Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Bệnh zona thần kinh có triệu chứng điển hình là các nốt mụn nước chứa dịch, có thể xuất hiện ở bất kỳ khu vực nào trên cơ thể như lưng, cổ, mặt… Bệnh đặc biệt nguy hiểm khi các nốt mụn xuất hiện và lây lan đến những vùng niêm mạc nhạy cảm, điển hình là zona thần kinh mắt, virus có thể gây ra những tổn thương bên trong như tổn thương hạch thần kinh thị giác, viêm loét giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí mù lòa. Do đó, cần chú ý chăm sóc và điều trị kịp thời, đúng cách cho bệnh nhân mắc zona thần kinh để ngăn ngừa biến chứng, thúc đẩy quá trình phục hồi.
BS Lê Thị Trúc Phương – Chuyên viên Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC: “Zona thần kinh mắt khá phổ biến, theo thống kê của Bộ Y tế, zona thần kinh mắt chiếm đến 10 – 15% trong tổng số các thể zona. Đây là vị trí phát bệnh tiếp xúc với nhiều niêm mạc vô cùng nhạy cảm, gây ra những cơn đau nhức dai dẳng, đau như bỏng rát liên tục, âm ỉ, giật từng cơn, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ lây lan, viêm nhiễm, lở loét, bội nhiễm và biến chứng nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời, đúng cách.” |
Zona thần kinh mắt là bệnh lý nhiễm trùng da do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra. Bệnh điển hình bởi các nốt phát ban đỏ, mụn nước chứa, bóng nước chứa dịch mọc thành chùm/đám/mảng phân bố dọc theo các đường dây thần kinh ngoại biên vùng mặt, tập trung tại các vùng da ở mắt, khóe mắt, hốc mắt, mi mắt, thậm chí bên trong giác mạc và các vùng da xung quanh. Zona thần kinh mắt khiến người bệnh cảm thấy đau rát, nhức nhối và ngứa ngáy rất nhiều, nhất là những người trên 50 tuổi, người có bệnh lý mạn tính.
Khi một người mắc bệnh thủy đậu, sau khi đã khỏi bệnh, VZV sẽ khu trú trong các hạch thần kinh ở cột sống dưới dạng tiềm tàng và không gây bệnh. Chỉ khi gặp các yếu tố khởi động như stress, suy giảm hệ miễn dịch, suy giảm thần kinh, thể lực, dùng thuốc điều trị ức chế miễn dịch, điều trị tia xạ, những người lớn tuổi, mắc ung thư, HIV/AIDS…, VZV sẽ tái hoạt động, nhanh chóng nhân lên, lan truyền và gây viêm nhiễm, tổn thương hệ thống thần kinh.
Zona thần kinh ở mắt là do VZV tấn công dây thần kinh vùng mặt, làm tổn thương dây thần kinh V (số 5) hay thần kinh sinh ba chi phối cho mắt, hàm dưới và hàm mắt trên. VZV lan truyền ngược chiều, gây tổn thương niêm mạc mắt, da vùng mắt và xung quanh mắt.
Các triệu chứng ban đầu của zona thần kinh mắt bao gồm đau rát, ngứa ngáy, nhức nhối, sốt nhẹ (khoảng 37 – 38,5 độ C), căng thẳng, mệt mỏi và sưng đỏ tại vùng da xung quanh mắt. Sau đó, các nốt phát ban phồng rộp và mụn nước chứa dịch trắng trong sẽ phát triển rõ ràng hơn tại những vùng da bị sưng đỏ, đục dần và vỡ ra. Các nốt phát ban ban đầu thường có màu đục nhạt, sau đó chuyển sang màu đỏ và lan rộng khắp mắt, mí mắt, khóe mắt, bọng mắt, võng mạc và các khu vực da xung quanh khác như trán, mũi, má,…, gây ngứa ngáy khó chịu.
Cùng với phát ban, bệnh nhân mắc zona thần kinh mắt còn có thể đối mặt với các triệu chứng ảnh hưởng xấu đến thị lực như tầm nhìn bị mờ, nhạy cảm nhiều với ánh sáng, võng mạc dễ bị kích ứng và sưng, chảy nước mắt, mí mắt sưng đỏ, đau rát râm ran bên trong mắt,…
CÓ. THẬM CHÍ VÔ CÙNG NGUY HIỂM. Mắt là khu vực tập trung nhiều dây thần kinh, niêm mạc rất nhạy cảm. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, zona mắt có nguy cơ cao gây ra các biến chứng nguy hiểm như sẹo mắt vĩnh viễn, viêm nhiễm, lở loét, hoại tử giác mạc, kết mạc, củng mạc, võng mạc, gây sụp mí, tăng nhãn áp, hội chứng đỉnh ổ mắt, liệt dây thần kinh mắt, gây mất thị lực vĩnh viễn.
Trong nhiều trường hợp, zona thần kinh mắt có thể gây ra nhiều biến chứng lan rộng đến các dây thần kinh của các cơ quan khác như gây đau nhức tai, tê liệt cơ mặt, mất cảm giác, vị giác, vùng bị ảnh hưởng, viêm tai – mũi – họng, gây điếc, đau dây thần kinh sau Herpes (NPH) – Biến chứng đau đớn ngay cả khi đã khỏi bệnh.
