Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Viêm tinh hoàn quai bị, hay còn gọi là viêm tinh hoàn quai bị Orchite Ourlienne, là biến chứng của bệnh quai bị. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, biến chứng có nguy cơ cao dẫn đến vô sinh ở nam giới.
Viêm tinh hoàn quai bị là một loại viêm tinh hoàn đặc hiệu, lây truyền cấp tính do virus tác động lên tuyến nước bọt dưới hàm. Trẻ em và thanh thiếu niên là đối tượng có nguy cơ gặp biến chứng. Ở nam giới trưởng thành, tỷ lệ mắc bệnh viêm tinh hoàn quai bị rơi vào khoảng 20% đến 37%. Trong một số trường hợp, bệnh có thể gây viêm tinh hoàn ở cả hai bên, dẫn đến vô sinh nam giới.
Hiện nay, viêm tinh hoàn quai bị vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Các chuyên gia khuyến cáo, nam giới cần giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ và quan trọng nhất là sớm tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị để tránh những biến chứng nguy hiểm bệnh có thể gây ra.
Viêm tinh hoàn là biến chứng của bệnh quai bị có thể gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên và cả người trưởng thành
Xem thêm:
Khi xâm nhập vào cơ thể, vi rút quai bị nhân lên nhanh chóng ở khoang tỵ hầu và hạch bạch huyết. Sau 10 đến 15 ngày, vi rút sẽ bắt đầu lây lan sang những cơ quan khác trong đó có tinh hoàn, gây tổn thương cho các tế bào sinh tinh khiến ống sinh tinh thương tổn, phù nề và xơ hóa. Vì số lượng ống sinh tinh trong mỗi tinh hoàn chỉ từ 400 đến 600, nên nếu tình trạng tổn thương và xơ hóa ống sinh tinh kéo dài có thể dẫn đến hậu quả vô sinh ở nam giới. Ngoài ra, ống sinh tinh tổn thương khiến người bệnh rất dễ chấn thương khi vận động mạnh.
Thông thường, bệnh nhân bị viêm tinh hoàn quai bị cấp tính sẽ có những biểu hiện như tinh hoàn sưng to hơn bình thường (gấp 2 – 3 lần), đau vùng bìu, mào tinh dày bất thường, sốt cao và mệt mỏi. Nếu tình trạng viêm tinh hoàn quai bị cấp tính không được điều trị kịp thời, nguy cơ dẫn đến biến chứng mãn tính sẽ rất cao. Lúc đó, cơn đau sẽ không chỉ giới hạn ở vùng bìu, mà là cả bộ phận sinh dục, háng và phần bụng dưới.
Sau biến chứng viêm tinh hoàn quai bị, có đến 30% bệnh nhân bị teo tinh hoàn. Tùy vào từng trường hợp bệnh mà bệnh nhân có thể bị teo tinh hoàn một hoặc cả hai bên. Teo tinh hoàn ảnh hưởng rất lớn đến số lượng và chất lượng tinh trùng, gia tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn ở người bệnh. Do đó khi mắc bệnh quai bị, người bệnh cần nhanh chóng điều trị, tránh để bệnh biến chứng dẫn đến tình trạng viêm tinh hoàn.
Hiện nay, viêm tinh hoàn quai bị vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị chủ yếu tập trung kiểm soát triệu chứng, bao gồm giảm đau và kháng viêm. Bệnh nhân sẽ được theo dõi tiến độ điều trị viêm tinh hoàn quai bị bằng xét nghiệm nồng độ hormone và tinh dịch đồ.
Khi mắc viêm tinh hoàn quai bị, người bệnh nên chú ý nghỉ ngơi và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Trong thời gian điều trị bệnh, người bệnh nên nằm nghỉ ngơi khi tinh hoàn còn sưng đau, mặc quần trong để treo tinh hoàn, hạn chế chấn thương khi di chuyển. Bên cạnh đó, người bệnh nên uống thuốc giảm đau, kháng viêm đầy đủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu biến chứng tiến triển đến mức tinh hoàn không còn khả năng sinh tinh, người bệnh có thể đến những cơ sở y tế chuyên về nam khoa để điều trị vô sinh hoặc lưu trữ tinh trùng khi chất lượng tinh trùng chưa giảm quá nhiều.
Để chủ động phòng ngừa biến chứng viêm tinh hoàn quai bị, người dân cần có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang để bản thân tránh tiếp xúc với viêm nhiễm dẫn đến bệnh quai bị. Ngoài giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường xung quanh như nơi ở, nơi học tập, làm việc,… cũng đặc biệt quan trọng.
Đối với trẻ em, thanh thiếu niên, người trưởng thành chưa có miễn dịch cần được tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh quai bị. Hiện nay, vắc xin 3 trong 1 MMR II (Mỹ) và MMR (Ấn Độ) phòng ngừa bệnh Sởi – Quai bị – Rubella đang được lưu hành rộng rãi tại Việt Nam.
MMR II là vắc xin phòng ngừa bệnh Sởi – Quai bị – Rubella được chỉ định để tạo miễn dịch cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, với phác đồ tiêm cụ thể như sau:
Lịch tiêm 2 mũi cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên đến dưới 7 tuổi
Lịch tiêm 2 mũi cho trẻ từ 7 tuổi và người lớn
* Phụ nữ nên hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai ít nhất 3 tháng.
Trung tâm Tiêm chủng VNVC có nhiều loại vắc xin phòng bệnh cho Trẻ em và Người lớn, trong đó có vắc xin 3 trong 1 MMR II và MMR phòng bệnh Sởi – Quai bị – Rubella. Bên cạnh đó, khi đến VNVC khách hàng sẽ được khám sàng lọc trước tiêm miễn phí, được theo dõi tình trạng sức khỏe sau tiêm và dặn dò, cung cấp tài liệu tiêm chủng cần thiết trước khi ra về. Ngoài ra, 100% đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng của VNVC có chứng chỉ an toàn tiêm chủng, được đào tạo bài bản kiến thức và thực hành an toàn tiêm chủng, mang đến sự an tâm cho khách hàng.
Để được tư vấn và đặt lịch tiêm vắc xin, bạn có thể đăng ký tại đây hoặc gọi vào hotline 028.7102.6595, nhắn tin cho Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc liên hệ trực tiếp hệ thống các trung tâm tiêm chủng VNVC trên cả nước.
Quai bị là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan trực tiếp qua đường hô hấp. Bệnh có thể bùng phát thành dịch và gây ra...
Xem ThêmQuai bị là bệnh lý không hiếm gặp và tản phát quanh năm ở nước ta, tuy là bệnh lành tính nhưng hiện nay vẫn chưa có...
Xem ThêmQuai bị là một bệnh thường gặp, đặc biệt là ở trẻ em, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại những biến chứng...
Xem ThêmQuai bị là căn bệnh phổ biến tại nước ta, mà hầu hết mọi người đều có thể mắc phải. Tuy quai bị là căn bệnh lành...
Xem ThêmQuai bị là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường hô hấp, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm...
Xem ThêmỞ nước ta quai bị là căn bệnh phổ biến, dễ lây lan và thường bùng phát thành dịch. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng...
Xem Thêm