Viêm phổi đang gây ra gánh nặng bệnh tật lớn đặc biệt với sự xuất hiện của Covid-19, di chứng viêm phổi hậu Covid-19 cũng đang là nguy cơ đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, gây suy hô hấp đối với nhiều bệnh nhân F0 hiện nay.
– Viêm phổi cướp đi tính mạng của trẻ em nhiều hơn bất kỳ bệnh lý nào khác khi giết chết gần 7 triệu trẻ mỗi năm trên toàn cầu.
– Viêm phổi dễ lây, nguy hiểm và biến chứng khó lường nhưng may mắn có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc xin.
– Trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi và người lớn đã có thể tiêm vắc xin “chặn đứng” viêm phổi.
– Viêm phổi có phải là bệnh hiếm gặp? Ai cũng có thể bị virus, vi khuẩn gây bệnh viêm phổi tấn công. Khẩn trương phòng bệnh sớm, ngăn chặn kịp thời để có tương lai khỏe mạnh.
Viêm phổi là tình trạng viêm nhiễm (sưng) nhu mô phổi bao gồm viêm phế nang (túi khí nhỏ), túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng, chủ yếu do vi khuẩn, virus, nấm gây nên. Các phế nang, đường dẫn khí chứa nhiều dịch nhầy hoặc mủ, xuất tiết dịch đường hô hấp trên gây ho đờm, sốt ớn lạnh, khó thở. Hiện tượng viêm phổi có thể ở một vùng hoặc ở một vài vùng (viêm phổi thùy hoặc “đa thùy”) hoặc toàn bộ phổi.
Bệnh viêm phổi có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào nguồn lây, mục đích phân loại,… nhưng nhìn chung nguyên nhân gây viêm phổi chủ yếu được chia dựa trên các tác nhân dưới đây:
Vi khuẩn là nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm phổi ở trẻ em và người lớn. Viêm phổi do vi khuẩn nếu không nhận biết sớm và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến hậu quả khó lường, thậm chí tử vong. Các loại vi khuẩn thường gặp gồm: Streptococcus pneumoniae, Legionella pneumophila, Haemophilus influenzae, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae,…
Theo thống kê, phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) là “thủ phạm” nguy hiểm và thường gặp nhất gây viêm phổi ở nhóm này. Bệnh gây tử vong từ 10-20% và 50% ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người già. Phế cầu khuẩn thường trú trong hầu họng người, được lây truyền nhiều nhất qua đường không khí (ho, hắt hơi) và lây lan khi tiếp xúc với người bệnh hoặc người khỏe mạnh mang vi khuẩn phế cầu trong người.
BS Trương Hữu Khanh, Nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi đồng I, TP.HCM cảnh báo: “Viêm phổi do vi khuẩn phế cầu ngày càng gia tăng mức độ đề kháng với các loại kháng sinh nên rất khó điều trị. Trong điều trị viêm phổi do phế cầu khuẩn cho trẻ, bác sĩ phải dùng kháng sinh liều cao và phối hợp nhiều loại với chi phí điều trị rất tốn kém mới có khả năng khỏi bệnh”.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 30% trường hợp viêm phổi do nhiễm virus, đứng thứ 2 sau vi khuẩn. Có rất nhiều loại virus gây bệnh như virus hợp bào hô hấp (RSV), cúm mùa, cảm lạnh và cảm cúm, virus SARS-CoV-2 gây Covid-19,…
Hiện nay, virus SARS-CoV-2 là tác nhân nguy hiểm nhất gây viêm phổi, trong đó, virus có thể làm hỏng phế nang và khiến chất lỏng tích tụ trong phổi. Điều đó cũng có thể dẫn đến sự phát triển của hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) – một dạng suy hô hấp nghiêm trọng.
Viêm phổi do Covid-19 cũng có xu hướng nặng hơn các dạng viêm phổi khác, gây viêm nhiễm nghiêm trọng hơn và kéo dài ở một số người.
Viêm phổi do nấm là tình trạng bệnh nhân hít phải bào tử của nấm gây viêm nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp với mức độ phát triển nhanh. Bệnh thường có diễn biến phức tạp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm thậm chí thiệt mạng.
Ngoài nguyên nhân chủ yếu trên thì những tác nhân như: khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất, chế độ ăn uống sinh hoạt không đúng cách… cũng tạo điều kiện cho bệnh viêm phổi do nấm hình thành và phát triển.
