Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh chóng do virus Varicella-Zoster gây ra. Người bệnh cần được chăm sóc và có chế độ dinh dưỡng phù hợp, bệnh thủy đậu có thể khỏi hoàn toàn mà không để lại các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, bị thủy đậu có được ăn thịt heo không cũng là vấn đề được nhiều người đặc biệt quan tâm. Trong nội dung bài viết dưới đây, chuyên gia của VNVC sẽ giải đáp thắc mắc bệnh thủy đậu ăn thịt heo được không, cần kiêng gì để nhanh chóng khỏi bệnh.
BS.CKI Tống Thị Ngọc Cầm, Phó Giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC chia sẻ: “Để hỗ trợ và rút ngắn thời gian điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả cũng như nhanh phục hồi sức khỏe, người bệnh cần tránh các loại thực phẩm không tốt đồng thời phối hợp sử dụng những thực phẩm có ích trong thực đơn hàng ngày”. |
Thủy đậu (dân gian còn gọi là trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu có tên Varicella-Zoster gây ra, rất dễ lây lan. Loại virus này là tác nhân chính gây thủy đậu ở trẻ em & zona thần kinh ở người lớn.
Virus thủy đậu lây lan nhanh chóng qua không khí (khi người bệnh nói chuyện, ho và hắt hơi) hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, chất dịch từ mụn nước bị vỡ. Một số nghiên cứu khác cho thấy, người lành cũng có thể nhiễm virus thủy đậu nếu chạm vào quần áo hoặc những đồ dùng của người bệnh có dính chất dịch từ mụn nước phồng rộp.
Người mắc bệnh thủy đậu có các triệu chứng điển hình như sốt, phát ban, hình thành mụn nước chứa đầy chất lỏng, ngứa và cuối cùng đóng thành vảy. Phát ban có thể xuất hiện đầu tiên ở mặt, ngực và lưng, sau đó phát triển và lan ra toàn bộ cơ thể, kể cả mí mắt, bên trong miệng hoặc vùng sinh dục. Thông thường phải mất khoảng một tuần để tất cả các mụn nước trở thành vảy.
Hầu hết các trường hợp thủy đậu xảy ra ở người lớn và phổ biến hơn ở trẻ em dưới 10 tuổi. Thủy đậu được nhận định là bệnh lý lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước gây ngứa lan ra khắp cơ thể. Nếu không được theo dõi, chăm sóc và điều trị đúng cách, người bệnh có nguy cơ đối mặt với nhiễm trùng da hoặc các biến chứng nguy hiểm khác như viêm phổi, viêm tai, nhiễm trùng huyết, viêm não, viêm tiểu não…
Phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu trong thai kỳ sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sảy thai hoặc để lại dị tật thai nhi suốt đời.
Người bệnh thuỷ đậu có thể ăn thịt heo để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng cần hạn chế so với chế độ ăn của người bình thường mỗi ngày.
Thịt heo là được biết đến loại thịt phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình với nguồn cung cấp protein, chất đạm, các vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể như vitamin B12, Vitamin B6, Selen, Kẽm, Phốt pho,… Tuy nhiên, người mắc bệnh thủy đậu cần giảm tần suất ăn thịt heo trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày bởi đây là loại thịt có hàm lượng chất béo cao, tỷ lệ dao động từ 10 – 16% tổng khối lượng thịt.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thực phẩm có lượng chất béo cao và chất béo bão hòa có thể làm tăng tình trạng viêm nhiễm trên da và làm các triệu chứng khác trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến khích người bệnh có thể sử dụng phần nạc của thịt heo chế biến món ăn, tránh thịt mỡ để vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh.
Bên cạnh đó, để giảm thiểu mức độ trầm trọng của các triệu chứng thủy đậu, người bệnh cần hạn chế các món ăn từ thịt heo được tẩm ướp gia vị cay nóng hoặc chế biến nhiều dầu mỡ, chiên xào, chiên rán… vì có thể khiến virus Varicella-Zoster phát triển nhanh hơn, làm tăng mức độ viêm nhiễm ở các vùng da bị tổn thương, cảm giác khó chịu, ngứa ngáy trên da thêm trầm trọng.
Thịt heo được chứng minh là loại thịt mang hàm lượng chất béo cao. Do đó, đối với người bị thủy đậu, thịt heo nhiều mỡ có thể khiến tình trạng mụn nước viêm nhiễm hơn và làm các triệu chứng khác trở nên tồi tệ, khiến quá trình điều trị và phục hồi bệnh kéo dài.