Đặc biệt, đối với người già có hệ miễn dịch bị suy giảm cùng thể trạng yếu, zona thần kinh mắt có thể làm tăng cao nguy cơ viêm màng não, viêm não, tai biến mạch máu não, có thể dẫn đến tử vong.
KHÔNG. Zona thần kinh nói chung và zona thần kinh ở mắt nói riêng đều không có khả năng lây lan trực tiếp từ người bệnh/người lành mang trùng sang người lành. Tuy nhiên, những người chưa có miễn dịch với bệnh thủy đậu do chưa từng mắc bệnh hoặc chưa tiêm/chưa tiêm đủ 02 liều vắc xin phòng bệnh thủy đậu khi tiếp xúc với dịch từ các phát ban, mụn nước, phỏng rộp của người mắc bệnh zona thần kinh có thể lây nhiễm VZV và mắc bệnh thủy đậu. Sau đó nhiều năm, khi gặp điều kiện thuận lợi, VZV tái hoạt động và gây ra bệnh zona thần kinh.
Zona thần kinh mắt chủ yếu được chẩn đoán dựa trên các biểu hiện và triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân. Các triệu chứng lâm sàng theo từng giai đoạn của bệnh như sau:
Ở giai đoạn toàn phát, bệnh có thể gây ra nhiều chứng rối loạn khác cho bệnh nhân như rối loạn bài tiết mồ hôi, xuất hiện phản xạ dựng lông (hiếm gặp), vận mạch,… Những người có hệ miễn dịch kém như người cao tuổi thường xuất hiện nhiều mụn nước hơn, khả năng cao lây lan thành diện rộng sang các cơ quan lân cận như mũi, má, miệng, cằm, cổ và gáy; nguy cơ cao mụn nước xuất huyết, gây nhiễm khuẩn, lở loét, hoại tử da và sẹo xấu kéo dài.
Trong một số trường hợp nhất định, bệnh zona thần kinh mắt có thể được chẩn đoán thông qua các biện pháp cận lâm sàng như:
Nguyên tắc điều trị bệnh zona thần kinh nói chung là phải dùng thuốc kháng virus càng sớm càng tốt trong 48 giờ đầu để tối ưu hóa hiệu quả điều trị, giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng và di chứng hậu zona.
Hiện nay, vẫn chưa có bất kỳ phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh zona thần kinh mắt, do đó, các phương pháp hiện tại chỉ tập trung vào việc điều trị tổn thương niêm mạc mắt, vùng da xung quanh mắt, hỗ trợ giảm đau, giảm nguy cơ biến chứng.
Đối với những bệnh nhân có hệ miễn dịch phản ứng bình thường và tình trạng bệnh zona ở mắt không có biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc điều trị như:
Ngoài ra, có thể sử dụng:
Đối với những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc có những tổn thương da lan rộng, có thể:
Sau khi khỏi bệnh, người bệnh vẫn có thể đối mặt với tình trạng đau dây thần kinh sau Herpes (NPH). Vì thế, cần chú ý điều trị dự phòng NPH bằng cách:
Zona thần kinh nói chung và zona thần kinh mắt nói riêng có thể phòng ngừa bằng cách:
Nếu được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và đúng cách, zona thần kinh mắt sẽ sớm phục hồi, các triệu chứng mụn nước, phát ban, phỏng rộp nhanh chóng đóng vảy tiết và lành lại chỉ trong vòng 4 – 6 ngày. Tuy nhiên, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh ghi nhận rất nhiều trường hợp bệnh nhân mắc zona thần kinh mắt chủ quan, tự áp dụng các phương pháp điều trị dân gian tại nhà như đắp gạo nếp, đắp đậu xanh, đắp thảo dược, cây thuốc Nam lên mắt. Những cách làm này không những không khỏi mà bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng hơn, gây ra hậu quả đáng tiếc, xuất hiện tình trạng bội nhiễm, mưng mủ, lở loét lan rộng, thậm chí mù lòa.
Biểu hiện của bệnh lý nhiễm trùng ngoài da gây ra bởi zona thần kinh và kiến ba khoang có nhiều sự tương đồng, nếu không biết...
Xem ThêmZona thần kinh nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, nguy cơ cao tiến triển các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là zona...
Xem ThêmZona thần kinh ở lưng là tình trạng vùng da lưng bị nổi mụn nước do các tổn thương gây ra bởi virus Varicella zoster. Tương tự...
Xem ThêmGiời leo là bệnh rất phổ biến với người Việt Nam, dễ tái phát, biến chứng lâu dài nếu không điều trị đúng. Ngoài thăm khám, tuân...
Xem ThêmGiời leo ở mắt là bệnh lý gây ra do virus Varicella zoster (VZV) với những sang thương ở vùng da quanh mắt và mí mắt người...
Xem ThêmBất cứ lứa tuổi nào cũng có thể mắc zona thần kinh. Đa số những người mắc zona thường không biết mình nhiễm bệnh từ bao giờ...
Xem Thêm