Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Phế cầu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý về đường hô hấp mà chủ yếu là ở trẻ nhỏ, nguy hiểm nhất là viêm màng não do phế cầu với tỷ lệ tử vong đến 30%. Bệnh có khả năng lây lan nhanh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cho nên việc phòng bệnh là thực sự cần thiết. Bài viết với sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ Bùi Ngọc An Pha, Cố vấn chuyên môn Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.
Viêm màng não là tình trạng nhiễm khuẩn trên lớp màng bảo vệ bao phủ não bộ và tủy sống. Viêm màng não do phế cầu là một trong các bệnh do phế cầu khuẩn gây nên, có tỉ lệ tử vong cao và để lại nhiều di chứng nặng nề.
Phân loại bệnh
Bệnh viêm màng não phế cầu được xác định dựa theo đường xâm nhập của vi khuẩn phế cầu vào màng não, bao gồm:
Vi khuẩn từ ổ viêm gần màng não, màng tuỷ xâm nhập vào, như ổ viêm tai, viêm xương chũm, viêm xương sọ, viêm xoang, viêm hốc mắt, viêm cơ dọc theo cột sống…, khuẩn phế cầu xâm nhập vào màng não qua tiếp cận hoặc qua đường bạch huyết.
Vi khuẩn từ một ổ viêm ở xa (như ổ đinh râu, viêm phổi, viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn tử cung, nhiễm khuẩn ruột, nhiễm khuẩn tiết niệu…) gây nhiễm khuẩn huyết và vi khuẩn vượt qua hàng rào mạch máu – màng não vào màng não.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), vi khuẩn phế cầu gây ra hơn 50% các trường hợp viêm màng não do vi khuẩn ở Hoa Kỳ. Ước tính 2.000 trường hợp viêm màng não phế cầu xảy ra mỗi năm.
Vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae)
Vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae) thường trú trong hầu họng người lớn và trẻ em, có 40-70% trẻ khỏe mạnh mang phế cầu vùng mũi họng. Đây là tác nhân hàng đầu gây ra những bệnh nghiêm trọng đe dọa tính mạng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi như viêm họng, viêm mũi, viêm tai giữa, nặng hơn nữa là viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết. Trong đó, viêm màng não là bệnh khó phát hiện và nguy hiểm nhất.
Vi khuẩn phế cầu phát triển thuận lợi vào mùa đông – xuân. Bệnh lan truyền nhiều nhất qua đường không khí và tiếp xúc với người bị bệnh hoặc những người khỏe mạnh có mang phế cầu khuẩn trong người. Các hành động như hắt hơi, ho, hôn hoặc trẻ em chơi chung đồ chơi đều tiềm ẩn nguy cơ phát tán vi khuẩn gây bệnh và lây nhiễm viêm màng não do phế cầu khuẩn.
Với những người khỏe mạnh, sức đề kháng cơ thể rất tốt nên vi khuẩn thường chỉ khu trú mà không gây bệnh. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, do sự đề kháng còn non nớt và chưa hoàn thiện, nên vi khuẩn phế cầu rất dễ tấn công và gây bệnh.
Viêm màng não do phế cầu phế có thời gian ủ bệnh thường trong vòng 1 tuần. Bệnh khởi phát cấp tính trong 1 – 2 ngày sau đó đến giai đoạn toàn phát.
Bệnh lý phế cầu thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và người lớn tuổi, đặc biệt là người già trên 85 tuổi.
Nguy cơ nhiễm vi khuẩn phế cầu và mắc bệnh lý nặng cũng cao hơn ở trẻ dưới 5 tuổi có các bệnh lý khác đi kèm, những người có hệ miễn dịch suy yếu, những người có các bệnh lý mạn tính, chẳng hạn như đái tháo đường, các bệnh lý về gan, phổi, thận và tim và những người hút thuốc lá.
Bệnh có biểu hiện sốt cao, đau đầu, thường xuất hiện trong vòng một vài giờ hoặc từ 1 – 2 ngày. Ngoài ra, có thể xuất hiện các triệu chứng khác, bao gồm nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng, đau cứng cổ, ăn không ngon, rối loạn ý thức, bứt rứt, li bì, ngủ gà. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm màng não ở trẻ có thể để lại di chứng thần kinh.
Trẻ bị sốt cao có thể là dấu hiệu mắc bệnh viêm màng não do phế cầu
Màng não chứa đầy dịch não tủy – đây là nơi vi khuẩn có thể nhân lên và bắt đầu tiết ra chất độc, khiến màng não và mô não bị viêm tấy, sưng phồng. Điều này tạo áp lực lên não, khởi phát các triệu chứng như nhức đầu, cứng cổ, sợ ánh sáng. Trẻ trở nên khó chịu, quấy khóc, ngủ gà, thóp sưng phồng, sốt cao, thở không đều, nôn ói…
Với trẻ nhỏ, triệu chứng thường thấy là trẻ khóc đêm thường xuyên và bỏ bú kéo dài, sốt cao, tiêu chảy, nôn ói… rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về tiêu hóa. Khi bệnh kịch phát, trẻ sẽ đau đầu dữ dội, co giật, thở gấp hay rối loạn tri giác. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hôn mê chỉ trong 48 giờ thậm chí tử vong, nếu sống cũng để lại di chứng sau điều trị như điếc, mù, động kinh, chậm phát triển thần kinh vận động, tổn thương não vĩnh viễn dẫn đến trẻ kém phát triển hoặc yếu liệt chi hay nửa người…
Hiện nay, các phương pháp được các bác sĩ dùng để chẩn đoán viêm màng não ở người lớn bao gồm:
Viêm màng não là loại bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn nghiêm trọng nhất, đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ với 83% trường hợp biến chứng thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi (Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế).
