Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Bệnh sởi là nỗi ám ảnh với nhân loại bởi do virus gây ra, không có thuốc điều trị đặc hiệu, tốc độ lây nhiễm nhanh, có khả năng khiến người bệnh bị điếc, tổn thương não, thậm chí là tử vong. Bệnh sởi nguy hiểm nhất là biến chứng; nếu không chủng ngừa, một đại dịch sởi hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai.
Sởi là bệnh lây truyền từ người sang người, tác nhân gây bệnh sởi một loại virus ARN thuộc chi Morbillillin nằm trong họ Paramyxoviridae. Sởi là một bệnh lưu hành rộng, vì thế bệnh liên tục xuất hiện trong cộng đồng, mức độ lây lan rất nhanh nên rất dễ bùng phát thành dịch.
Sởi được xem là bệnh nguy hiểm nhất trong tất cả các bệnh gây phát phát ban hoặc sốt ở trẻ em. Sởi đứng trên cả ebola, lao hay cúm về mức độ truyền nhiễm. Virus sởi có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài đến 2h đồng hồ. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu bạn không có kháng thể phòng sởi và ở chung phòng với người bị nhiễm bệnh, 90% bạn sẽ bị nhiễm sởi.
Bệnh có thể lây qua đường hô hấp thông qua các giọt nước bọt trong không khí khi người mang mầm bệnh hắt hơi, ho hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở họng, niêm mạc mũi của khi người bệnh nôn hay khạc nhổ. Chính vì vậy, bệnh sởi rất dễ lây lan khi ở cùng một không gian đông đúc như trường học, nhà ở, kí túc xá, khu công nghiệp…
Với tốc độ lây lan nhanh và nguy hiểm của sởi, hầu hết mọi người với mọi lứa tuổi chưa có miễn dịch với sởi đều đều là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh. Tại Việt Nam, nhóm có nguy cơ mắc sởi là:
– Trẻ nhỏ do không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang nhưng chưa được tiêm vắc xin.
– Trẻ trong độ tuổi tiêm vắc xin nhưng không tiêm đủ lịch theo khuyến cáo.
– Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, trẻ có hệ miễn dịch yếu hoặc mang bệnh lý bẩm sinh, sinh non.
– Trẻ đã tiêm vắc xin nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch.
– Thanh niên do chưa từng mắc sởi hoặc chưa tiêm vắc xin trước đây.
– Phụ nữ mang thai sức đề kháng kém.
– Người lớn tuổi, có bệnh lý mãn tính như bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi, cao huyết áp…
Do vậy, các nhóm này cần được bảo vệ bằng tiêm vắc xin sởi. Việc ngừng cung cấp dịch vụ tiêm chủng do bất kỳ nguyên nhân nào, sống ở nơi có mật độ dân số quá đông cũng là những yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc sởi.
Theo ThS. BS. Bùi Ngọc An Pha – Giám đốc Y khoa Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC khuyến cáo: Thời kỳ lây truyền bệnh sởi là từ năm ngày trước cho tới năm ngày sau phát ban, do đó bệnh sởi có tốc độ lây truyền rất cao, một người mắc có thể lây nhiễm cho khoảng 20 người khác. Nhất là trong điều kiện sống khép kín, đông đúc thì hầu hết những người chưa có miễn dịch đều có thể bị mắc bệnh”.
Sau thời gian ủ bệnh từ 10 đến 12 ngày, bệnh sởi xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng như: Sốt, ho khan, sổ mũi, đau họng, chảy máu cam, viêm kết mạc hay xuất hiện những đốm Koplik trắng nhỏ bên trong miệng hay trên niêm mạc bên trong má. Các triệu chứng này kéo dài từ 2 đến 3 tuần.
Trong 10 đến 14 ngày đầu tiên sau khi bị nhiễm. Người bệnh không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh sởi trong thời gian này. Vì là những triệu chứng không đặc hiệu và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác, bệnh sởi thường bắt đầu bằng sốt nhẹ đến trung bình, kèm theo ho dai dẳng, sổ mũi, viêm kết mạc và đau họng. Dấu hiệu này có thể kéo dài hai hoặc ba ngày.
Sau đó xuất hiện các nốt phát ban, những đốm nhỏ màu đỏ, hơi sưng. Vài ngày sau những vết mẩn ngứa khó chịu bắt đầu lan ra khắp cơ thể, bắt đầu trên mặt và cổ và di chuyển xuống dưới. Phát ban thường kéo dài trong ba đến năm ngày và sau đó biến mất. Đồng thời, cơn sốt tăng mạnh, thường cao tới 40 đến 41 độ C. .
Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như:
Bệnh sởi ảnh hưởng hệ thần kinh: Trẻ em mắc bệnh ở lứa tuổi càng nhỏ thì tỷ lệ hệ thần kinh bị ảnh hưởng bởi bệnh càng lớn. Bệnh nhi thường bị thay đổi nhân cách, sa sút trí tuệ, co giật và thường tử vong sau 1 – 2 năm kể từ khi phát hiện. Trẻ sau khi mắc sởi có thể bị suy dinh dưỡng.
Đối với phụ nữ mang thai, khi mắc sởi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và phải đối mặt với các nguy cơ như sảy thai, thai dị dạng, chết lưu, sinh non…
Một trong những tính năng độc đáo nhất và nguy hiểm nhất của bệnh sởi là khả năng thiết lập lại hệ thống miễn dịch của bệnh nhân mắc bệnh. Trong giai đoạn nhiễm trùng cấp tính, sởi gây ức chế miễn dịch thông qua một quá trình gọi là mất trí nhớ miễn dịch.
Theo công bố mới nhất của tạp chí khoa học uy tín Sicence phát hành ngày 31/10 cho biết virus sởi âm thầm xóa sạch trí nhớ miễn dịch của cơ thể về các bệnh nhiễm trùng từ trước[1]. Các nhà khoa học nhận thấy virus sởi có thể xâm nhập cơ thể và lập thành ổ trong thời gian dài hàng tháng, thậm chí hàng năm. Hậu quả hình thành hội chứng “mất trí nhớ miễn dịch” khiến cơ thể dễ bị nhiễm các loại virus và vi khuẩn khác gây viêm phổi, nhiễm trùng tai và tiêu chảy.
Nghiên cứu này được thực hiện trong một nhóm trẻ em độ tuổi từ 4-17 tuổi tại 3 trường học ở Hà Lan chưa tiêm vắc xin phòng ngừa sởi. Kết quả cho thấy, sau khi mắc sởi, các em sẽ quay trở về trạng thái như trẻ sơ sinh bởi hệ miễn dịch không còn nhớ được những căn bệnh từng mắc phải trước đó. Trẻ sau khi bị mắc sởi có thể bị mất từ 20-70% trí nhớ miễn dịch về những bệnh đã từng có trước đó.
Những ký ức miễn dịch mà bạn có được là vô giá và được xây dựng trong nhiều năm và từ vô số lần phơi nhiễm do bị bệnh tấn công. Virus sởi đặc biệt nguy hiểm vì nó có khả năng phá hủy những gì đã lưu trữ được.
Hiểu đơn giản một em bé trong những năm đầu đời sẽ mắc một số bệnh, và trí nhớ miễn dịch âm thầm tích cóp những những đặc điểm về bệnh giúp cơ thể có thể “chinh chiến” với mầm bệnh đó sau này. Tuy nhiên sau khi virus sởi càn quét chúng âm thầm xóa hết mọi trí nhớ miễn dịch về bệnh trước đó. Vì thế cơ thể dễ bị bệnh tật tấn công trở lại, ví dụ nếu trẻ bị mắc thủy đậu trước khi mắc sởi, trẻ có thể dễ dàng bị thủy đậu trở lại.
Tuy nhiên, hiện tượng mất kháng thể trên không xảy ra ở những trẻ không bị nhiễm bệnh và những người được tiêm chủng phòng ngừa sởi. Vì thế, việc chủng ngừa sớm vắc xin sởi cho trẻ thực sự quan trọng.
Bệnh sởi rất dễ lây, do đó để bảo vệ trẻ trước sự tấn công của bệnh sởi, phụ huynh chú ý không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi. Khi có ca mắc sởi, cần cách ly bệnh nhân, hạn chế tiếp xúc đến 4 ngày sau khi phát ban. Tẩy trùng, thông thoáng nơi ở, làm việc. Khi có dịch, cần hạn chế tập trung đông người.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ. Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo nhà ở và nhà vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ. Thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập bằng các chất sát khuẩn thông thường.
Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Tiêm vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi.
Dịch sởi năm 2014 khiến một số lượng lớn các ca nhiễm sởi đã lan rộng khắp Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc.
Cuống cuồng nhập viện vì sởi, nhiều gia đình vì chủ quan trong phòng ngừa dẫn tới việc lây bệnh chồng chéo. Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, số ca mắc sởi lên đến 1.280 ca, trong đó có trên 100 ca tử vong do các biến chứng liên quan đến sởi. Nhiều bệnh nhi nhập viện trong tình trạng biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, phải thở máy CPAP, thậm chí dùng thuốc tăng đề kháng, chi phí điều trị lên tới hàng trăm triệu đồng/trường hợp.