Viêm phổi do hóa chất thường hiếm gặp, ít xảy ra nhưng cực kỳ nguy hiểm vì tỷ lệ gây tử vong cao cho người bệnh. Tùy thuộc vào loại hóa chất đã phơi nhiễm mà có mức độ nguy hiểm khác nhau. Bên cạnh tổn thương phổi, các hóa chất còn có thể gây hại cho nhiều cơ quan khác. Chính vì vậy việc phòng ngừa các tác nhân gây bệnh viêm phổi là việc làm cấp thiết, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Theo nghiên cứu, viêm phổi bệnh viện ở các nước phát triển chiếm tỷ lệ 15% trong tổng số trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện và chiếm 27% xảy ra nhiễm khuẩn này ở khoa hồi sức cấp cứu. Những vi khuẩn gây ra tình trạng này là P. aeruginosa, Acinetobacter spp, Enterobacteriacae, Haemophillus spp, S. aureus (MRSA), Streptococcus spp,…
Tại Việt Nam, viêm phổi bệnh viện chiếm tỷ lệ khoảng từ 21% đến 75%, trong đó viêm phổi do lây nhiễm qua thở máy chiếm đến 90% và được xác định sau thở máy 48 giờ. Đây là một vấn đề rất khó khăn mà các khoa lâm sàng, đặc biệt là khoa hồi sức tích cực phải đương đầu vì khó chẩn đoán, kéo dài thời gian điều trị, tốn kém rất nhiều chi phí.
Viêm phổi liên quan chăm sóc y tế là một phần của viêm phổi bệnh viện khi người bệnh được chăm sóc hay điều trị sau khi:
Nguyên nhân gây viêm phổi ở trường hợp này là do người bệnh hít phải lượng lớn dị vật từ đường thở (miệng, hầu họng, dạ dày,…) và dị vật rơi vào phổi 2 bên. Các dị vật hít phải có thể là nước bọt, thức ăn, hóa chất, axit dịch vị,… nếu chúng đi vào phổi sẽ kích thích phản ứng viêm của niêm mạc phổi, tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập và gây viêm phổi.
Viêm phổi đã và đang đặt thách thức lớn cho sức khỏe cả cộng đồng. Các số liệu thống kê cho thấy, trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai,… có nguy cơ bị lây nhiễm viêm phổi rất cao, biến chứng diễn tiến nặng nề, điều trị kéo dài, chi phí tốn kém với tỷ lệ tử vong cao. BS.CKI Bạch Thị Chính đã đưa ra các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, dễ bị đe dọa bởi viêm phổi nhiều nhất:
Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là đối tượng dưới 2 tháng tuổi với hệ hô hấp còn non nớt, chưa hoàn thiện – là nhóm tuổi có nguy cơ mắc và tử vong do viêm phổi cao nhất. Theo số liệu gần đây của UNICEF và WHO, viêm phổi đã giết chết 2 triệu trẻ em mỗi năm, nhiều hơn tử vong do AIDS, sốt rét và sởi cộng lại. Ước tính mỗi ngày có khoảng 4.300 trẻ tử vong do viêm phổi trên toàn thế giới, nghĩa là cứ 20 giây lại có 1 trẻ tử vong do viêm phổi trên thế giới (1).
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 2,9 triệu lượt trẻ mắc và có khoảng 4.000 trẻ chết vì viêm phổi, do vậy nước ta được xem là 1 trong 15 quốc gia có số lượng trẻ mắc viêm phổi nhiều nhất thế giới.
Xem thêm: Viêm phổi ở trẻ em: nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán, phòng ngừa
Người lớn tuổi có rất nhiều các yếu tố nguy cơ đặc thù làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm phổi như hệ thống miễn dịch yếu, mắc nhiều bệnh lý mãn tính, chức năng phổi giảm theo tuổi tác, khả năng thích nghi kém. Người già mắc viêm phổi nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề, điển hình là suy hô hấp, thở máy, can thiệp tim – phổi nhân tạo (ECMO) và tử vong.
Trong thai kỳ, hệ miễn dịch của phụ nữ đang mang thai suy giảm nên dễ bị virus, vi khuẩn tấn công gây viêm phổi hơn người bình thường rất nhiều. Viêm phổi khi mang thai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi, làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ, sinh non, thậm chí gây sẩy thai.
