Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Vắc xin phòng thủy đậu mang lại hiệu quả phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm của virus Varicella-Zoster gây bệnh thủy đậu lên đến trên 98%. Vậy kháng thể tự nhiên có sinh miễn dịch bền vững hay không? Đã bị thủy đậu rồi có bị lại không? Lần mắc bệnh tiếp theo có nguy hiểm hơn không? Làm sao để phòng ngừa tái phát và hạn chế nguy cơ biến chứng nguy hiểm?
Bùi Thanh Phong – Quản lý Y khoa vùng TP.HCM, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC: “Thủy đậu không chỉ gây ra những tác động xấu về tâm lý do các nốt phát ban, mụn nước gây mà mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh bởi các biến chứng zona thần kinh, viêm não, viêm màng não, viêm tai giữa, liệt, các hội chứng tổn thương hệ thần kinh… Tuy nhiên, thủy đậu đã có thể phòng ngừa vô cùng hiệu quả với miễn dịch suốt đời, bằng việc tiêm 02 liều vắc xin thủy đậu cho trẻ em và người lớn càng sớm càng tốt.” |
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella-Zoster (VZV) gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trực tiếp từ người sang người. Bệnh thủy đậu chủ yếu lây qua đường hô hấp, khi hít phải giọt bắn của người bệnh khi họ nói chuyện/ho/hắt hơi… hoặc tiếp xúc với chất dịch bên trong mụn nước, phát ban của người bệnh. Biểu hiện ban đầu của bệnh bao gồm nổi mụn nước trên da và niêm mạc, sốt cao, suy nhược và mệt mỏi.
CÓ THỂ TÁI PHÁT. Rất hiếm trường hợp người bệnh thủy đậu tái phát sau khi đã mắc bệnh trước đó, do cơ thể đã tạo ra miễn dịch sau khi nhiễm bệnh và miễn dịch với virus Varicella-Zoster gây bệnh thủy đậu thường rất bền vững. Các lần tái phát thường có tổn thương nhẹ hơn và khỏi nhanh hơn, với triệu chứng không nghiêm trọng như lần đầu tiên.
Những đối tượng dễ tái phát bệnh thủy đậu là trẻ em dưới 6 tháng tuổi hoặc những người trải qua mức độ nhẹ của bệnh thủy đậu lần đầu tiên, khả năng hình thành kháng thể chống lại virus chưa đủ mạnh để ngăn chặn sự tái nhiễm bệnh thủy đậu trong lần tiếp theo.
Dù là một căn bệnh da liễu thông thường, nhưng virus thủy đậu có thể tấn công hệ thần kinh, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Một số biến chứng phổ biến của bệnh thủy đậu gồm có:
Ngoài ra, bệnh thủy đậu cũng có thể gây ra các biến chứng khác như viêm võng mạc, viêm phổi, viêm cầu thận cấp, viêm gan, viêm thanh quản và hội chứng Reye dù hiếm gặp nhưng có thể gây phù não và phù do xơ gan.
Khi bệnh thủy đậu tái phát, ban đầu bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng sốt, sau đó sau khoảng 2 ngày sẽ bắt đầu xuất hiện các nốt sần có viền đỏ hoặc hồng trên da. Sau vài giờ, những nốt mụn sẽ chuyển sang dạng vết phỏng nước trong, nông và sau đó chuyển sang màu vàng, hình cầu, một số nốt có lõm ở giữa, xuất hiện khắp trên cơ thể.
Các nốt sẽ vỡ ra, chảy dịch, hình thành những vảy màu nâu sẫm và sau đó bong ra, đồng thời những nốt có biểu hiện bội nhiễm thường sẽ để lại sẹo sau khi đóng mài và bong tróc. Triệu chứng sốt liên tục có thể gây mệt mỏi, đau đầu và giảm cảm giác ăn cho bệnh nhân.
Có một số nghiên cứu cho thấy khoảng 10% những người trước đây đã mắc bệnh thủy đậu có khả năng mắc bệnh zona thần kinh trong tương lai.
Zona thần kinh là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella-Zoster gây ra. Virus này thuộc chi Varicellovirus trong phân họ Alphaherpesvirinae của họ Herpesviridae. Ban đầu, virus Varicella-Zoster gây ra bệnh thủy đậu, sau đó nó có thể tồn tại âm thầm trong hệ thần kinh của người bệnh trong nhiều thập kỷ. Khi các điều kiện thuận lợi xuất hiện, như hệ miễn dịch bị suy giảm, virus có thể tái phát và gây ra bệnh zona thần kinh.
