Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Quai bị là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường hô hấp, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và di chứng nặng nề cho cả trẻ em và người lớn.
Bệnh quai bị là gì? Bệnh quai bị biến chứng nguy hiểm như thế nào? Bị quai bị rồi có bị lại không?Phòng ngừa bệnh quai bị như thế nào? Bác sĩ Bùi Ngọc An Pha, Cố vấn chuyên môn Hệ thống Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC sẽ mang đến những thông tin quan trọng về bệnh quai bị.
Quai bị (hay còn gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virus quai bị) do virus thuộc họ Paramyxovirus gây nên. Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, quai bị lây trực tiếp thông qua đường hô hấp như nước bọt, ho, hắt hơi hoặc khi dùng chung những vật dụng cá nhân với người bệnh, gây thành dịch quai bị trong trẻ em và thanh thiếu niên nhiễm virus quai bị.
Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất của bệnh quai bị đó là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ. Bệnh tuy lành tính nhưng có nguy cơ dẫn đến biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới, có thể dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Bên cạnh đó, các tuyến nước bọt khác, tuyến tụy và hệ thần kinh trung ương cũng có thể bị tổn thương khi mắc bệnh quai bị.
Biến chứng bệnh quai bị nguy hiểm khiến bố mẹ lo lắng trẻ bị quai bị rồi có bị lại không?
Xem thêm: Bệnh quai bị ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị
Hầu hết người bệnh quai bị đều có chung tâm lý lo lắng: Liệu bị quai bị rồi có bị lại không? Bởi lẽ quai bị nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, di chứng nặng nề khiến người bệnh không muốn mắc lại lần thứ 2 trong đời. Một số biến chứng nguy hiểm của quai bị gồm:
Người lớn khi mắc bệnh quai bị thường có tiến triển nặng và để lại các biến chứng nguy hiểm hơn so với trẻ em. Mặc dù các biến chứng xảy ra với tỷ lệ khá thấp nhưng rất nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà còn đe dọa tính mạng người bệnh.
Giải đáp thắc mắc “bệnh quai bị có bị lại lần 2 không?”, BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết, bệnh quai bị chỉ mắc một lần duy nhất trong đời. Sau khi bị nhiễm quai bị, cơ thể người bệnh sẽ tồn tại các kháng thể trung hòa. Các kháng thể đó được duy trì ở nồng độ thấp nhưng có tác dụng bảo vệ, mang đến khả năng miễn dịch suốt đời. Do đó, người bệnh từng nhiễm quai bị có thể yên tâm là sẽ không nhiễm bệnh lần nào nữa.
Rất nhiều người thắc mắc quai bị bị mấy lần, bị quai bị 1 lần có bị lại không bởi bệnh dễ bị nhầm lẫn với hai căn bệnh là viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn và sỏi tuyến nước bọt. Đây là hai căn bệnh dễ tái phát, cản trở tuyến nước bọt nên dễ gây sưng phù – một trong những biểu hiện thường gặp của bệnh quai bị. Do đó, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn rằng bệnh quai bị tái phát nhiều lần trong đời.
Viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn và sỏi tuyến nước bọt là hai căn bệnh gây sưng phù, khiến người bệnh nhầm lẫn quai bị bị lần 2
Tuy nhiên, BS.CKI Bạch Thị Chính cũng khuyến cáo, “Những người đã từng mắc bệnh quai bị không phải vì đã có miễn dịch mà có thể thoải mái tiếp xúc với người bệnh. Mỗi người cần có những biện pháp chủ động phòng tránh bệnh để bảo vệ sức khỏe của mình”.
Quai bị là bệnh truyền nhiễm có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh tuy lành tính nhưng có thể dẫn đến nguy cơ biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Do đó bên cạnh việc chú ý những dấu hiệu của bệnh để sớm có biện pháp xử lý, mỗi người cần chủ động thực hiện những biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Để phòng ngừa quai bị cần thực hiện một số biện pháp sau:
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo đưa vắc xin quai bị vào trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Hiện nay, vắc xin quai bị thường được phối hợp với vắc xin sởi, rubella trong cùng một chế phẩm MMR (Ấn Độ) và MMR II (Mỹ) để giảm số lần tiêm và đơn giản hóa quy trình tiêm chủng. Không chỉ trẻ em, mà ngay cả người lớn và đặc biệt là phụ nữ có kế hoạch mang thai đều nên thực hiện tiêm ngừa quai bị.
Tuy nhiên, BS.CKI Bạch Thị Chính nhấn mạnh, vì vắc xin MMR II chủng ngừa sởi – quai bị – rubella là vắc xin sống giảm độc lực nên không được tiêm cho phụ nữ đang mang thai. Trong những trường hợp đã lỡ tiêm mới biết mình có thai, mẹ bầu cần thông báo ngay với bác sĩ sản khoa để được tư vấn biện pháp chăm sóc và theo dõi thai kỳ phù hợp. Việc tiêm vắc xin MMR II không phải là yếu tố tiên quyết để chỉ định chấm dứt thai kỳ.
Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC chính là điểm đến tiêm chủng cao cấp và lý tưởng cho tất cả các khách hàng ghé đến tiêm vắc xin phòng ngừa sởi – quai bị – rubella. Tất cả các loại vắc xin đều được VNVC cam kết có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn từ khâu sản xuất, kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng. Bên cạnh đó, VNVC còn trang bị thêm nhiều dịch vụ tiện ích khác như khu vui chơi cho bé, phòng thay bỉm, tã riêng biệt cho các mẹ bỉm sữa,… mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho các khách hàng ghé đến VNVC.
Để đảm bảo luôn có đủ vắc xin phòng ngừa sởi – quai bị – rubella và các vắc xin cần thiết khác cho cả gia đình, Quý Khách hàng có thể mua gói vắc xin hoặc đặt trước khi tiêm mũi lẻ tại Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC qua hotline 028 7102 6595, nhắn tin qua Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc đăng ký thông tin tại https://vnvc.vn/dang-ky-tiem-chung/
Quai bị là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan trực tiếp qua đường hô hấp. Bệnh có thể bùng phát thành dịch và gây ra...
Xem ThêmQuai bị là bệnh lý không hiếm gặp và tản phát quanh năm ở nước ta, tuy là bệnh lành tính nhưng hiện nay vẫn chưa có...
Xem ThêmQuai bị là một bệnh thường gặp, đặc biệt là ở trẻ em, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại những biến chứng...
Xem ThêmQuai bị là căn bệnh phổ biến tại nước ta, mà hầu hết mọi người đều có thể mắc phải. Tuy quai bị là căn bệnh lành...
Xem ThêmViêm tinh hoàn quai bị, hay còn gọi là viêm tinh hoàn quai bị Orchite Ourlienne, là biến chứng của bệnh quai bị. Nếu không được phát...
Xem ThêmỞ nước ta quai bị là căn bệnh phổ biến, dễ lây lan và thường bùng phát thành dịch. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng...
Xem Thêm