BS.CKI Bạch Thị Chính nhấn mạnh: “Phụ nữ mang thai nếu mắc Covid-19 thật là điều không may. Gánh nặng cho mẹ bầu lớn hơn gấp cả trăm lần so với người bình thường khi người mẹ phải thở máy, chạy ECMO, dùng kháng sinh liều cao, em bé có nguy cơ sinh non, lây nhiễm bệnh,… thậm chí đe dọa tính mạng. Nguy hiểm hơn, virus SARS-CoV-2 liên tục đột biến, gây ra bệnh cảnh nặng hơn rất nhiều ở nhóm thai phụ như: viêm phổi, suy hô hấp, tổn thương tim – gan,…”
Mọi lứa tuổi, giới tính, bệnh lý đều có nguy cơ mắc mới hoặc chồng chéo bệnh lý viêm phổi. Tuy nhiên, nếu trẻ em và người lớn có yếu tố sinh hoạt không lành mạnh hoặc không điều trị tận gốc một vài bệnh lý thường gặp có thể là “mồi lửa” thúc đẩy bệnh viêm phổi tấn công và gây nguy hiểm, chẳng hạn như:
Viêm phổi là bệnh có tính truyền nhiễm cao từ người sang người qua hai con đường: Trực tiếp và gián tiếp.
Lây truyền trực tiếp: Người khỏe mạnh vô tình hít phải virus, vi khuẩn gây viêm phổi khi tiếp xúc gần, nói chuyện với người bệnh hoặc khi người bệnh hắt hơi, ho, sổ mũi.
Lây truyền gián tiếp: Người khỏe mạnh có thể mắc viêm phổi khi dùng chung các vật dụng, đồ dùng cá nhân với người bệnh như khăn mặt, bàn chải đánh răng, cốc chén đũa, quần áo… Hoặc người khỏe mạnh vô tình tay chạm vào các vật dụng, đồ dùng cá nhân có sẵn vi sinh vật gây bệnh và đưa tay lên mũi, mắt, miệng cũng rất dễ bị lây nhiễm. Bởi virus, vi khuẩn có thời gian sống ở trên đồ vật cá nhân của người bệnh lên đến vài giờ.
Xem thêm: Viêm phổi có lây không? Lây qua đường nào? Có di truyền không?
Phần lớn trường hợp, viêm phổi thường xuất hiện ở dạng cấp tính (bệnh kéo dài dưới 6 tuần) với các triệu chứng rất rõ ràng ở những ngày đầu mới phát bệnh. Đặc biệt, nếu tình trạng khó thở càng trở nặng thì nguy cơ tử vong trong thời gian ngắn càng cao.
Mặt khác, viêm phổi mạn tính cũng có biểu hiện tương tự, thời gian bệnh kéo dài không dứt. Một người được chẩn đoán mắc viêm phổi mạn tính khi bệnh kéo dài quá 6 tuần.
Tùy mức độ và giai đoạn phát triển của bệnh viêm phổi mà một người khi bị nhiễm virus, vi khuẩn gây viêm phổi thường có những biểu hiện phổ biến và ít phổ biến như sau:
BS.CKI Bạch Thị Chính lưu ý, người bình thường mắc viêm phổi có triệu chứng nhẹ có thể điều trị tại nhà, và bệnh có thể khỏi trong khoảng 2-3 tuần. Đối với phụ nữ mang thai, nếu nghi ngờ mắc viêm phổi cần lập tức đi khám và điều trị ngay theo chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng sức khỏe và tính mạng của mẹ và thai nhi.
Thống kê của Bộ Y tế cũng cho thấy, khoảng 25% người trên 65 tuổi mắc viêm phổi có nguy cơ tử vong; 30-50% người bệnh phải gánh chịu những biến chứng nặng nề như:
Bệnh viêm phổi không điều trị kịp thời, sự sống cũng không còn
Theo thống kê, có tới hơn 50 loại viêm phổi từ nhẹ đến nặng. Viêm phổi có thể tự khỏi, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp biến chứng tử vong như viêm phổi do virus SARS-CoV-2, viêm phổi do phế cầu khuẩn, viêm phổi do não mô cầu khuẩn,… Chính vì thế, khi có triệu chứng nghi ngờ viêm phổi, cần đến khám ngay tại các trung tâm y tế, bệnh viện uy tín để được các bác sĩ thăm khám kịp thời. Không nên chủ quan nghĩ viêm phổi có thể tự khỏi mà không điều trị hoặc điều trị không đúng cách dẫn đến các biến chứng khó lường.
