Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Ngày 13/8/2020 vừa qua, những trường hợp nhiễm độc thiếc cấp tính tại Việt Nam đã được ghi nhận tại Hải Dương, trong đó có 1 ca đã tử vong. Theo các chuyên gia nhận định, nhiễm độc thiếc là vấn đề sức khỏe nghề nghiệp môi trường mới ở nước ta, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân lao động.
7 người bị nhiễm độc thiếc cấp tính, 1 người tử vong
Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện Trung tâm đang tiếp nhận khám và điều trị cho những bệnh nhân bị nhiễm độc thiếc tại Hải Dương. Tất cả những trường hợp nhập viện đều có nồng độ thiếc trong máu cao gấp hàng chục lần ngưỡng cho phép.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân nhiễm độc thiếc (ảnh: BV Bạch Mai)
Được biết, những bệnh nhân nhiễm độc thiếc cấp tính đều làm việc tại bộ phận nghiền nhựa tái chế tại một công ty sản xuất rèm cửa tại Hải Dương. Trước khi vào làm, tất cả đều khỏe mạnh; nhưng chỉ sau một thời gian ngắn làm việc tại đây, các công nhân bắt đầu xuất hiện những triệu chứng bất thường về tinh thần như: rối loạn tâm thần, mất trí nhớ, lú lẫn, kích động, có những hành động bất thường. Sau khi được nhập viện và được chụp cộng hưởng từ, các bác sĩ phát hiện sọ não của người bệnh có tổn thương chất trắng lan tỏa trên não. Xét nghiệm máu của bệnh nhân có nhiễm toan chuyển hóa, hạ kali máu nặng.
Chuỗi các bệnh nhân nhiễm độc thiếc được phát hiện từ trường hợp của anh Nguyễn Đức H. (35 tuổi) nhập viện ngày 9/7/2020 với biểu hiện rối loạn tâm thần, kích động, sau đó là hôn mê. Do hoàn cảnh gia đình hết sức đặc biệt (bố bệnh nhân mới mất 49 ngày, bệnh nhân vừa trải qua cú sốc về tình cảm), nên gia đình suy đoán những biểu hiện bất thường về tinh thần của người bệnh là triệu chứng của yếu tố tâm thần. Bệnh nhân nhập viện muộn với diễn biến bệnh nặng, gia đình xin đưa bệnh nhân về nhà và tử vong.
Ngay sau trường hợp của anh H., một số bệnh nhân đã đến bệnh viện thăm khám với triệu chứng tương tự. Người nhà bệnh nhân Nguyễn Kim C. (42 tuổi, Quỳnh Phụ, Thái Bình) cho biết bệnh nhân có biểu hiện lái xe đi lang thang trong làng một cách không có chủ đích. Các bác sĩ đã chỉ định bệnh nhân Nguyễn Kim C. làm xét nghiệm định lượng kim loại thiếc, từ đó phát hiện nồng độ thiếc trong máu của người bệnh hơn 200 micogam/lít, gấp 40 lần ngưỡng cho phép.
Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm, các bác sĩ đã tiến hành lọc máu, giải độc thiếc và chỉ sau một tuần điều trị tích cực, trí nhớ bệnh nhân dần hồi phục, tình trạng bệnh dần được cải thiện. Mặt khác, một số trường hợp bệnh nhân nhiễm độc thiếc đến thăm khám dù không có những triệu chứng lâm sàng, nhưng khi xét nghiệm vẫn cho ra kết quả hạ kali máu, nhiễm toan chuyển hóa hoặc tổn thương não trên phim cộng hưởng từ và đặc biệt là nồng độ thiếc trong máu tăng thấy rõ.
Hình ảnh phim cộng hưởng từ sọ não có tổn thương chất trắng lan tỏa trên não
(ảnh: BV Bạch Mai)
Theo như lời chia sẻ của bệnh nhân cho hay, cũng có những người khác làm trong bộ phận đó trong một thời gian ngắn, nhưng đã chủ động xin nghỉ do mệt mỏi, khó chịu. Vậy, rất có thể vẫn còn những ca nhiễm độc tương tự nhưng chưa được phát hiện hoặc có thể nhầm lẫn với những căn bệnh khác.
Ban đầu, công tác chẩn đoán và xác định nguyên nhân của những ca bệnh nhiễm độc thiếc đầu tiên tại Việt Nam gần như rơi vào bế tắc. Các bác sĩ phải chạy đua với thời gian, để có thể xác định nguyên nhân bệnh, giành giật mạng sống của bệnh nhân từ tay của tử thần. Được biết, các bác sĩ đã tra cứu rất nhiều nguồn thông tin y khoa, hỏi thăm ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp trên khắp thế giới về chống độc. May mắn cuối cùng cũng đã mỉm cười với sự nỗ lực không ngừng của các bác sĩ, khi phát hiện những trường hợp bệnh làm việc trong hoàn cảnh tương tự đã được ghi nhận trên y văn thế giới.
Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, nhiễm độc thiếc hiện đang là vấn đề sức khỏe nghề nghiệp môi trường mới ở nước ta, mà người lao động phải đối mặt. Nguy cơ nhiễm bệnh nhiễm độc thiếc ở nước ta có thể bắt nguồn từ hiện tượng tái chế nhựa và khai khoáng ở nhiều nơi. Đây là căn bệnh dễ bị bỏ quên và dễ nhầm với bệnh khác. Như triệu chứng tổn thương não chất trắng lại dễ bị nhầm lẫn với viêm não và các bệnh khác.
