnh viêm tai giữa mà các bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Do đó khi nhận thấy có các dấu hiệu bất thường ở tai, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ xét nghiệm và chẩn đoán tình trạng bệnh. Từ đó, có phương pháp điều trị đúng nhất với tình trạng bệnh ở mỗi người.
Không phải tất cả trường hợp bệnh bác sĩ đều chỉ định thuốc kháng sinh, vì thuốc kháng sinh không trị được nhiễm trùng do virus, không khai thông được dịch tắc trong tai giữa, có thể gây ra tác dụng phụ và tác hại lớn nhất của việc lạm dụng kháng sinh là có thể khiến vi khuẩn kháng kháng sinh làm bệnh khó điều trị hơn. Trong một số trường hợp bệnh như nhiễm trùng tái phát hay bị mất thính lực kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật ống tai. Phẫu thuật chèn ống (ống thông khí quản) để chất lỏng chảy ra từ tai giữa, nhằm mục đích cân bằng áp lực trong tai.
Để bảo vệ bản thân và gia đình trước nguy cơ nhiễm bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn, đồng thời tránh được những hệ quả nặng nề của bệnh, mỗi người nên rèn luyện thói quen sống lành mạnh, giữ gìn vệ sinh cá nhân, trẻ em cần được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Đặc biệt, tiêm vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn là phương pháp phòng bệnh tối ưu, an toàn và tiết kiệm.
Hiện nay tại Việt Nam, hai loại vắc xin phòng ngừa bệnh do phế cầu khuẩn được lưu hành rộng rãi nhất là Synflorix (Bỉ) dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi; vắc xin Prevenar 13 (Bỉ) dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi và người lớn.
Trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi:
– Lịch tiêm 3 liều cơ bản:
– Mũi nhắc lại: sau 6 tháng kể từ mũi thứ 3.
Trẻ từ 7-11 tháng (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó).
Trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó)
Mời bạn xem thêm video để hiểu rõ hơn về lịch tiêm của vắc xin phế cầu Synflorix
Trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi:
– Lịch tiêm 3 liều cơ bản:
– Mũi nhắc lại: tiêm khi trẻ 11-15 tháng tuổi và cách mũi 3 tối thiểu 2 tháng.
Trẻ từ 7-11 tháng tuổi (chưa được tiêm phòng vắc xin trước đó):
Trẻ em từ 12 – 23 tháng tuổi (chưa được tiêm phòng vắc xin trước đó):
Trẻ em từ 24 tháng tuổi – người lớn:
Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC tự hào là địa chỉ vàng tiêm chủng được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Tại VNVC, chúng tôi có nhiều loại vắc xin phòng những căn bệnh nguy hiểm cho Trẻ em và Người lớn, trong đó có vắc xin Synflorix (Bỉ) và Prevenar 13 (Bỉ) phòng các bệnh do phế cầu khuẩn. Khi đến VNVC, quý khách sẽ được khám sàng lọc đầy đủ để đánh giá tình trạng sức khỏe và thể trạng, từ đó giúp các bác sĩ đưa ra phác đồ tiêm chủng phù hợp. Quý khách có thể hoàn toàn an tâm khi lựa chọn vụ tiêm chủng tại VNVC vì đây là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, có chứng chỉ an toàn tiêm chủng; cơ sở vật chất sang trọng, hiện đại và có nhiều tiện ích miễn phí.
Một điểm đặc biệt tại Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC là có nhiều Gói vắc xin phù hợp với nhiều độ tuổi khác nhau như gói vắc xin cho trẻ em, gói vắc xin cho trẻ tiền học đường, gói vắc xin cho tuổi vị thành niên và thanh niên, gói vắc xin cho người trưởng thành, cho phụ nữ chuẩn bị mang thai; đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết về việc tiêm chủng của khách hàng.
Để đăng ký tiêm vắc xin phòng các bệnh gây ra do phế cầu khuẩn hoặc các loại vắc xin quan trọng khác, quý khách có thể gọi hotline 028.7102.6595, inbox cho fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn.
Trần Phúc
Trẻ em và người lớn cần được chích ngừa vắc xin phòng các bệnh lý nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra theo đúng lịch tiêm...
Xem ThêmKhông chỉ riêng trẻ em, người lớn cũng là những đối tượng cần được bảo vệ khỏi sự gây hại của của phế cầu khuẩn. Tiêm vắc...
Xem ThêmNên tiêm phế cầu hay 6in1 trước là câu hỏi được rất nhiều phụ huynh đặt ra bởi đây là hai mũi vắc xin đầu đời cực...
Xem ThêmTiêm vắc xin phế cầu khuẩn là giải pháp hữu hiệu và an toàn nhất để chống lại sự tác động của vi khuẩn Streptococcus Pneumoniae -...
Xem ThêmNên tiêm phế cầu 10 hay 13 là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Vi khuẩn phế cầu là nguyên nhân hàng đầu gây ra...
Xem ThêmTiêm phế cầu có tác dụng gì đang là một trong những câu hỏi được đặt ra rất nhiều trên các diễn đàn điện tử về y...
Xem Thêm