Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Vắc xin cúm đã có từ rất lâu và trở nên quen thuộc với nhiều người. Nhưng trong thời điểm nhạy cảm hiện tại, khi mà “một tiếng ho gây hoang mang cho cả cộng đồng” thì vắc xin cúm càng được quan tâm hơn lúc nào hết. Vậy với loại vắc xin cúm, những ai là đối tượng nên chủng ngừa và có nên tiêm ngay trong thời điểm hiện tại?
Xem thêm:
Vì sao người lớn nên đi tiêm phòng cúm hàng năm
Cúm mùa và tầm quan trọng của việc tiêm phòng vắc xin
Những ai nên tiêm vắc xin phòng cúm
Tiêm phòng vắc xin ngừa cúm cho trẻ em và người lớn ở đâu
Tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên đều được xem là đối tượng nên chủng ngừa cúm mỗi năm một lần.
Tiêm phòng cúm mang lại lợi ích rất to lớn, giúp cơ thể đề kháng với bệnh cúm, hạn chế tối đa việc phải nghỉ làm hoặc nghỉ học do bị cúm cũng như ngăn ngừa tình trạng phải nhập viện liên quan đến căn bệnh này, vắc xin cúm cũng giảm nguy cơ tử vong. Theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ – CDC, trong giai đoạn 2017-2018, tiêm phòng cúm đã ngăn ngừa khoảng 6,2 triệu lượt bệnh nhân cúm, 3,2 triệu lượt khám bệnh liên quan đến cúm, 91.000 ca nhập viện và 5.700 ca tử vong liên quan đến cúm.
Việc tiêm phòng cúm đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ cao gặp biến chứng nghiêm trọng do bệnh cúm gây ra.
Hầu hết những người bị bệnh cúm sẽ ở tình trạng nhẹ, không cần chăm sóc y tế hoặc thuốc kháng virus và nhanh chóng hồi phục sau chưa đầy hai tuần. Tuy nhiên, một số người có nhiều khả năng bị biến chứng cúm có thể phải nhập viện và đôi khi dẫn tới tử vong. Các biến chứng liên quan đến bệnh cúm có thể xảy ra bao gồm viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp, nhiễm trùng xoang và nhiễm trùng tai. Cúm cũng khiến các vấn đề sức khỏe mãn tính trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ, người mắc bệnh hen suyễn mãn tính dễ bị các cơn hen suyễn kịch phát hành hạ nếu mắc bệnh cúm, bệnh nhân suy tim sung huyết mãn tính có thể khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn dưới sự tác động của virus cúm.
Sau đây là các nhóm người có nhiều khả năng bị các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm, được khuyến cáo là nên tiêm phòng cúm:
Dù được khuyến khích tiêm phòng cúm với hầu hết các đối tượng, tuy nhiên có một số nhóm người được khuyến cáo là không nên tiêm phòng cúm.
Bạn có thể chủng ngừa cúm bất cứ thời điểm nào trong năm để ngăn ngừa tình trạng bị bệnh cúm có thể xảy ra.
Vào những thời điểm dễ phát sinh dịch cúm, chúng ta càng nên chủng ngừa nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân và ngăn ngừa virus cúm lây lan trong cộng đồng. Thời điểm thích hợp là khoảng hai tuần trước khi vào mùa dịch vì sau khi tiêm vắc xin, cơ thể cần 2 tuần để sản sinh ra để kháng chống lại vi rút cúm.
Với trẻ em dưới 9 tuổi, sẽ cần tiêm hai liều nên cần bắt đầu quá trình tiêm chủng sớm hơn, bởi vì hai liều phải được tiêm cách nhau ít nhất 4 tuần. Ở Mỹ, người dân có xu hướng tiêm ngừa cúm nhiều vào mùa thu, trước khi dịch cúm mùa bắt đầu vào tháng 11. Với Việt Nam vì là một nước nhiệt đới nên bệnh cúm có thể xảy ra quanh năm nên người dân có thể chủng ngừa cúm vào bất kỳ thời gian nào.
Bên cạnh đó các chuyên gia y tế cũng khuyên người dân nên tiêm ngừa cúm vào những thời điểm nhạy cảm về bệnh tật. Ví dụ, thời điểm hiện tại đang có dịch bệnh Covid-19 lây lan nhanh và gây hoang mang trong cộng đồng. Việc tiêm ngừa cúm rõ ràng là không có tác động phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 gây ra, nhưng lại giúp người dân tăng cường sức khỏe miễn dịch chung và giảm nguy cơ mắc phải một loại bệnh truyền nhiễm. Và điều đáng nói là các biểu hiện của bệnh cúm có rất nhiều điểm tương tự như viêm đường hô hấp do covid 19 gây ra, như sốt, sổ mũi, ho,… Nếu như một người bị cúm trong thời điểm này với các biểu hiện kể trên sẽ gây lo lắng cho chính bản thân họ cũng như sự hoang mang cho những người xung quanh và cả sự quá tải cho các cơ sở y tế trong việc chẩn đoán và xét nghiệm.
Xem thêm:
Bệnh cúm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa hiệu quả
Tiêm vắc xin cúm hết bao nhiêu tiền?
Dịch cúm A đang diễn biến nguy hiểm, đừng chết vì coi thường bệnh cúm
Nguồn: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/influenza-(seasonal)
Đối với bệnh nhân mắc cúm, bên cạnh việc điều trị đúng cách, còn cần được nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng khoa học để...
Xem ThêmXét nghiệm cúm A H1N1 có thể xác định được hiện cơ thể có đang mắc virus cúm A H1N1 hay không, từ đó có thể tiến...
Xem ThêmBệnh cúm lây lan rất nhanh, biến chứng của bệnh cúm vô cùng nguy hiểm. 15 triệu người Mỹ trên khắp đất nước và 8.200 người đã...
Xem ThêmXét nghiệm cúm A sớm ngay khi có triệu chứng bệnh, có tiền sử tiếp xúc hoặc sinh sống ở vùng dịch tễ lưu hành là điều...
Xem ThêmAi cũng có thể mắc cúm mùa, đặc biệt trẻ nhỏ nếu mắc cúm sẽ đối mặt nguy cơ bội nhiễm, viêm phổi nặng, suy đa tạng,...
Xem ThêmCúm A (H5) hay còn gọi cúm gia cầm là loại bệnh dịch nguy hiểm, lan truyền rất nhanh, có thể gây dịch ở người rất khó...
Xem Thêm