Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Quai bị là một bệnh thường gặp, đặc biệt là ở trẻ em, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại những biến chứng nặng nề về thần kinh và sinh sản như viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm màng não… Đáng lo hơn, căn bệnh này chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu.
Quai bị có lây không? Bệnh quai bị lây qua đường nào? Ai dễ bị lây bệnh?,… là những vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
Xem thêm: Bệnh quai bị ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị
Quai bị do virus paramyxovirus gây nên. Bệnh quai bị (còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virus quai bị) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, hay gây thành dịch ở đối tượng trẻ em, thanh thiếu niên. Dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh là tình trạng sưng phồng 2 má và đau tuyến mang tai (nằm dưới 2 hàm, phía trước tai).
Theo Bộ Y tế – Cục Y tế dự phòng: Bệnh quai bị phân bố rộng trên toàn cầu. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc cao hơn ở những vùng dân cư đông đúc, mức sống thấp, vùng khí hậu thường xuyên mát hoặc lạnh. Tại Việt Nam, bệnh quai bị thường gặp dưới dạng các vụ dịch vừa, nhỏ hoặc ca bệnh tản phát trên cả nước, với tỷ lệ mắc hàng năm dao động từ 10 đến 40 trường hợp trên 100.000 dân, tập trung cao hơn ở các tỉnh miền Bắc và Tây Nguyên.
Tỷ lệ tử vong do quai bị rất thấp, không vượt quá 1/100.000 dân, thường xảy ra ở các trường hợp nặng, có viêm não – màng não hoặc viêm nhiều tuyến. Bệnh quai bị ở người lớn tuy ít gặp, nhưng thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em. Có thể gặp các biến chứng sau:
Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khả năng lây lan mạnh mẽ và nhanh chóng, thậm chí có thể bùng phát trong cộng đồng.
Ổ chứa và nguồn truyền nhiễm của bệnh quai bị là người. Người bệnh điển hình trong giai đoạn khởi phát bệnh là nguồn truyền nhiễm quan trọng nhất, ngoài ra người mang virus không triệu chứng (quai bị thể tiềm ẩn) cũng có vai trò nguồn truyền nhiễm. Trong ổ dịch, thường cứ 1 bệnh nhân quai bị lâm sàng có từ 3-10 người mang virus lành, chủ yếu là người tiếp xúc gần với bệnh nhân trong thời kỳ ủ bệnh và phát bệnh.
Quai bị lây qua đường hô hấp. Virus có trong các hạt nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng bắn ra ngoài không khí khi bệnh nhân ho, hắt hơi, khạc nhổ, nói chuyện…, người lành hít phải trực tiếp hoặc qua các đồ dùng bị nhiễm dịch hô hấp do bệnh nhân thải ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Những hạt nước bọt chứa virus sống gây bệnh kích thước nhỏ (từ 5 – 100 mm) có thể phát tán mạnh trong phạm vi 1,5 mét; những hạt cực nhỏ, dạng khí dung (dưới 5 mm) có thể bay lơ lửng nhiều giờ trong không khí ở những không gian kín, gặp gió các hạt khí dung chứa virus có thể phát tán xa hơn.
Như vậy, bệnh quai bị có thể lây qua nước bọt hoặc chất nhầy từ miệng, mũi hoặc cổ họng. Một người mang bệnh có thể lây bệnh cho người khác qua:
Ở nước ta, thời gian lây bệnh quai bị có thể tản phát quanh năm, tuy nhiên thường gặp hơn vào các tháng thu – đông vì khí hậu mát, lạnh và khô hanh giúp cho bệnh quai bị có thể lan truyền mạnh hơn.
Virus có trong nước bọt của bệnh nhân quai bị trước khi khởi phát (có sốt, viêm tuyến nước bọt) khoảng 3-5 ngày, và sau khi khởi phát khoảng 7-10 ngày, đây chính là giai đoạn lây truyền của bệnh, trong đó mạnh nhất khoảng 1 tuần xung quanh ngày khởi phát. Virus cũng có thể thấy ở nước tiểu của bệnh nhân trong vòng 2 tuần.
Thậm chí, bệnh quai bị có thể lây trước khi các tuyến nước bọt sưng và kéo dài đến 5 ngày sau khi bắt đầu sưng. Vì vậy, người bệnh cần tránh tiếp xúc với người khác ít nhất 5 ngày sau khi triệu chứng sưng tuyến nước bọt xuất hiện, để hạn chế lây bệnh.
Tuy nhiên, theo khảo sát có tới 25% người bệnh bị nhiễm virus này lại không có bất kỳ biểu hiện vào rõ rệt và có nguy cơ cao lây nhiễm sang những người xung quanh mà không biết .
Mọi người chưa có miễn dịch đều có thể nhiễm virus và mắc bệnh quai bị. Nhóm người có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là trẻ em từ 6 tháng tuổi, sau khi hết miễn dịch của người mẹ.
