Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Bệnh đậu mùa là một trong những căn bệnh tàn khốc nhất mà loài người từng mắc phải. Nó làm thay đổi đáng kể tiến trình của lịch sử loài người, thậm chí góp phần vào sự suy tàn của các nền văn minh. Sau đợt bùng phát cuối cùng ở Hoa Kỳ vào năm 1949, bệnh đậu mùa đã được tuyên bố diệt trừ vào năm 1980 sau một chương trình tiêm chủng thành công. Đây được coi là một trong những chiến thắng vĩ đại của y học hiện đại.
Đây là một căn bệnh tàn khốc nhất mà loài người từng biết đến. Bệnh đậu mùa tồn tại hàng ngàn năm, giết chết hàng triệu người và gây tử vong trong 30% trường hợp nhiễm bệnh. Nhờ thành công của chương trình tiêm chủng vắc xin bệnh đậu mùa đã được loại trừ thành công.
Bệnh đậu mùa được cho là xuất hiện vào khoảng 10.000 năm trước công nguyên. Bằng chứng sớm nhất là các tổn thương trên da giống như bệnh đậu mùa được tìm thấy trên khuôn mặt của các xác ướp từ thời Ai Cập cổ đại[1]. Chứng tích xưa nhất của bệnh là những vết mụn mủ giống bệnh đậu mùa được tìm thấy trên xác ướp của Pharaon Ramses V. Đồng thời, bệnh đậu mùa đã được báo cáo trong các nền văn hóa châu Á cổ đại, mô tả sớm nhất là vào năm 1122 trước công nguyên ở Trung Quốc và được đề cập trong các văn bản tiếng Phạn cổ của Ấn Độ.
Bệnh có khả năng sinh sôi nảy nở ở các thị trấn đông dân của các nền văn minh sơ khai và được “lây truyền” vào châu Âu vào khoảng giữa thế kỷ thứ V và thứ VII. Bệnh ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của văn minh phương Tây. Sự bành trướng của người Ả Rập, cuộc thập tự chinh và khám phá Tây Ấn đều góp phần vào việc lan truyền căn bệnh này.
Bệnh đậu mùa được cho là gây nên sự suy tàn của Đế chế Aztec (Mexico ngày nay), virus đậu mùa theo chân người Tây Ban Nha từ những trận chinh phạt năm 1519 đã khiến hơn 3 triệu người Aztec thiệt mạng. Tương tự như vậy, bệnh đậu mùa đã cướp đi sinh mạng của một hoàng đế Inca và xóa sổ phần lớn dân số Inca ở phía tây Nam Mỹ.
Bệnh đậu mùa ảnh hưởng đến tất cả các cấp của xã hội. Vào thế kỷ 18 ở châu Âu, 400.000 người chết hàng năm vì bệnh đậu mùa và 1/3 số người sống sót bị mù. Tỷ lệ tử vong trong trường hợp dao động từ 20% đến 60% và hầu hết những người sống sót đều bị sẹo làm biến dạng. Tỷ lệ tử vong trường hợp ở trẻ sơ sinh thậm chí còn cao hơn, đạt gần 80% ở Luân Đôn và 98% ở Berlin vào cuối những năm 1800. Trong thế kỷ 20, căn bệnh này đã giết chết khoảng 300 triệu người trên toàn cầu.
Xem thêm: Đậu mùa và thủy đậu khác nhau như thế nào?
Bệnh đậu mùa là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus variola (VARV) gây ra, thuộc chi Orthopoxvirus có kích thước tới 300 micromet, ở ngoài môi trường thời tiết khô hanh vi rút sống được rất lâu ở nhiệt độ từ 4-200C có thể sống được từ 3 đến 17 tháng. Trong môi trường thời tiết khô, thiếu ánh sáng mặt trời, thiếu oxy không bị diệt trong nhiều năm, ở vảy đậu sống được một năm.
Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp. Người mắc bệnh có hội chứng nhiễm khuẩn – nhiễm độc toàn thân nặng, phát ban từ dát sẩn đến phỏng nước và hóa mủ, sau đó để lại sẹo vĩnh viễn. Bệnh đậu mùa dễ gây thành dịch lớn, tỷ lệ tử vong cao nên được xếp vào nhóm “bệnh tối nguy hiểm”. Có 2 thể dịch tễ học lâm sàng của bệnh đậu mùa là bệnh đậu mùa nhẹ (alastrim) và bệnh đậu mùa nặng (smallpox).
