Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo: trẻ không được sử dụng vắc xin phòng bệnh bại liệt nếu mắc bệnh sẽ rất nguy hiểm và để lại di chứng liệt và tàn tật suốt đời.
Nhờ chương trình tiêm chủng mở rộng vào năm 2000, Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt – căn bệnh từng là nỗi khiếp sợ trên toàn cầu với những trận dịch khiến hàng ngàn người tử vong và gấp nhiều lần con số đó bị di chứng tàn tật suốt đời. Bại liệt có thể gây liệt chi không hồi phục, liệt nửa người; ở mức độ cao nhất, bệnh gây liệt tủy sống, liệt hành tủy, suy hô hấp và tử vong…
Bệnh bại liệt (Poliomyelitis) là một bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa do virus Polio gây nên, thường từ phân – miệng, có thể lây lan thành dịch. Bệnh được nhận biết qua biểu hiện của hội chứng liệt mềm cấp. Từ sốt, buồn nôn, táo bón,… bệnh có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, mất nước, viêm phổi, teo cơ, tê liệt, cơ thể trở nên mệt mỏi và kiệt sức, khó thở,… liệt cơ hô hấp rồi tử vong.
Phòng bệnh bại liệt giúp bảo vệ trẻ an toàn, thỏa sức khám phá mọi thứ xung quanh
Triệu chứng bệnh bại liệt sẽ khác nhau phụ thuộc vào thể bệnh. Dựa vào biểu hiện lâm sàng, bệnh bại liệt được chia ra thành các thể sau:
Dù chỉ có 1% người mắc bệnh biểu hiện triệu chứng liệt điển hình, bệnh bại liệt có thể gây liệt tủy sống hoặc liệt cơ hô hấp dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng tàn tật suốt đời.
Người mắc bệnh bại liệt có thể bị suy dinh dưỡng, mất nước, viêm phổi, teo cơ, tê liệt, cơ thể trở nên mệt mỏi và kiệt sức, khó thở, thậm chí tử vong…
Virus Polio sau khi vào cơ thể sẽ đến hạch bạch huyết, tại đây một số ít virus Polio xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương gây tổn thương ở các tế bào sừng trước tủy sống và tế bào thần kinh vận động của vỏ não.
Virus bại liệt Polio có khả năng tồn tại tốt ở môi trường bên ngoài. Poliovirus có thể tồn tại trong phân vài ba tháng ở nhiệt độ 0-4oC; tồn tại trong nước 2 tuần ở nhiệt độ thường. Poliovirus cũng chịu được khô hanh, bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56oC sau 30 phút và bị tiêu diệt bởi thuốc tím.
Virus bại liệt Polio lây truyền từ người này sang người khác thông qua đường tiêu hóa. Người bệnh hoặc người lành mang mầm bệnh đào thải rất nhiều virus theo phân làm ô nhiễm nguồn nước, thực phẩm, sữa hoặc các thực phẩm khác rồi từ đó vào đường tiêu hóa của người khác.
Ở những người không có miễn dịch, sau khi từ đường ruột xâm nhập vào cơ thể, virus bại liệt Polio sẽ đến hạch bạch huyết. Một số ít virus sẽ xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương, gây tổn thương tế bào vận động của vỏ não và tế bào sừng trước tủy sống, gây nên các triệu chứng bệnh. Cũng có khi virus lây truyền qua đường hầu họng. Không có bằng chứng chứng minh virus bại liệt Polio lây truyền qua côn trùng.
Bệnh bại liệt rất dễ lây, hầu hết trẻ em sống cùng nhà hoặc tiếp xúc với người mang mầm bệnh đều có thể nhiễm virus. Thời kỳ ủ bệnh có thể dao động từ 3-35 ngày, đối với các trường hợp có dấu hiệu liệt thực thể thường kéo dài 7-14 ngày. Thời kỳ lây truyền có thể kéo dài trong thời gian vi rút còn tồn tại trong cơ thể và đào thải ra ngoài. Lây truyền có thể xuất hiện các triệu chứng lâm sàng sau 7-10 ngày.
