Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Quai bị là bệnh lý không hiếm gặp và tản phát quanh năm ở nước ta, tuy là bệnh lành tính nhưng hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho căn bệnh này. Theo cảnh báo của chuyên gia y tế, bệnh quai bị nếu không điều trị kịp thời và đúng cách bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng; trong đó viêm tinh hoàn ở nam giới và viêm buồng trứng ở nữ giới là 2 trong nhiều biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến vô sinh.
Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút paramyxovirus gây nên. Bệnh lây qua đường hô hấp vì thế rất dễ lây lan trong cộng đồng, nhất là đối với trẻ em. Người lớn nếu chưa có miễn dịch cũng có thể mắc bệnh. Tỷ lệ mắc cao hơn ở những vùng dân cư đông đúc, đời sống thấp kém, vùng khí hậu thường xuyên mát hoặc lạnh. Tại Việt Nam, bệnh quai bị thường gặp dưới dạng các vụ dịch vừa, nhỏ hoặc ca bệnh tản phát trên cả nước, với tỷ lệ mắc hàng năm dao động từ 10-40 trường hợp trên 100.000 dân, tập trung cao hơn ở các tỉnh miền Bắc và Tây Nguyên.
Dịch quai bị thường xảy ra trong nhóm trẻ em đi nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc đến trường phổ thông, cũng có thể gặp trên nhóm trẻ lớn hoặc thanh niên và người lớn tuổi với tỷ lệ thấp hơn và thường là các trường hợp tản phát. Tỷ lệ mắc ở nam giới thường cao hơn nữ.
Bệnh quai bị thường có nguy cơ thành dịch, rất dễ lây nhất là ở những nơi tập trung đông người sinh hoạt tập thể như trong , trường học, ký túc xá, doanh trại. Chỉ cần một người bị mà không được cách ly thì bệnh sẽ bùng phát rất nhanh. Bệnh chủ yếu lây truyền trực tiếp qua những giọt nước bọt nhỏ khi nói chuyện, ho… bắn ra. Tỷ lệ lây nhiễm cao nhất xảy ra vào khoảng 48 giờ trước khi khởi phát bệnh. Thời gian ủ bệnh rất lâu từ 12-25 ngày, thường là 18 ngày.
Đối tượng dễ mắc quai bị nhất là trẻ em, thường ở lứa tuổi 5-9. Thế nhưng nếu lúc nhỏ không mắc bệnh mà chưa tiêm vắc xin phòng bệnh thì có đến 85% người đến tuổi trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh quai bị.
Bệnh quai bị có thể gây các biến chứng như viêm màng não, viêm tinh hoàn – thường là một bên và xảy ra ở 20%-30% nam giới trưởng thành; viêm buồng trứng – gặp ở 5% nữ trưởng thành. Biến chứng viêm tinh toàn ở nam giới, viêm buồng trứng ở nữ giới có thể gây vô sinh, tuy nhiên rất hiếm gặp, chỉ chiếm từ 3-4/1.000.
Cứ 5 nam thanh thiếu niên bị bệnh quai bị thì sẽ có 1 người bị viêm và sưng tinh hoàn. Trẻ em trước tuổi dậy thì ít gặp biến chứng viêm tinh hoàn nhưng khoảng 20-35% các trường mắc quai bị sau tuổi dậy thì gặp biến chứng này. Vi rút quai bị cũng là nguyên nhân duy nhất gây viêm tinh hoàn đơn thuần. Khoảng 90% các trường hợp viêm tinh hoàn do quai bị chỉ xảy ra ở một bên, còn lại khoảng 10% các trường hợp xảy ra ở cả hai bên.