Người là nguồn bệnh duy nhất, bệnh nhân là nguồn lây từ cuối thời kỳ nung bệnh cho đến khi mụn đậu tróc hết vảy. Thời gian lây bệnh mạnh nhất là lúc mụn đậu hoá mủ và bong vảy không có người lành mang vi rút đậu mùa
Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp virus có trong nước bọt dịch mũi họng tiết ra môi trường xung quanh khi bệnh nhân ho hắt hơi người lành hít phải khi tiếp xúc. Đây là đường lây trực tiếp. Lây gián tiếp qua các đồ vật không khí nhiễm bẩn mủ, vảy đậu, dịch tiết người lành hít phải cũng có khi do da bị xây xước mà người lành bị nhiễm bệnh
Giai đoạn đầu, không có dấu hiệu rõ ràng của bệnh, virus phát triển âm thầm trong cơ thể. Sau đó người bệnh xuất hiện đột ngột các dấu hiệu và triệu chứng giống như cúm, bao gồm:
Vài ngày sau, phát ban bắt đầu xuất hiện, đầu tiên trên mặt, tay và cẳng tay và sau đó trên lan ra lưng chân của người bệnh. Trong vòng 1 hoặc 2 ngày, nhiều những đốm đỏ biến thành những mụn nước nhỏ chứa đầy chất lỏng trong suốt, phát triển thành áp xe chứa đầy dịch và mủ. Các áp xe sẽ vỡ ra và đóng vảy ở trên. Các vảy cuối cùng sẽ rơi ra, để lại sẹo, rỗ.
Trung bình từ 12- 13 ngày, ngắn nhất 5 ngày dài hơn là 15 ngày.
Khởi phát đột ngột bằng sốt cao và rét run một cách tự nhiên, nhiệt độ 40- 41 độ C, mạch nhanh. Sau vài giờ bệnh nhân rất mệt đau đầu không chịu được chóng mặt ù tai hoa mắt đau bụng đau dọc sống lưng thắt lưng và cơ khớp khiến bệnh nhân phải nằm liệt giường kèm theo bí đái.
Bệnh nhân nôn liên tục đau thượng vị xung huyết da mặt và kết mạc mắt chảy nước mắt sợ ánh sáng, mắt long lanh vẻ sợ hãi. Bệnh nhân ho đau rát họng khó thở.
Xuất hiện “tiền ban” giống ban sởi ở bẹn, nách dưới vú. Sau 1-2 ngày “tiền ban” lặn hết. “tiền ban” có ở 24- 40% bệnh nhân.
Ngày thứ 4 của bệnh, bệnh nhân bớt sốt và cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời xuất hiện các nốt dát màu hồng nhạt từ trên xuống. Đầu tiên ở trán, da đầu thái dương, mặt sau đó lan xuống cổ gáy tay ngực lưng, cuối cùng là chân. Sau 48 giờ ban mọc toàn thân càng xuống chân ban mọc càng thưa. Trên niêm mạc miệng, mắt mũi ruột cũng có ban xuất hiện như da các nốt phỏng thủng vỡ để lại nốt loét có rìa đỏ, gây đau ho mất tiếng khạc đờm có mủ.
Từ ngày thứ 7- 8 của bệnh: Các nốt phổng trở thành đục mủ, phù nề xung quanh, đỏ sẫm hơn, trung tâm mụn lõm xuống (lõm hậu phát). Tổ chức dưới da phù nề làm hai mặt sưng húp. Quá trình mụn đậu hoá mủ cũng có thứ tự từ trên xuống dưới. Toàn thân bệnh nhân lại nặng trở lại ban ngày sốt vừa, ban đêm sốt cao 40 độ C, nhức đầu vật vã nói mê, mạch nhanh, huyết áp thấp, hơi thở có mùi hôi thối, khó thở, gan, lách to.
Từ ngày 12-13 của bệnh mụn mủ khô đi và đóng vảy màu vàng nâu. Bệnh nhân thấy dễ chịu, nhiệt độ cơ thể giảm nhưng ngứa nhiều hơn. Quá trình mụn đậu đóng vảy cũng theo thứ tự trên xuống.