Các nhà nghiên cứu hiện chưa xác định chính xác nguyên nhân tại sao virus Varicella-Zoster có thể tái hoạt động và gây ra bệnh zona. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân tạo điều kiện thuận lợi cho virus Varicella-Zoster tái hoạt động và gây bệnh zona thần kinh như:
Mặc dù ai cũng có thể mắc bệnh zona thần kinh, nhưng thông thường bệnh này thường xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch suy giảm. Đối tượng nguy cơ bao gồm những người mắc HIV/AIDS, ung thư, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc corticoid kéo dài…
Dấu hiệu đặc trưng đầu tiên của bệnh zona thần kinh là cảm giác đau nhức dọc theo dây thần kinh ở một bên cơ thể. Sau đó, các triệu chứng khác xuất hiện, bao gồm cảm giác nóng rát, ngứa ngáy, phát ban và đau nhức dữ dội hơn. Trước khi có triệu chứng nóng rát và đau, người bệnh có thể trải qua sốt nhẹ, mệt mỏi và đau nhức.
Một triệu chứng tiếp theo của bệnh là xuất hiện những bọng nước chứa nhiều dịch. Những bọng nước này có hình bầu dục hoặc tròn và thường xuất hiện dọc theo các vị trí dây thần kinh. Ban đầu, những bọng nước này còn căng, cứng và khó vỡ, sau một thời gian, chúng có thể xẹp xuống và có thể vỡ nếu bị tác động và có thể để lại sẹo trên da.
Bệnh nhân bị zona thần kinh cũng có thể trải qua cảm giác sưng đau ở các khu vực gần những vùng bị sang thương, có thể xảy ra nổi hạch và người bị bệnh có thể bị đau nhức đầu.
Ngoài những triệu chứng trên, bệnh nhân cũng có thể trải qua một số dấu hiệu khác như yếu cơ và cảm giác ớn lạnh, những tổn thương trên da thường xuất hiện chỉ ở một bên và có đường viền rõ ràng bám sát theo các khu vực có dây thần kinh.
Nếu người bệnh có hệ miễn dịch tốt, được chẩn đoán sớm và điều trị bằng thuốc kháng virus kịp thời, những bọng nước sẽ dần xẹp, chàm da sẽ bong và không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch của người bệnh suy giảm hoặc không được điều trị kịp thời, tổn thương có thể lan rộng và gây tổn thương lớp biểu bì, để lại sẹo và đau kéo dài sau khi zona đã đi qua.
Các biến chứng nghiêm trọng của zona thần kinh có thể kể đến là viêm não, viêm màng não, viêm tủy sống, viêm mạch, nhồi máu não, và các vấn đề liên quan khác.
Bệnh zona thường không gây nguy hiểm đối với những người khỏe mạnh được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, zona thần kinh có thể gây ra cảm giác đau đớn và bỏng rát, làm người bệnh cảm thấy khó chịu. Đối với những người mắc zona ở nửa bên mặt phải, nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được thăm khám và chỉ định phác đồ chăm sóc và điều trị ngay.
Bệnh zona cũng có thể dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm, có thể gây tử vong như viêm phổi, vấn đề liên quan đến thính giác, mất thính giác, viêm não hoặc viêm màng não, tuy nhiên, những biến chứng này rất hiếm.
Xấp xỉ, cứ mỗi 5 người mắc zona thần kinh, sẽ có 1 người gặp phải cơn đau thần kinh dữ dội. Cơn đau này có thể tiếp tục tồn tại ngay cả sau khi không còn tổn thương trên da. Cơn đau này được gọi là đau dây thần kinh sau zona (postherpetic neuralgia – PHN). Nguy cơ bị đau dây thần kinh sau zona tăng lên khi người bệnh lớn tuổi và tình trạng bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn ở đối tượng này.
Theo các nghiên cứu quan sát từ nhiều quốc gia, tiêm chủng vắc xin phòng thủy đậu mang đến hiệu quả cao trong việc kích thích cơ thể sinh kháng thể chống lại virus Varicella-Zoster (VZV), ngăn ngừa bệnh thủy đậu.
Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc tiêm vắc xin phòng thủy đậu cũng giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh trong các trường hợp chẳng may mắc bệnh, giảm nguy cơ lây truyền và mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và kinh tế khác như làm giảm việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe liên quan đến thủy đậu. Đặc biệt, chủ động tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin thủy đậu cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh zona ở trẻ em.
Tiêm chủng sau khi tiếp xúc với người bệnh thủy đậu cũng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hai liều vắc xin thủy đậu có hiệu quả hơn một liều trong việc ngăn ngừa bệnh thủy đậu ở bất kỳ mức độ nghiêm trọng nào.
Tại VNVC có đầy đủ cả 3 loại vắc xin thủy đậu hiệu quả cao cho cả trẻ em và người lớn với nguồn cung ổn định, được bảo quản trong điều kiện tối ưu của hệ thống dây chuyền lạnh (Cold Chain) hiện đại, quy mô lớn, đạt chuẩn GSP Quốc tế, bao gồm: Varivax (Mỹ), Varilrix (Bỉ) và Varicella (Hàn Quốc) với lịch tiêm cho trẻ em dưới 13 tuổi gồm 2 mũi cách nhau ít nhất 3 tháng và lịch tiêm cho trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn là 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng. Hai mũi vắc xin có hiệu quả phòng bệnh đến 98%.
Bệnh cạnh vắc xin thủy đậu, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ cũng khuyến nghị người lớn từ 50 tuổi trở lên nên tiêm 02 liều vắc xin phòng bệnh zona – Shingrix nhằm ngăn ngừa nguy cơ virus Varicella-Zoster tái hoạt động, gây bệnh zona thần kinh và các biến chứng của bệnh. [1]
Vắc xin zona Shingrix cung cấp khả năng bảo vệ mạnh mẽ chống lại bệnh zona và hội chứng đau dây thần kinh sau zona (PHN). Ở người lớn từ 50 tuổi trở lên có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, Shingrix có hiệu quả hơn 90% trong việc ngăn ngừa bệnh zona và PHN. Khả năng miễn dịch vẫn mạnh mẽ trong ít nhất 7 năm đầu sau khi tiêm chủng.
Ở người lớn có hệ miễn dịch yếu, các nghiên cứu cho thấy Shingrix có hiệu quả cao từ 68 – 91% trong việc ngăn ngừa bệnh zona, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý đang ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.
Để điều trị thủy đậu một cách hiệu quả, giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng và tái phát, quá trình điều trị phải tuân thủ lộ trình được chỉ định bởi bác sĩ. Bác sĩ có thể kê đơn các loại kem chống ngứa nhằm giảm ngứa và giảm viêm đỏ trên da. Với trường hợp bị nhiễm trùng da, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng vi khuẩn dạng kem hoặc thuốc uống để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Hiệu quả điều trị thủy đậu cũng phụ thuộc nhiều vào quá trình chăm sóc người bệnh. Vì thế, người bệnh hoặc người chăm sóc cần chú ý cải thiện chế độ sinh hoạt lành mạnh và khoa học cho bệnh nhân. Cần điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh với ít thực phẩm gây dị ứng, tăng cường sức đề kháng của hệ miễn dịch, giúp cải thiện triệu chứng của thủy đậu. Đồng thời, cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ để giảm nguy cơ dị ứng, viêm nhiễm và biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, bệnh nhân cần được theo dõi và tái khám đều đặn, đúng lịch theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa các biến chứng thủy đậu, đe dọa nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh.
⇒ Tìm hiểu chi tiết về: Cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất.
Hệ miễn dịch là “lớp phòng thủ” của cơ thể, có chức năng “chiến đấu” chống lại các tác nhân gây hại cho cơ thể. Vì thế, việc tăng cường khả năng phản ứng của hệ miễn dịch là rất quan trọng để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh, biến chứng và tái phát bệnh thủy đậu trong tương lai.
Việc giữ vệ sinh cơ thể và môi trường sống là rất quan trọng để phòng ngừa biến chứng của thủy đậu, tránh bị lại lần 2.
