Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Zona thần kinh là bệnh lý biểu hiện ngoài da nhưng có gốc rễ thần kinh gây ra bởi virus thần kinh Varicella-Zoster. Các triệu chứng của bệnh zona thần kinh phổ biến như: Đau dữ dội, cảm giác nóng rát, ngứa ran hoặc ngứa… Vậy zona thần kinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa bệnh lý như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này.
Theo Trung tâm Tiêm chủng và Bệnh hô hấp Quốc gia, Khoa Bệnh do Virus, khoảng 1 trong 3 người ở Hoa Kỳ sẽ mắc bệnh zona trong đời và có thể mắc bệnh nhiều lần (1). Bệnh zona thần kinh chỉ xảy ra ở những người từng bị thủy đậu (trái rạ). Trên 10% bệnh nhân bị thủy đậu lúc nhỏ sẽ mắc phải zona thần kinh khi về già. |
Zona thần kinh (còn gọi là bệnh giời leo) là bệnh lý có biểu hiện ngoài da nhưng có gốc rễ thần kinh do virus Varicella-Zoster (VZV) thuộc chi Varicellovirus trong phân họ Alphaherpesvirinae của họ Herpesviridae gây ra – cũng là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu. Người nhiễm virus VZV lần đầu sẽ biểu hiện như bệnh thủy đậu. Sau khi khỏi hoàn toàn bệnh thủy đậu, virus Varicella vẫn tồn tại và sống âm thầm trong hạch thần kinh nhiều tháng, thậm chí nhiều năm và hoạt động trở lại khi gặp các điều kiện thuận lợi như: suy giảm miễn dịch, căng thẳng, suy nhược cơ thể,… gây ra bệnh zona thần kinh.
Thời điểm giao mùa hay thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi để bệnh zona thần kinh bùng phát.
Người phát bệnh Zona thường có biểu hiện sốt, đau đầu, mệt mỏi, nhạy cảm với ánh sáng và mất ngủ (2). Phát ban đỏ và bọng nước bên trong chứa chất lỏng tập trung từng chùm, thường chỉ nằm 1 bên của cơ thể. Bọng nước khi vỡ tạo thành những vết loét, rỉ dịch và đóng vảy, ngứa, có thể để lại vết thâm (tăng sắc tố) hoặc thậm chí để lại sẹo nếu không được chăm sóc tốt vùng da bị tổn thương.
Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 2 – 4 tuần. Với người khỏe mạnh, bọng nước sau khi xẹp không để lại sẹo, cảm giác đau đớn và ngứa sẽ mất dần sau một thời gian. Tuy nhiên, biểu hiện đau đớn vẫn còn và có thể kéo dài nhiều năm tháng sau đó với những ai có hệ miễn dịch suy yếu. Những cơn đau này xuất hiện do dây thần kinh bị tổn thương, hay còn gọi là đau dây thần kinh sau zona. Đặc biệt, một số trường hợp cảm thấy ngứa khủng khiếp tại khu vực từng bị phát ban. Trường hợp nặng hơn, cảm giác đau hoặc ngứa có thể khiến người bệnh mất ngủ, giảm cân hoặc trầm cảm.
Những người trước đây dù đã tiêm vắc xin phòng ngừa zona hay thủy đậu vẫn có thể mắc bệnh nếu hệ miễn dịch không bền vững và có sinh hoạt chung, tiếp xúc trực tiếp với bọng nước của người nhiễm bệnh. Khi những bọng nước do bệnh zona đã khô và tróc vảy, bệnh không còn khả năng lây nhiễm.
Nguyên nhân bị zona thần kinh là do sự tái hoạt động của virus Varicella-Zoster. Đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân vì sao virus Varicella-Zoster lại có thể tái hoạt động và gây ra bệnh Zona. Một vài nguyên nhân có thể xảy ra được cho là:
Thời kỳ ủ bệnh zona thần kinh chưa được xác định rõ ràng, nhưng trung bình từ 7 đến 10 ngày (3), tùy theo từng thể trạng, sức khỏe của người bệnh.