Bệnh viêm tinh hoàn do quai bị nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dần chuyển sang giai đoạn mãn tính, dễ tái phát và gây ra nhiều biến chứng. Dấu hiệu viêm tinh hoàn bắt đầu với sự xuất hiện trở lại hoặc tăng lên của các cơn sốt, người bệnh có thể buồn nôn và nôn. Tinh hoàn đau, nhất là khi đi lại và to gấp 2-3 lần bình thường, sờ da thấy chắc, bìu bị phù nề, căng, bóng, đỏ. Người bệnh cũng có thể bị viêm mào tinh hoàn, viêm thừng tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn…Thường hết sốt sau 3-5 ngày. Tinh hoàn giảm sưng từ từ, có thể 3-4 tuần sau tinh hoàn mới hết sưng đau (với thể nặng) và không có mủ. Biến chứng viêm tinh hoàn thường xảy ra trước, sau hoặc đồng thời với đợt viêm tuyến mang tai.
Trong vài ngày đầu tiên, vi rút tấn công các tuyến tinh hoàn, dẫn đến viêm nhu mô, tách các ống dẫn tinh và thâm nhiễm tế bào lympho kẽ quanh mạch máu. Lớp bao trắng của tinh hoàn tạo thành một rào cản chống lại phù nề, và dưới sự gia tăng áp lực nội mạc sau đó dẫn đến teo tinh hoàn do áp lực. Quá trình teo tinh hoàn có thể diễn ra sau vài tháng xuất hiện viêm cấp tính, khoảng 50% tinh hoàn bị teo dần, còn 50% còn lại tinh hoàn vẫn có thể sinh tinh và trở về trạng thái bình thường.
Teo tinh hoàn có thể gây các tình trạng không có tinh trùng dẫn đến vô sinh hiếm muộn. Nếu chỉ teo một bên tinh hoàn sẽ không có ảnh hưởng gì lớn đến việc sinh sản, bên tinh hoàn lành còn lại sẽ hoạt động bù trừ. Tuy nhiên nam giới ở tuổi trưởng thành nếu viêm tinh hoàn nặng cả hai bên sẽ làm xơ hóa tinh hoàn khiến tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng, gây ảnh hưởng đến sự sinh sản về sau.
Tỷ lệ viêm buồng trứng ở nữ giới chiếm khoảng 7%, thấp hơn rất nhiều so với biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới, tuy nhiên biến chứng này cũng để lại những hậu quả nặng nề.
Tỷ lệ viêm buồng trứng ở nữ giới chiếm khoảng 7%, biến chứng có thể để lại những hậu quả nặng nề
Viêm buồng trứng do quai bị ảnh hướng phần lớn đến các trường hợp sau tuổi dậy thì. Sau khi quai bị được điều trị và giảm bớt các triệu chứng, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu viêm buồng trứng như đau bụng âm ỉ hoặc đau từng cơn ở một bên hố chậu hoặc vùng bụng dưới , kèm theo sốt, ra nhiều khí hư bất thường, có mùi hôi, biến đổi về màu sắc…
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm buồng trứng do quai bị có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm mãn tính vùng quanh chậu với những triệu chứng như đau xương hông, toàn thân mệt mỏi, tinh thần bất ổn, cảm giác sưng hậu môn, lượng kinh nguyệt ra nhiều, thậm chí kinh nguyệt ra vón cục. Khi tiến hành kiểm tra phụ khoa sẽ thấy đau dữ dội dưới hông, các phần phụ dày thậm chí cả khối lượng.
Nếu không điều trị sẽ có nguy cơ tình trạng dính buồng trứng, u nang ống dẫn trứng, u nang buồng trứng, mưng mủ ở buồng trứng, ống dẫn trứng, tắc vòi trứng, hình thành apxe trên buồng trứng, chất lượng trứng suy giảm… gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nữ giới.
Điều đáng lo ngại là hệ lụy của bệnh quai bị khá nguy hiểm, nhưng khi bị mắc quai bị, nhiều người thường chủ quan tự điều trị ở nhà bằng các biện pháp chữa trị dân gian mà không đến các cơ sở y tế để khám và chữa trị, việc làm này gây tác hại lâu dài cho người bệnh.