Hậu quả của viêm màng não do phế cầu rất trầm trọng. Căn bệnh này có thể dễ dàng cướp đi tính mạng của người bệnh với tỷ lệ tử vong khoảng 8% ở trẻ em và 22% ở người lớn, với những người sống sót thì di chứng thần kinh là rất phổ biến.
Trong số trẻ em dưới 5 tuổi bị viêm màng não do phế cầu khuẩn, khoảng 1 trong số 15 người chết vì nhiễm trùng. Khả năng tử vong do viêm màng não phế cầu khuẩn cao hơn ở những bệnh nhân cao tuổi. Những người khác có thể có vấn đề dài hạn, chẳng hạn như mất thính lực hoặc chậm phát triển.
Đặc biệt, tỉ lệ tử vong tại các nước đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi do viêm màng não phế cầu là trên 50% trong tổng số ca mắc bệnh. Ngoài ra, trong số xấp xỉ 30 – 50% bệnh nhân giữ được tính mạng nhưng phải chịu đựng những di chứng lâu dài có thể gây tàn tật như: điếc, mù, liệt, động kinh, chậm phát triển trí tuệ, trí nhớ kém, và bị chứng đau đầu kéo dài.
Đồng thời, Bộ y tế cũng cho biết: Vi khuẩn phế cầu không chỉ xâm nhập ở phổi, mà còn đi vào máu, não… làm nhiễm trùng máu và viêm não. 1/3 trẻ viêm màng não do nhiễm phế cầu khuẩn tử vong và 1/3 bị các di chứng như động kinh, liệt, điếc, rối loạn nhận thức…
Khảo sát tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) trong giai đoạn 2001 – 2009 cho thấy 80% bệnh nhân viêm màng não là trẻ dưới 6 tuổi. Tỷ lệ lành bệnh hoàn toàn sau khi xuất viện chỉ 70%. Không chỉ vậy, có đến khoảng 21% trẻ sống sót sau viêm màng não bị mất thính lực. Một số hệ lụy lâu dài khác có thể kể đến như rối loạn khả năng học tập, sử dụng ngôn ngữ, di chuyển, thỉnh thoảng lên cơn co giật.
Từ những hậu quả kể trên có thể thấy vi khuẩn phế cầu không chỉ là mối đe dọa đối với sức khỏe của trẻ mà còn là gánh nặng to lớn đối với gia đình, xã hội và ngành y tế.
Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng phế cầu khuẩn. Điều sáng lo ngại là vi khuẩn phế cầu đã nhanh chóng đã kháng nhiều loại kháng sinh thông thường và thậm chí đã xuất hiện đa kháng thuốc.
Điều này không chỉ gây khó khăn cho việc điều trị, dẫn đến tình trạng bệnh tật kéo dài, bệnh nặng hơn, có nhiều biến chứng thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, chi phí điều trị viêm màng não do phế cầu thường rất cao do bệnh nhân phải dùng kháng sinh mạnh, hoặc phải phối hợp nhiều loại kháng sinh với nhau. Thời gian điều trị cũng vì thế mà phải kéo dài và khó khăn hơn.
Viêm màng não do phế cầu gây ra hậu quả vô cùng khôn lường. Nhưng thật may mắn vì căn bệnh nguy hiểm này hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn phế cầu và nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống chọi với nguồn lây bệnh.
Đối với trẻ nhỏ, cần được giữ ấm cơ thể trong mùa mưa và mùa lạnh, cho trẻ bú sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu đời nhằm tăng cường khả năng miễn dịch. Đồng thời giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ để ngăn ngừa sự tấn công của phế cầu khuẩn.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, việc chủng ngừa cho trẻ từ sớm sẽ giúp giảm thiểu tác hại của các căn bệnh do phế cầu gây ra. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh rằng tiêm chủng được xem là biện pháp chủ động, hiệu quả, tiết kiệm, đơn giản nhưng có ý vai trò vô cùng quan trọng giúp giảm số ca bệnh mắc mới do bị nhiễm phế cầu khuẩn.
Từ năm 2007, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã khuyến cáo nên đưa vắc xin ngừa phế cầu vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Theo số liệu thống kê năm 2015 của WHO cho thấy, vắc xin phế cầu khuẩn đã giúp 7,5 triệu trường hợp nhiễm phế cầu khuẩn được ngăn chặn, và cứu sống khoảng 290.000 trẻ dưới 5 tuổi trên toàn cầu. Cũng theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trẻ em dưới 1 tuổi có tỷ lệ viêm màng não phế cầu khuẩn cao nhất, khoảng 10 trường hợp trên 100.000 dân, nhưng đã giảm đáng kể từ khi vắc xin phòng phế cầu khuẩn được đưa vào chương trình tiêm chủng.