Nóng và đau rát da là hai triệu chứng điển hình và rõ rệt nhất về bệnh. Khi mắc zona thần kinh người bệnh sẽ có cảm giác sốt nhẹ, mệt mỏi, dọc dây thần kinh nửa bên người đau nhức. Sau đó là cảm giác phần da đau và rát như phải bỏng, ngứa ngáy, phát ban và đau dữ dội hơn. Mức độ đau được mô tả là người bệnh không dám chạm vào vùng da, thậm chí không dám để quần áo cọ xát vào vùng da này.
Triệu chứng zona thần kinh tiếp theo sau khi nóng rát và đau là xuất hiện những bọng nước to và có chứa nhiều dịch. Đặc điểm của các bọng nước này là hình bầu dục hoặc hình tròn, khu trú và mọc rải rác hoặc tụ lại thành từng cụm, vết, dải như chùm nho ở dọc dây thần kinh. Bên trong những bọng nước có nhiều dịch, giai đoạn đầu căng và khó vỡ. Sau một thời gian bọng nước sẽ xẹp xuống, có thể vỡ nếu bị va chạm và hầu hết để lại sẹo ở vùng da đó.
Đi cùng với các cơn đau dọc dây thần kinh, người bệnh còn bị sưng đau và nổi hạch ở các vùng lân cận. Đối với trẻ em một số trường hợp không đau nhưng đặc biệt ở người lớn tuổi sẽ thường cảm thấy đau dữ dội. Ngoài ra người bệnh còn có triệu chứng zona thần kinh là đau nửa đầu, đau nhức đầu.
Ngoài những triệu chứng zona thần kinh phổ biến trên, người bệnh còn có một số triệu chứng khác như người bị yếu cơ, luôn có cảm giác ớn lạnh. Những tổn thương ở da không xảy ra ở hai bên mà chỉ ở một bên, một vùng và có ranh giới rõ ràng.
Bệnh zona thần kinh xuất hiện ở các đối tượng khác nhau cũng có biểu hiện và mức độ nặng khác nhau, vì thế phương pháp điều trị có thể thay đổi. Thông thường, các vị trí phổ biến của bệnh zona thần kinh là:
Vị trí bệnh zona thần kinh xuất hiện | Biểu hiện |
Ở mặt | Các bọng nước đỏ hoặc vảy xuất hiện trên vùng da ở trán, quanh môi hoặc hai bên má. Mặt là bộ phận quan trọng và nhạy cảm trên cơ thể nên rất dễ tổn thương, các bọng nước phát ban cần chăm sóc kỹ để tránh gây ra sẹo mất thẩm mỹ. Người bệnh đặc biệt cần chú ý zona thần kinh ở mặt dễ đi kèm biến chứng liệt mặt (liệt dây thần kinh số VII ngoại biên). Biến chứng này có thể phục hồi hoàn toàn hoặc không thể phục hồi. |
Ở mắt | Tỉ lệ người mắc zona thần kinh ở mắt khá cao, 3-20% trường hợp sang thương zona thần kinh nằm ở vùng dây thần kinh sinh ba, chủ yếu ở nhánh mắt, gọi là zona mắt. Người bệnh sẽ cảm thấy đau mắt, sưng, ngứa và xuất hiện các bọng nước phồng rộp. Các bọng nước zona sẽ vỡ ra, đóng mày và cuối cùng để lại sẹo mất thẩm mỹ có thể kèm thay đổi sắc tố da. Tình trạng này chuyển biến nặng có thể gây viêm giác mạc, viêm kết mạc, thậm chí mù lòa. |
Ở tai | Khi virus Varicella-Zoster tấn công vào hạch gối và di chuyển theo đường của dây thần kinh sọ số VII và số VIII, đây là 2 dây thần kinh mặt và dây thần kinh thính giác. Các bọng nước phồng rộp xuất hiện trên vành tai và trong ống tai ngoài gây đau tai, loét trong tai, nổi hạch ở trước và sau tai, giảm thính lực, liệt mặt tạm thời hoặc vĩnh viễn, xuất huyết,… Tuy nhiên, zona thần kinh ở tai rất hiếm gặp, chỉ chiếm 0.01% tổng số người bệnh đến thăm khám tai – mũi – họng mỗi năm. |
Ở miệng | Thường xuất hiện trên môi hoặc trong miệng với các vết lở loét gây đau, khó chịu khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống và nói chuyện. Các triệu chứng của bệnh dễ nhầm lẫn với nhiệt miệng, tuy nhiên zona thần kinh ở miệng kéo dài lâu hơn và đau hơn. |
Ở các vùng khác | Ngoài các vùng trên, virus Varicella-Zoster có thể gây ra trên nhiều vùng khác như cổ, vai, gáy, lưng, thân và các ngón tay. Các vị trí này, ít để lại biến chứng hơn zona thần kinh trên mặt. |
Zona thần kinh không phải là bệnh lý hiếm gặp, theo thống kê có tới 1/3 dân số mắc bệnh zona ít nhất 1 lần trong đời. Người mắc zona sau khi khỏi bệnh rất hiếm khi bị tái phát. Tỉ lệ tái phát lần 2 được thống kê khoảng 4.8-12/1000 người/năm. Zona tái phát thường gặp ở người suy giảm hệ miễn dịch như mắc bệnh HIV/AIDS, ung thư.
Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh zona thần kinh bao gồm:
Zona là một bệnh lý không lây, tuy nhiên người chưa từng bị thủy đậu hay chưa được tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu có thể bị thủy đậu khi tiếp xúc trực tiếp với bọng nước chứa dịch bị vỡ của người mắc Zona thần kinh, từ đó nhiễm virus Varicella Zoster gây bệnh thủy đậu. Chỉ có những người đã từng mắc bệnh thủy đậu mới có thể mắc bệnh Zona.
Virus Varicella Zoster cũng không lây lan sau khi các bọng nước khô và thành vảy. Một khi bọng nước đóng vảy, chúng không còn truyền nhiễm. Virus cũng không lây lan khi các bọng nước được che chắn tốt.
Xem thêm: Zona thần kinh có lây không? Lây qua đường nào phổ biến?
Zona thần kinh có thể gây ra những biến chứng làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh, như:
Đau dây thần kinh sau zona (postherpetic neuralgia PHN) là biến chứng zona thần kinh phổ biến nhất. Nguy cơ biến chứng đau dây thần kinh sau zona tăng lên theo tuổi tác và chủ yếu ảnh hưởng đến người trên 60 tuổi. Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ thống kê có đến 10% – 18% mắc các biến chứng sau khi nhiễm virus zona. |
Để chẩn đoán bệnh zona thần kinh bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra phát ban, tình trạng bọng nước và hỏi về các triệu chứng mà bệnh gây ra. Ngoài ra, bác sĩ sẽ lấy mẫu da hoặc chất dịch từ bọng nước để xét nghiệm nhằm xác định chính xác sự hiện diện của virus Varicella-Zoster.
Để điều trị bệnh zona thần kinh bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các phương pháp sau:
Tuy zona thần kinh là bệnh lý không nguy hiểm nhưng biến chứng của chúng gây ra làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy, nếu phát hiện các dấu hiệu của bệnh, cần đến bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị càng sớm càng tốt, tránh dẫn đến các biến chứng. Ngoài ra, chủ động tiêm phòng vắc xin thủy đậu là biện pháp tốt nhất để tăng sức đề kháng chống lại virus Varicella-Zoster.
Biểu hiện của bệnh lý nhiễm trùng ngoài da gây ra bởi zona thần kinh và kiến ba khoang có nhiều sự tương đồng, nếu không biết...
Xem ThêmZona thần kinh nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, nguy cơ cao tiến triển các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là zona...
Xem ThêmZona thần kinh ở lưng là tình trạng vùng da lưng bị nổi mụn nước do các tổn thương gây ra bởi virus Varicella zoster. Tương tự...
Xem ThêmGiời leo là bệnh rất phổ biến với người Việt Nam, dễ tái phát, biến chứng lâu dài nếu không điều trị đúng. Ngoài thăm khám, tuân...
Xem ThêmGiời leo ở mắt là bệnh lý gây ra do virus Varicella zoster (VZV) với những sang thương ở vùng da quanh mắt và mí mắt người...
Xem ThêmBất cứ lứa tuổi nào cũng có thể mắc zona thần kinh. Đa số những người mắc zona thường không biết mình nhiễm bệnh từ bao giờ...
Xem Thêm