Khi bị mắc quai bị, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc chống viêm vì không có tác dụng ngăn lại biến chứng. Bệnh quai bị do vi rút gây ra, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ có thuốc điều trị triệu chứng. Dùng thuốc hạ sốt nếu sốt cao, dùng thuốc giảm đau khi đau nhiều. Đồng thời, phát hiện và xử trí sớm các biến chứng viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, tăng cường dinh dưỡng…
Theo BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết không phải ca bệnh quai bị nào cũng dẫn tới hậu quả viêm tinh hoàn hay viêm buồng trứng, gây nguy cơ vô sinh. Tuy nhiên, để phòng ngừa nguy cơ biến chứng của bệnh quai bị, việc tiêm ngừa là cần thiết với cả trẻ lớn hoặc người lớn chưa từng tiêm ngừa nhằm hạn chế nguồn lây lan bệnh. Đặc biệt, phụ nữ có kế hoạch mang thai cần tiêm ngừa quai bị.
Cách tốt nhất để phòng ngừa quai bị là tiêm vắc xin phòng bệnh
“Cách tốt nhất để phòng ngừa quai bị là tiêm vắc xin phòng bệnh. Hầu hết mọi người đều có khả năng miễn dịch với quai bị nếu được tiêm phòng đầy đủ”, bác sĩ Bạch Thị Chính chia sẻ. Vắc xin quai bị thường được tiêm dưới dạng tiêm kết hợp sởi-quai bị-rubella (MMR II). Tất cả trẻ em và người lớn đều nên chủ động tiêm vắc xin MMR (Ấn Độ) hoặc MMR II (Mỹ) để phòng ngừa sởi, quai bị, rubella.
Phác đồ tiêm vắc xin MMR/ MMR II phòng sởi, quai bị, rubella có sự khác nhau giữa các độ tuổi:
Với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 7 tuổi:
Với trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn:
Riêng với phụ nữ, nên hoàn tất phác đồ tiêm chủng vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.
Tại Trung tâm tiêm chủng VNVC, toàn bộ vắc xin, trong đó có cả 2 loại MMR(Ấn Độ) và MMR II (Mỹ) được bảo quản trong dây chuyền lạnh đạt tiêu chuẩn Thực hành bảo quản thuốc GSP. Theo đó, hệ thống kho lạnh hiện đại đảm bảo vắc xin được bảo quản trong khoảng nhiệt độ từ 2 – 8 độ C, với 3 nguồn điện cấp liên tục. Kho lạnh được trang bị đầy đủ các thiết bị theo dõi nhiệt độ tự động, hệ thống cảnh báo khi nhiệt độ vượt ra khỏi ngưỡng kịp thời, kênh tiếp nhận thông tin cảnh báo đa dạng. Các tủ lưu giữ vắc xin tại phòng tiêm hiện đại cho phép bảo quản vắc xin lẻ theo tiêu chuẩn cao nhất trước khi tiêm…
Để đăng ký tiêm vắc xin MMR II phòng sởi – quai bị – rubella, khách hàng có thể điền thông tin trực tuyến tại đây hoặc gọi đến tổng đài 028.7102.6595 để được tư vấn và hướng dẫn.
Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC: https://vnvc.vn/he-thong-trung-tam-tiem-chung/
Quai bị là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan trực tiếp qua đường hô hấp. Bệnh có thể bùng phát thành dịch và gây ra...
Xem ThêmQuai bị là một bệnh thường gặp, đặc biệt là ở trẻ em, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại những biến chứng...
Xem ThêmQuai bị là căn bệnh phổ biến tại nước ta, mà hầu hết mọi người đều có thể mắc phải. Tuy quai bị là căn bệnh lành...
Xem ThêmQuai bị là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường hô hấp, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm...
Xem ThêmViêm tinh hoàn quai bị, hay còn gọi là viêm tinh hoàn quai bị Orchite Ourlienne, là biến chứng của bệnh quai bị. Nếu không được phát...
Xem ThêmỞ nước ta quai bị là căn bệnh phổ biến, dễ lây lan và thường bùng phát thành dịch. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng...
Xem Thêm