Do đường lây quai bị là hô hấp nên dịch bệnh thường xảy ra trong nhóm trẻ em, học sinh tại nhà trẻ, trường học, ký túc xác, khu tập thể… Tỷ lệ mắc ở nam giới thường cao hơn nữ giới.
Trẻ nhỏ tại các trường học là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao
Bệnh quai bị rất dễ lây lan và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Việc phòng bệnh vô cùng quan trọng và cấp thiết. Mỗi người đều có thể chủ động phòng ngừa và ngăn chặn sự lây lan của bệnh bằng cách:
Bệnh quai bị từng phổ biến hơn rất nhiều so với bây giờ. Trước khi chương trình tiêm phòng quai bị của Hoa Kỳ bắt đầu vào năm 1967, khoảng 186.000 trường hợp đã được báo cáo mỗi năm, nhưng số trường hợp thực tế có khả năng cao hơn nhiều do không báo cáo. Kể từ khi chương trình tiêm vắc xin liều hai MMR được giới thiệu vào năm 1989, các trường hợp quai bị ở Hoa Kỳ đã giảm hơn 99%, chỉ có vài trăm trường hợp được báo cáo trong nhiều năm.
Ở những khu vực đã tiếp cận với vắc xin phòng quai bị, tỷ lệ miễn dịch còn cao hơn. Sau khi nhiễm virus hay mắc bệnh quai bị, hoặc sau khi dùng vắc xin quai bị đúng liều lượng, đều có khả năng miễn dịch lâu dài trong nhiều năm, có thể suốt đời.
Hiện nay rất ít người bị quai bị vì hầu hết trẻ em đều được tiêm vắc xin giúp ngăn ngừa bệnh này. Hiện vắc xin ngừa quai bị có 3 loại: MMR (Ấn Độ) và MMR II (Mỹ) và Priorix (Bỉ) phòng sởi-quai bị-rubella. Đây chính là vắc xin kết hợp, ngừa được 3 bệnh là quai bị, sởi và rubella (trong cùng 1 mũi tiêm). Các bác sĩ khuyên rằng tất cả trẻ em nên được tiêm vắc xin MMR hoặc MMR II trong thời thơ ấu để giảm nguy cơ bị mắc các bệnh dễ lây truyền và gây hậu quả nghiêm trọng này.
Ngoài ra, phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản cũng nên có kế hoạch tiêm phòng Sởi – Quai bị – Rubella nhằm bảo vệ cho chính bản thân và em bé để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho cả hai mẹ con.
Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC với gần 100 trung tâm trên toàn quốc luôn nỗ lực mang đến cơ hội phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ tối đa cho người dân bằng việc tiêm phòng đủ mũi, đúng lịch vắc xin phòng bệnh Sởi – Quai bị – Rubella.
Với không gian rộng rãi, cơ sở vật chất khang trang tiện nghi, các Trung tâm Tiêm chủng VNVC đã phục vụ hàng triệu lượt khách đến trải nghiệm dịch vụ tiêm chủng chuẩn 5 sao, đầy đủ các loại vắc xin chất lượng nhập khẩu chính hãng, mức giá bình ổn, quy trình tiêm chủng an toàn và dịch vụ chăm sóc khách hàng cao cấp: khám sàng lọc trước tiêm, kiểm tra sau tiêm, wifi, nước uống, bỉm tã, khăn giấy… đều được phục vụ miễn phí.
Trước tình hình nhiều dịch bệnh có nguy cơ bùng phát, Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng mọi nhu cầu tiêm chủng của người dân cả nước, từ trẻ em đến người lớn đều được phòng bệnh an toàn và tối ưu nhất.
Tiêm phòng vắc xin là biện pháp hiệu quả hàng đầu giúp ngăn ngừa bệnh tật cho trẻ nhỏ
Để được tư vấn và đặt lịch tiêm vắc xin, quý khách có thể gọi vào hotline 028.7102.6595, nhắn tin cho fanpage Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn – VNVC hoặc đến trực tiếp Hệ thống trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc.
Quai bị là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan trực tiếp qua đường hô hấp. Bệnh có thể bùng phát thành dịch và gây ra...
Xem ThêmQuai bị là bệnh lý không hiếm gặp và tản phát quanh năm ở nước ta, tuy là bệnh lành tính nhưng hiện nay vẫn chưa có...
Xem ThêmQuai bị là căn bệnh phổ biến tại nước ta, mà hầu hết mọi người đều có thể mắc phải. Tuy quai bị là căn bệnh lành...
Xem ThêmQuai bị là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường hô hấp, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm...
Xem ThêmViêm tinh hoàn quai bị, hay còn gọi là viêm tinh hoàn quai bị Orchite Ourlienne, là biến chứng của bệnh quai bị. Nếu không được phát...
Xem ThêmỞ nước ta quai bị là căn bệnh phổ biến, dễ lây lan và thường bùng phát thành dịch. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng...
Xem Thêm