Sau khi mọc được 20 ngày các vảy đậu bong dần để lại sẹo lõm màu nâu, sau vài tháng chuyển màu trắng bóng, sâu nhất ở mặt mũi trán…sẹo tồn tại suốt đời
Hầu hết những người mắc bệnh đậu mùa đều sống sót. Tuy nhiên, 30% số bệnh nhân mắc bệnh sẽ tử vong. Những người khỏi bệnh đậu mùa thường có những vết sẹo nghiêm trọng, đặc biệt là trên mặt, cánh tay và chân. Trong một số trường hợp, bệnh đậu mùa có thể gây mù lòa.
Không có cách để chữa bệnh đậu mùa, bởi vậy, cần giữ gìn vệ sinh da, mắt, mũi, họng, mồm. Không để mụn đậu vỡ hoặc dập nát. Dùng thuốc sát khuẩn nhẹ ở mắt, mũi, họng cho bệnh nhân, nhất là trong thời kỳ khởi phát và phát ban. Dùng kháng sinh thích hợp chống bội nhiễm. Dùng thuốc điều trị các triệu chứng và thuốc bổ trợ cho bệnh nhân.
May mắn, tiêm vắc xin có thể được sử dụng rất hiệu quả để ngăn ngừa nhiễm trùng phát triển nếu được sử dụng trong khoảng thời gian 3-4 ngày sau khi tiếp xúc với virus.
Bệnh đậu mùa đã tồn tại ít nhất 3.000 năm và là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất thế giới cho đến khi nó bị xóa sổ bởi một chương trình tiêm chủng toàn cầu hợp tác do Tổ chức Y tế Thế giới đứng đầu. Trường hợp tự nhiên cuối cùng được biết đến là ở Somalia vào năm 1977. Kể từ đó, các trường hợp duy nhất được biết là do một tai nạn trong phòng thí nghiệm vào năm 1978 tại Birmingham, Anh khiến một người tử vong và gây ra dịch bệnh hạn chế. Bệnh đậu mùa được chính thức tuyên bố diệt trừ vào năm 1979.
Kể từ năm 1978, không thấy trường hợp bệnh đậu mùa nào trên người và có những bằng chứng cho biết bệnh đậu mùa sẽ không trở lại thành bệnh lưu hành địa phương.
Hiện nay kho lưu trữ vi rút đậu mùa đảm bảo an toàn tuyệt đối đã được đặt tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC), Atlanta, bang Georgia, Hoa Kỳ và Trung tâm nghiên cứu quốc gia về vi rút học và kỹ thuật sinh học Koltsovo, Novosibirsk, Liên bang Nga. WHO đã thành lập một chương trình thanh tra an toàn sinh học đối với 2 phòng thí nghiệm được uỷ quyền chính thức lưu giữ vi rút đậu mùa để bảo đảm an ninh và an toàn trong nghiên cứu.
Theo thống kê, trong một số trường hợp, người đã mắc bệnh đậu mùa, hoặc đã được chủng ngừa đậu mùa trước đây, nếu bị nhiễm lại có thể sẽ không bị bệnh hoặc có biểu hiện triệu chứng toàn thân nhẹ, phát ban không điển hình và thường không có các giai đoạn tiến triển của ban.
Để đảm bảo bệnh nhanh hồi phục, trong quá trình bệnh, bạn cần thay đổi một số thói quen, chẳng hạn như:
Nguồn tham khảo:
Quyết định số 2099/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành hướng dẫn phương pháp chẩn đoán, phòng ngừa và cách điều trị bệnh đậu mùa khỉ ở...
Xem ThêmThuốc điều trị đậu mùa khỉ đang nhận được sự quan tâm lớn khi bệnh đậu mùa khi đang dấy lên nhiều lo ngại về đợt bùng...
Xem ThêmViệt Nam đã ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên qua giám sát dịch tễ, để chủ động phòng bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y...
Xem ThêmBệnh đậu mùa khỉ đã xuất hiện ở gần 100 quốc gia trên thế giới, Việt Nam ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên. Đậu...
Xem ThêmBệnh đậu mùa khỉ là một bệnh hiếm gặp, bệnh gây ra khi nhiễm phải virus đậu mùa khỉ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã...
Xem ThêmThủy đậu và đậu mùa do 2 loại virus khác nhau gây ra nhưng đều gây ra các tổn thương trên làn da nên nhiều người nhầm...
Xem Thêm