Với tốc độ lây lan chóng mặt cùng sự nguy hiểm khôn lường mà sởi gây ra với cộng đồng. Bệnh sởi được cảnh báo sẽ mang đến những hậu quả nặng nề với sức khỏe nếu không được kiểm soát. Theo các chuyên gia khuyến cáo, không có cách nào phòng bệnh sởi đặc hiệu bằng việc chủng ngừa.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1, cảnh báo: “Hơn 86% trẻ nhiễm bệnh sởi ở Việt Nam chưa được tiêm chủng hoặc không biết trẻ đã được tiêm phòng hay chưa. Tiêm chủng định kỳ là biện pháp dự phòng quan trọng nhất mà người dân có thể làm để tự bảo vệ mình và con của họ. Nếu vẫn còn nhiều trẻ chưa đi chích ngừa sởi, số ca mắc bệnh sởi sẽ vẫn giữ ở mức cao và phải đợi đến khi số trẻ chưa chích ngừa sởi mắc bệnh hết thì số ca mắc sởi mới giảm mạnh”.
Cũng theo bác sĩ Khanh, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh sởi cao. Vì thế, đối với những trẻ đã được 9 tháng tuổi, bố mẹ cần chủ động cho bé tiêm mũi sởi đơn để có thể có kháng thể phòng bệnh sớm, khi trẻ đủ 12 tháng cho trẻ tiêm mũi vắc xin kết hợp 3in1 (Sởi – Quai bị – Rubella) để tăng hiệu quả miễn dịch.
Với người lớn và phụ nữ trong độ tuổi mang thai muốn sinh con thì cần nhanh chóng đi tiêm phòng vắc xin bệnh sởi. Có thể tiêm vắc xin 3 trong 1 phòng sởi, quai bị, rubella.
Hiện tại, VNVC đang có đầy đủ các loại vắc xin cho trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn. Đối với vắc xin phòng bệnh sởi có 2 loại vắc xin 3 trong 1 (Sởi – Quai bị – Rubella) là MMR II (Mỹ) và MMR (Ấn Độ) cùng vắc xin sởi đơn MVVac (Việt Nam).
Tiêm phòng sởi tại Trung tâm tiêm chủng VNVC, khách hàng sẽ được miễn phí khám và tư vấn trước tiêm, theo dõi sức khỏe sau tiêm, hỗ trợ giữ vắc xin theo lịch tiêm chủng từng người, nhắc lịch tiêm tự động… Tất cả nguồn vắc xin tại VNVC, trong đó có vắc xin sởi được nhập từ các hãng sản xuất uy tín trên thế giới, bảo quản nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của WHO.
1. Tiêm vắc xin phòng bệnh sởi hiệu quả như thế nào?
Vắc xin là cách đơn giản, hiệu quả nhất để phòng bệnh sởi. Với phác đồ 1 liều vắc xin sởi có hiệu quả khoảng 93% trong việc ngăn ngừa bệnh sởi nếu tiếp xúc với virus. Nếu tiêm đủ phác đồ 2 liều có hiệu quả lên tới khoảng 97%.
2. Tại sao phải tiêm hai liều vắc xin sởi?
Các chuyên gia khuyến cáo vắc xin phòng bệnh sởi nên tiêm 2 liều. Nghiên cứu trên thế giới cho thấy nếu tiêm vắc xin sởi vào lúc 9 tháng tuổi, chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm có đáp ứng miễn dịch. Còn lại khoảng 15% số trẻ không có đáp ứng miễn dịch do các yếu tố còn tồn lưu miễn dịch do mẹ truyền, tình trạng sức khỏe, chất lượng bảo quản vắc xin…
Do đó, việc tiêm mũi vắc xin sởi sau 12 tháng tuổi là cơ hội thứ hai tạo miễn dịch cho những trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất hoặc chưa được tiêm vắc xin sởi, từ đó tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên trên 95%.