Tùy từng đối tượng, từng trường hợp mà bệnh viêm phổi có thể xuất hiện các triệu chứng lâm sàng rõ ràng, hoặc thậm chí không có triệu chứng. Khi đến thăm khám, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh lý để chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán và tìm nguyên nhân gây bệnh như:
Bệnh viêm phổi cần được điều trị sớm nhằm chữa nhiễm trùng và ngăn ngừa các biến chứng. Phương pháp điều trị cần phù hợp với từng triệu chứng và tình hình phát triển của bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi bệnh đã chuyển biến nặng, việc điều trị sẽ hết sức khó khăn. Các phương pháp điều trị bệnh viêm phổi bao gồm:
Sử dụng các thuốc hạ sốt/thuốc giảm đau (Paracetamol), thuốc ho, thuốc long đờm, thuốc giãn phế quản, nhằm kiểm soát tốt triệu chứng viêm phổi, giảm bớt cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Bảo vệ lá phổi khỏe mạnh là bảo vệ sự sống cho người lớn và trẻ nhỏ
Tùy theo tác nhân gây bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ có thể đưa ra những cách điều trị khác nhau:
Người trưởng thành khi mắc viêm phổi nặng với biểu hiện khó thở nhiều, thở gắng sức cần được đưa đến bệnh viện điều trị kịp thời. Riêng với trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi có các biểu hiện viêm phổi đều phải nhập viện cấp cứu ngay. Trẻ nhỏ từ 2-5 tuổi nếu không ăn uống, co giật, ngủ li bì – khó đánh thức, thở rít cũng phải lập tức nhập viện điều trị.
Hầu hết các triệu chứng viêm phổi sẽ giảm bớt trong vài ngày hoặc vài tuần, cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài trong 1 tháng hoặc hơn. Khi điều trị tại nhà, người bệnh sẽ uống thuốc tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, cần ghi nhớ lịch hẹn tái khám theo chỉ định, hoặc đến bệnh viện ngay nếu có biến chứng khó thở, sốt cao không hạ…
Ngoài ra, để quá trình điều trị và phục hồi hiệu quả, người bệnh cần nghỉ ngơi đầy đủ, vận động hợp lý, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo năng lượng để thúc đẩy nhanh quá trình lành bệnh.
Theo BS Trương Hữu Khanh, Nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi đồng I, TP.HCM, viêm phổi có thể dự phòng bằng cách giữ gìn vệ sinh cơ thể và môi trường sống, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục, giữ ấm hay đeo khẩu trang khi ra đường để bảo vệ hệ hô hấp là cần thiết nhưng chưa đủ. Tiêm vắc xin là một trong những phương pháp hữu hiệu và đơn giản nhất để bảo vệ các đối tượng có nguy cơ cao khỏi viêm phổi và các biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay, tại Hệ thống tiêm chủng VNVC đã có hơn 40 loại vắc xin an toàn, hiệu quả phòng bệnh cao, ngăn ngừa gần 50 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em và người lớn, trong đó có bệnh viêm phổi, biến chứng viêm phổi do các tác nhân virus, vi khuẩn khác nhau.
BS.CKI Bạch Thị Chính cho biết, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra tác dụng tăng cường khả năng phòng Covid-19 và bảo vệ hệ hô hấp khỏi bệnh viêm phổi khi tiêm vắc xin Covid-19 cùng với vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn, vắc xin phòng cúm, ho gà, uốn ván, bạch hầu… Ngay khi xuất hiện triệu chứng ho, sốt, khó thở… ngoài việc nghĩ tới Covid-19, cần lưu tâm đến bệnh viêm phổi và đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác, tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Các loại vắc xin phòng viêm phổi mà trẻ em và người lớn cần gấp rút tiêm ngay thời điểm này gồm:
Ngoài dự phòng viêm phổi bằng tiêm chủng, việc thiết lập chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng – vận động lành mạnh, hợp lý, khoa học có ý nghĩa giúp phòng ngừa viêm phổi cũng như “tạm biệt” các bệnh lý khác, dưới đây là một số biện pháp hữu ích cho trẻ em và người lớn:
Viêm phổi là bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng khó lường, đặc biệt là viêm phổi do virus SARS-CoV-2 đang đe dọa sức khỏe toàn cầu. Hiện ca mắc mới và tử vong do Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Do đó, mỗi người cần chủ động phòng ngừa viêm phổi cho bản thân và gia đình bằng cách tiêm vắc xin đầy đủ, giữ gìn vệ sinh, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, hạn chế tiếp xúc nơi đông người khi Covid-19 và các dịch bệnh khác chưa được kiểm soát.
Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà là vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm, khi viêm phổi ngày càng trở nên...
Xem ThêmBệnh viêm phổi ở trẻ em có lây không là vấn đề được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm. Vì hiện nay số trẻ bị...
Xem ThêmTrẻ bị viêm phổi có được tắm không? Nên tắm cho trẻ trong bao lâu? Cần lưu ý gì khi tắm cho trẻ bị viêm phổi?... là...
Xem ThêmViêm phổi ở trẻ em là bệnh thường gặp và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ nhiễm bệnh đường hô hấp cấp...
Xem ThêmViêm phổi ở trẻ sơ sinh là gánh nặng bệnh tật của ngành y tế, nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời, trẻ phải...
Xem Thêm