Tại Việt Nam, có hai loại vắc xin phế cầu cho trẻ em và người lớn là vắc xin Synflorix, có thể tiêm cho trẻ từ sớm (6 tuần tuổi đến 5 tuổi), và vắc xin Prevenar 13, có thể tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên lẫn người lớn. Trẻ trên 5 tuổi, người cao tuổi và người mắc các bệnh lý mạn tính trước đây không có vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn thì hiện nay có thể tiêm vắc xin Prevenar 13.
Xem thêm Clip: Tư vấn Các bệnh do phế cầu khuẩn và Vắc xin phòng bệnh
Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa, bảo vệ con yêu và cả gia đình trước tác nhân gây hại phế cầu khuẩn để bảo vệ sức khoẻ và đảm bảo chất lượng cuộc sống bằng tiêm phòng vắc xin đầy đủ, đúng lịch.
Với mong muốn mỗi người dân, dù là trẻ nhỏ hay người cao tuổi, đều được an tâm tiêm chủng phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đặc biệt là viêm màng não do phế cầu, hệ thống tiêm chủng VNVC không ngừng nỗ lực chia sẻ cơ hội tiêm chủng với những dịch vụ cao cấp nhất đến người dân khắp cả nước, góp phần giảm thiểu tác hại do phế cầu khuẩn gây ra.
Không ngừng khẳng định vị thế là đơn vị cung cấp dịch vụ tiêm chủng cao cấp, hiện đại bậc nhất cả nước, gần 30 trung tâm của Hệ thống tiêm chủng VNVC trên toàn quốc luôn cam kết mang tới những trải nghiệm tiêm chủng “khác biệt” để mọi khách hàng luôn được phục vụ tốt nhất, hài lòng nhất mỗi khi đến với VNVC.
Đúng theo kim chỉ nam “sự hài lòng của khách hàng là trên hết”, tất cả các trung tâm tiêm chủng VNVC đều được trang bị cơ sở vật chất cao cấp, không gian rộng rãi, quy trình tiêm chủng an toàn, hệ thống kho lạnh bảo quản vắc xin đạt chuẩn quốc tế. Đặc biệt, mỗi khách hàng đến với VNVC cũng sẽ được trải nghiệm nhiều tiện ích miễn phí khác như: wifi, nước uống, giấy ướt, tã giấy, gửi xe…
Đặc biệt, tất cả khách hàng đến với Trung tâm tiêm chủng VNVC đều luôn được đảm bảo an toàn tiêm chủng ở mức cao nhất. Tất cả các bác sĩ, điều dưỡng tại VNVC đều có chứng chỉ an toàn tiêm chủng và được đào tạo liên tục nâng cao chuyên môn, kỹ năng. Đồng thời 100% khách hàng đều được khám sàng lọc miễn phí trước khi tiêm và kiểm tra sức khoẻ sau tiêm, đồng thời trang bị phòng xử lý phản ứng sau tiêm với đầy đủ trang thiết bị theo tiêu chuẩn của cơ quan y tế.
Hệ thống tiêm chủng VNVC luôn nỗ lực mang tới những trải nghiệm tiêm chủng cao cấp hàng đầu
Để đăng ký tiêm vắc xin hoặc tư vấn về lịch tiêm chủng, quý khách có thể liên hệ tổng đài 028.7102.6595, liên hệ qua fanpage Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn – VNVC hoặc đến trực tiếp Hệ thống trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc để đăng ký vắc xin uốn ván trực tiếp. Khách hàng cũng có thể mua vắc xin hoặc các gói vắc xin bằng cách truy câp http://shop.vnvc.vn/, lựa chọn và thanh toán mua vắc xin theo nhu cầu.
TRÀ MY
Trẻ em và người lớn cần được chích ngừa vắc xin phòng các bệnh lý nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra theo đúng lịch tiêm...
Xem ThêmKhông chỉ riêng trẻ em, người lớn cũng là những đối tượng cần được bảo vệ khỏi sự gây hại của của phế cầu khuẩn. Tiêm vắc...
Xem ThêmNên tiêm phế cầu hay 6in1 trước là câu hỏi được rất nhiều phụ huynh đặt ra bởi đây là hai mũi vắc xin đầu đời cực...
Xem ThêmTiêm vắc xin phế cầu khuẩn là giải pháp hữu hiệu và an toàn nhất để chống lại sự tác động của vi khuẩn Streptococcus Pneumoniae -...
Xem ThêmNên tiêm phế cầu 10 hay 13 là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Vi khuẩn phế cầu là nguyên nhân hàng đầu gây ra...
Xem ThêmTiêm phế cầu có tác dụng gì đang là một trong những câu hỏi được đặt ra rất nhiều trên các diễn đàn điện tử về y...
Xem Thêm