Ngoài thịt heo cần hạn chế, người mắc bệnh thủy đậu cần kiêng thêm những thực phẩm sau để các nốt mụn nước nhanh liền và tránh để lại sẹo lõm, sẹo thâm gây mất thẩm mỹ:
Người mắc bệnh thủy đậu ngoài việc tuân thủ quy định điều trị của bác sĩ thì việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý đóng vai trò rất quan trọng để mau phục hồi sức khỏe. Người mắc bệnh thủy đậu nên tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm sau trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày:
Bên cạnh đó, người bệnh cần uống đủ nước mỗi ngày, có thể sử dụng nước lọc, nước ép hoa quả, nước bù điện giải, tránh sử dụng các loại nước giải khát đóng chai khác. Nước sẽ giúp hạ sốt, làm mát cơ thể và tăng khả năng tự đào thải độc tố ra ngoài. Chuyên gia khẳng định bổ sung đều đặn 2 lít nước mỗi ngày trong thời gian điều trị sẽ giúp hỗ trợ thủy đậu hiệu quả và quá trình phục hồi nhanh chóng hơn.
Hiện nay, thủy đậu vẫn gây ra gánh nặng bệnh tật lớn trên toàn thế giới, nguy cơ bùng phát dịch trong cộng đồng luôn hiện hữu nếu không chủ động phòng ngừa. Chủ động tiêm vắc xin càng sớm càng tốt là biện pháp phòng tránh bệnh thủy đậu hiệu quả và lâu dài ở cả trẻ em và người lớn.
Vắc xin ngừa thủy đậu có hiệu quả bảo vệ lên đến hơn 90%. Hoàn thành đủ phác đồ 2 mũi vắc xin giúp phòng bệnh hiệu quả, giảm gánh nặng bệnh tật đồng thời tránh các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, zona thần kinh…
Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC luôn có đầy đủ 3 loại vắc xin loại phòng bệnh thủy đậu dành cho trẻ em và người lớn, trong đó vắc xin thuỷ đậu thế hệ mới Varilrix (Bỉ) có thể tiêm sớm cho trẻ từ 9 tháng tuổi & người lớn, vắc xin Varivax (Bỉ) và Varicella (Hàn Quốc) được chỉ định tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi & người lớn.
* Vui lòng liên hệ hotline 028 7102 6595 để được đặt lịch tiêm và tư vấn chính xác.
Chia sẻ về cách chăm sóc người mắc bệnh thủy đậu đúng cách, chuyên gia của VNVC nhấn mạnh một trong những nguyên tắc hàng đầu trong việc điều trị thủy đậu là tránh nhiễm trùng và giảm thiểu tình trạng trầm trọng của các triệu chứng. Người bệnh không nên kiêng tắm, kiêng vệ sinh cơ thể hàng ngày. Người bệnh cần tắm với nước ấm vừa đủ, tắm nhanh và sử dụng sữa tắm dịu nhẹ, trung tính, không gây kích ứng da, tắm nơi kín gió, không có gió lùa.
Song song đó, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt, trong giai đoạn phát bệnh, các nốt mụn nước sẽ phát triển, lan rộng và gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, lúc này người bệnh nên vệ sinh tay và cắt móng tay ngắn để tránh đụng chạm, gãi vỡ các nốt mụn nước. Trong trường hợp mụn nước vỡ ra, sau khi vệ sinh cơ thể sạch sẽ, người bệnh nên sử dụng thuốc xanh methylen để chấm lên các nốt mụn nước, không được sử dụng penicillin, tetracyclin hay thuốc đỏ.
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả. Chế độ ăn với các loại thức ăn mềm, chế biến dạng lỏng, dễ tiêu hóa và mang hàm lượng chất dinh dưỡng cao với sẽ giúp người bệnh tăng cường hệ miễn dịch, nhanh phục hồi sức khỏe.
Bị thủy đậu có được ăn thịt heo không? Câu trả lời là có nhưng cần hạn chế. Đồng thời, để quá trình điều trị hiệu quả và cơ thể nhanh phục hồi, người bệnh nên lưu ý hạn chế ăn các loại thực phẩm cần kiêng khem đối với người mắc thủy đậu đồng thời tuân thủ các quy định điều trị của bác sĩ.
Vắc xin phòng thủy đậu mang lại hiệu quả phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm của virus Varicella-Zoster gây bệnh thủy đậu lên đến trên 98%. Vậy...
Xem ThêmTrứng là thực phẩm rất phong phú về mặt dinh dưỡng, chứa nhiều các vitamin và khoáng chất quan trọng, rất bổ dưỡng cho sức khỏe và...
Xem ThêmKhi mắc giời leo, bệnh nhân thường được chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng như ngứa rát, đau nhức dọc dây thần kinh ở...
Xem ThêmNgười mắc bệnh thủy đậu thường xuất hiện mụn nước và gây ngứa trên da. Bệnh nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời rất...
Xem ThêmBất cứ loại thuốc hay vắc xin nào sau khi sử dụng đều có thể gây ra các phản ứng phụ theo nhiều mức độ từ nhẹ...
Xem ThêmTrẻ bị zona là tình trạng nhiễm trùng da do virus Varicella zoster gây ra, bệnh cao điểm là vào mùa mưa khi thời tiết chuyển mùa....
Xem Thêm