3. Những ai cần tiêm mũi vắc xin sởi thứ hai?
Đối tượng cần tiêm mũi thứ hai bao gồm:
4. Ai cần được tiêm vắc xin MMR/MMR II phòng Sởi-Quai bị-Rubella và tiêm khi nào?
Tất cả trẻ em và người lớn đều nên được tiêm vắc xin 3 trong 1 (Sởi – Quai bị – Rubella) là MMR II (Mỹ) và MMR (Ấn Độ) để chủ động chủng ngừa sởi, quai bị, rubella, trừ phụ nữ đã biết mình có thai. Phụ nữ nên hoàn tất phác đồ tiêm chủng vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Trong trường hợp đã lỡ tiêm mới biết mình mang thai, cần thông báo với bác sĩ sản khoa để được tư vấn biện pháp chăm sóc và theo dõi thai kỳ phù hợp. Việc tiêm vắc xin MMR II không phải là yếu tố tiên quyết để chỉ định chấm dứt thai kỳ.
Phác đồ tiêm vắc xin MMR II phòng sởi, quai bị, rubella có sự khác nhau giữa các độ tuổi:
Với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 7 tuổi:
Với trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn:
5. Miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi có bền vững suốt đời?
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết những trường hợp đã có đáp ứng miễn dịch với sởi sau tiêm vắc xin hoặc sau mắc bệnh thì miễn dịch này là bền vững suốt đời.
6. Có thể tiêm vắc xin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi hoặc trên 18 tháng tuổi không?
Có thể nhưng chỉ tiêm vắc xin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi khi có chỉ đạo của chương trình tiêm chủng mở rộng trong trường hợp cần thiết. Tất cả trường hợp tiêm vắc xin sởi trước 9 tháng tuổi cần tiêm ngay vắc xin khi đủ 9 tháng tuổi. Mũi tiêm trước 9 tháng tuổi không được tính là một mũi vắc xin. Những trẻ trên 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ hai mũi vắc xin sởi cần tiêm đủ mũi càng sớm càng tốt.
7. Phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm vắc xin sởi?
Phụ nữ đang cho con bú vẫn có thể tiêm vắc xin sởi. Kháng thể được tạo ra bảo vệ mẹ và bài tiết qua sữa để bảo vệ trẻ khỏi mắc sởi khi trẻ chưa thể tự tạo miễn dịch.
8. Trường hợp nào không nên tiêm vắc xin sởi?
9. Tiêm vắc xin sởi có thể bị nhiễm virus sởi không?
Có, bởi vì vắc xin chứa virus sởi đã bị làm yếu, nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ các trường hợp sau tiêm vắc xin bị mắc sởi. Triệu chứng thường nhẹ. Những người này không gây lây nhiễm virus cho người khác nên không cần cách ly.
10. Có thể gặp những tác dụng phụ gì khi tiêm vắc xin sởi?
Vắc xin sởi được đánh giá là an toàn. Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ, có thể biểu hiện như với các vắc xin khác: sốt (5-15%), phát ban (5%), sưng, nóng, đỏ đau tại chỗ tiêm… Hầu hết tác dụng phụ sẽ hết trong khoảng 1-2 ngày mà không cần điều trị gì.
Phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc xin sởi là rất hiếm gặp, nhưng cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tiêm chủng, cán bộ y tế cần theo dõi trẻ trong vòng 30 phút sau tiêm tại điểm tiêm. Các cơ sở y tế đều sẵn có thuốc điều trị và biện pháp xử trí những phản ứng nghiêm trọng này. Các phản ứng quá mẫn này sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời tại cơ sở y tế.
Để đặt lịch tiêm phòng sởi, khách hàng có thể điền thông tin tại đây hoặc gọi đến hotline: 028 7102 6595 để được tư vấn và hỗ trợ.
Nguồn tham khảo
Bệnh thủy đậu (tiếng anh là chickenpox) hay còn được gọi là trái rạ, phỏng dạ, thường xảy ra ở người lớn và cả trẻ em. Nếu...
Xem ThêmTrước khi có vắc xin phòng bệnh, sởi từng là cơn ác mộng khiến 2,9 triệu người chết mỗi năm. Năm 2014, đại dịch sởi tấn công...
Xem ThêmHiện nay, vắc xin phòng bệnh sởi được bào chế dưới 2 dạng: vắc xin đơn giá và vắc xin phối hợp (sởi - rubella hoặc sởi...
Xem ThêmTriệu chứng nổi các nốt đỏ thành từng mảng dày ở sau tai, mặt rồi lan xuống cổ và ngực kèm theo sốt cao khi trẻ bị...
Xem ThêmMùa đông - xuân, điều kiện thời tiết thuận lợi cho virus sởi phát triển mạnh. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sởi cũng có...
Xem ThêmVacxin cúm Gc Flu cung cấp sự bảo vệ tốt nhất cho cơ thể chống lại các chủng cúm mùa, đồng thời còn kích hoạt hệ miễn...
Xem Thêm