Tránh tiếp xúc với những người có thể lây nhiễm: Cả thủy đậu và zona đều là bệnh lây truyền qua tiếp xúc với chủng virus Herpes zoster. Do đó, tránh tiếp xúc với những người bị zona/thủy đậu hoặc nghi ngờ nhiễm zona/thủy đậu có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh, biến chứng và tái phát.
Đeo khẩu trang: Đối với những người bị bệnh, đeo khẩu trang có thể giảm nguy cơ lây nhiễm thêm các tác nhân gây hại khác cho cả bản thân người mắc bệnh và hạn chế sự lây lan virus thủy đậu cho những người xung quanh.
Tránh chạm tay lên các vùng niêm mạc hay vết thương hở: Tay là một nguồn tiếp xúc chính với mầm bệnh. Tránh chạm tay lên các vùng niêm mạc và vết thương hở, đặc biệt là mắt, mũi và miệng, để giảm nguy cơ lây nhiễm qua những con đường phổ biến này.
Hạn chế tiếp xúc với bề mặt công cộng: Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các bề mặt công cộng có thể tiềm ẩn mầm bệnh, như ghế đá, tay nắm cửa, bàn làm việc chung, bồn cầu và các thiết bị điện tử chung khác. Trong trường hợp bất khả kháng không thể tránh được, cần đảm bảo rửa tay kỹ sau khi tiếp xúc và hạn chế chạm lên mắt, mũi, miệng sau khi chạm vào các bề mặt này.
Khi bị bệnh zona thần kinh, dựa vào tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý cũng như giai đoạn diễn biến của bệnh, bác sĩ có thể đưa ra các chỉ định điều trị như sau:
Thủy đậu có bị lại lần 2 không? Vẫn có thể tái nhiễm thủy đậu trong tương lai tuy nhiên trường hợp này rất hiếm vì sau khi nhiễm bệnh thủy đậu, hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra một lượng kháng thể tự nhiên đầy đủ chống lại bệnh tồn tại lâu dài. Tuy nhiên, virus Varicella-Zoster gây bệnh thủy đậu vẫn có thể tái hoạt động khi gặp các điều kiện thuận lợi như hệ miễn dịch cơ thể suy giảm, lớn tuổi, gọi là bệnh zona thần kinh.
Bệnh có thể gây ra các triệu chứng như đau nhức, cảm giác nóng rát, ngứa, phát ban, xuất hiện các bọng nước dọc theo dây thần kinh và đau dai dẳng sau khi tổn thương trên da đã lành. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cũng như tái phát thủy đậu, cần tiêm ngừa vắc xin thủy đậu đầy đủ và đúng lịch càng sớm càng tốt cho cả trẻ em và người lớn, đồng thời tiêm vắc xin phòng zona thần kinh theo chỉ định của các chuyên gia y tế nhằm ngăn ngừa nguy cơ tiến triển biến chứng zona hậu thủy đậu.
Bên cạnh đó, cần thực hiện điều trị thủy đậu đúng theo lộ trình hướng dẫn của các bác sĩ, tích cực rèn luyện và tăng cường miễn dịch cho cơ thể, giữ vệ sinh cơ thể và môi trường sống thật tốt và hạn chế tối đa nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh.
Như vậy VNVC đã cung cấp đáp án cho câu hỏi bị thủy đậu rồi có bị lại không? Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại bạn ở các bài viết khác của chúng tôi.
Khi bị thủy đậu, hầu hết người bệnh đều hồi phục trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gặp các biến chứng...
Xem ThêmSau khoảng 14 - 31 ngày, hầu hết các triệu chứng của zona thần kinh sẽ giảm đi nhanh chóng và biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên,...
Xem ThêmThủy đậu điển hình với các nốt mụn nước phỏng rộp xuất hiện toàn thân, làm cho da ngứa ngáy khó chịu, dễ để lại sẹo sau...
Xem ThêmTrẻ bị zona là tình trạng nhiễm trùng da do virus Varicella zoster gây ra, bệnh cao điểm là vào mùa mưa khi thời tiết chuyển mùa....
Xem ThêmZona thần kinh là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella-zoster gây ra với triệu chứng phát ban, nổi mụn nước trên bề mặt da, khiến...
Xem ThêmThủy đậu là bệnh lý phổ biến và rất dễ mắc phải ở cả trẻ em lẫn người lớn, biến chứng bệnh rất nặng, có thể để...
Xem Thêm