Nhiễm độc cấp tính thiếc do hợp chất thiếc hữu cơ gây ra. Thiếc gồm có thiếc dạng nguyên thể kim loại, các hợp chất thiếc vô cơ và các hợp chất thiếc hữu cơ. Thiếc kim loại và thiếc vô cơ về cơ bản không độc, nhưng các hợp chất thiếc hữu cơ có độc tính rất cao, rất dễ hấp thu qua đường hô hấp, qua da và qua đường tiêu hóa.
Độc nhất là các hợp chất thiếc triethyl và thiếc trimethyl. Đây là các hợp chất có một công dụng là làm chất ổn định nhựa (plastic stabilizer), ổn định nhiệt (heat stabilizer), được cho vào nhựa giúp nhựa bền vững với nhiệt. Nhiễm độc thiếc hữu cơ gây nhiều tổn thương nặng ở các cơ quan, bao gồm não (gây các rối loạn tâm thần kinh và tổn thương chất trắng), tổn thương gan, thận, miễn dịch, máu,…
Biểu hiện lâm sàng của nhiễm độc thiếc cấp tính là bệnh nhân bị rối loạn tâm thần, mất trí nhớ, lú lẫn, kích động, hành vi bất thường.
Chụp cộng hưởng từ sọ não cho thấy có tổn thương chất trắng lan tỏa trên não, xét nghiệm máu có nhiễm toan chuyển hóa, hạ kali máu nặng.
Trên thế giới và trong nước vẫn chưa có phác đồ điều trị nhiễm độc thiếc, do đó việc điều trị khó khăn, các bác sĩ phải vừa điều trị vừa theo dõi sát để đánh giá điều chỉnh.
Tại nước ta, trước đây chỉ ghi nhận các trường hợp nhiễm độc chì ở làng nghề tái chế ắc quy, bệnh bụi phổi…
Mặc dù hiếm gặp, nhưng nhiễm độc thiếc rất nguy hiểm. Để phòng tránh nhiễm độc thiếc, người dân cần phải chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình bằng những phương pháp sau.
Ngoài những phương pháp trên, người dân còn nên chủ động tiêm chủng vắc xin để chủ động phòng bệnh và ‘’rèn luyện’’ hệ miễn dịch của cơ thể sẵn sàng ứng phó với các loại virus, vi khuẩn đền từ môi trường bên ngoài. Trước bối cảnh nhiều căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang có nguy cơ bùng phát thành dịch và lan rộng như hiện nay, vắc xin mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Hiểu được điều đó, Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC đã nỗ lực không ngừng để đem những liều vắc xin phòng bệnh chất lượng cho Trẻ em và Người lớn, đến nhiều tỉnh thành trên địa bàn cả nước. Tại VNVC, chúng tôi có nhiều loại vắc xin cho Trẻ em và Người lớn như: Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim (Pháp) & Infanrix Hexa (Bỉ); vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp), vắc xin Synflorix (Bỉ), Prevenar 13 (Bỉ) phòng các bệnh do phế cầu khuẩn; vắc xin Imojev phòng bệnh viêm não Nhật Bản…, cùng nhiều loại vắc xin chất lượng được nhập khẩu chính hãng từ các hãng dược hàng đầu thế giới và các công ty dược uy tín của Việt Nam. Bên cạnh đó, VNVC còn có đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng viên chuyên nghiệp, tận tâm; trang thiết bị, cơ sở vật chất sang trọng, đẳng cấp cùng nhiều dịch vụ tiêm ngừa cho khách hàng lựa chọn.
Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC mong rằng, với sự cố gắng và nỗ lực không ngừng sẽ mang đến sự bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của khách hàng, trước nguy cơ mắc bệnh do tác nhân gây hại đến từ môi trường bên ngoài. Liên hệ Hotline: 028.7102.6595, Website: https://vnvc.vn hoặc đến trực tiếp các trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc: https://vnvc.vn/he-thong-trung-tam-tiem-chung/ để được tư vấn, đặt lịch tiêm.
Bệnh thủy đậu (tiếng anh là chickenpox) hay còn được gọi là trái rạ, phỏng dạ, thường xảy ra ở người lớn và cả trẻ em. Nếu...
Xem ThêmThủy đậu là một loại bệnh phổ biến và rất dễ mắc phải ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn, biến chứng bệnh rất nặng, có thể...
Xem ThêmThủy đậu là bệnh có khả năng lây nhiễm cao và thường bùng phát thành dịch. Mặc dù không có triệu chứng nặng nề nhưng người bệnh...
Xem ThêmĐau mắt hột là bệnh nhiễm trùng mắt có khả năng để lại sẹo, mờ hay thậm chí là mù mắt. Nhận biết và điều trị sớm...
Xem ThêmĐại dịch Covid-19 đã tạo cột mốc mới trong lịch sử, hơn 27 triệu người nhiễm, gần 900.000 người chết (*), trong đó 80% ca tử vong...
Xem ThêmVacxin cúm Gc Flu cung cấp sự bảo vệ tốt nhất cho cơ thể chống lại các chủng cúm mùa, đồng thời còn kích hoạt hệ miễn...
Xem Thêm