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bại liệt ở người, bao gồm:
Người chưa được tiêm phòng vắc xin bại liệt, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu là những đối tượng có nguy cơ cao nhất bị nhiễm bệnh bại liệt.
Bệnh bại liệt là bệnh lây nhiễm do virus nên hiện chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu. Bệnh nhân được điều trị nâng đỡ và điều trị triệu chứng:
Để chủ động phòng chống bệnh bại liệt, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các khuyến cáo sau:
Theo luật các bệnh truyền nhiễm đã được Chính phủ Việt Nam ban hành, mọi trẻ em đều phải được tiêm chủng phòng bệnh, bởi không chỉ phòng cho bản thân mà còn phòng cho cả cộng đồng, phòng cho những trẻ không thể có cơ hội tiêm chủng do mắc các bệnh tự miễn, không đủ sức khỏe để tiêm vắc xin.
Ngoài các vắc xin dạng uống trong chương trình TCMR ở Việt Nam, vắc xin bại liệt cũng có trong thành phần của những mũi tiêm phối hợp ở các điểm tiêm dịch vụ thuộc hệ thống Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC như: vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa (Bỉ), 6 trong 1 Hexaxim (Pháp); vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp); vắc xin 4 trong 1 Tetraxim (Pháp).
“Việc chủng ngừa bại liệt bằng vắc xin qua đường uống hay đường tiêm đều mang đến hiệu quả phòng bệnh như nhau. Tuy vậy, nếu trẻ tiêm vắc xin có thành phần bại liệt trong các mũi vắc xin phối hợp tại các điểm tiêm dịch vụ, trẻ vừa phòng được bại liệt, lại vừa có kháng thể bảo vệ trước nhiều căn bệnh nguy hiểm khác” – ThS.BS Bùi Ngọc An Pha, Giám đốc Y khoa hệ thống Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC khuyến cáo.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo, cách phòng bệnh bại liệt hiệu quả nhất cho trẻ em chính là thực hiện tiêm phòng (chích ngừa) vắc xin theo lịch tiêm chủng như sau:
Tên vắc xin | Vắc xin OPV (Việt Nam) – Vắc xin nằm trong chương trình TCMR | Vắc xin Imovax Polio (IPV) (Pháp) – Vắc xin nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng | Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim (Pháp), Infanrix Hexa (Bỉ) | Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp) | Vắc xin Tetraxim (Pháp) |
Phòng bệnh | Vắc xin sống giảm độc lực | Vắc xin bất hoạt | Vắc xin phối hợp phòng 6 bệnh: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B, Hib | Vắc xin phối hợp phòng 5 bệnh: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Hib, Bại liệt | Vắc xin phối hợp phòng 4 bệnh: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt |
Đối tượng | Trẻ từ 2-18 tháng tuổi | Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 5 tuổi | Trẻ từ 2 tháng đến 24 tháng tuổi | Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 13 tuổi | |
Lịch tiêm | Theo chương trình TCMR:
| Theo chương trình TCMR: Tiêm 1 mũi khi trẻ 5 tháng tuổi | Lịch tiêm 4 mũi:
| Lịch tiêm 5 mũi:
|
Hầu hết người lớn không cần tiêm IPV vì họ đã được chích ngừa vắc xin bại liệt ngay từ nhỏ. Tuy nhiên, có một số người lớn có nguy cơ cao hơn và nên đến các cơ sở y tế hoặc điểm tiêm chủng dịch vụ để xem xét việc tiêm chủng (chích ngừa) vắc xin bại liệt:
Những người lớn có nguy cơ nhiễm bệnh bại liệt cao cần liên hệ đến các điểm tiêm chủng để được tư vấn chích ngừa từ 1-3 liều IPV, tùy thuộc vào số liều mà họ đã được nhận trước đây.
ThS.BS Bùi Ngọc An Pha khuyến cáo, chống chỉ định việc tiêm chủng (chích ngừa) vắc xin bại liệt đối với những người trong điều kiện sức khỏe cụ thể có thể làm tăng nguy cơ phản ứng phụ nghiêm trọng. Cụ thể như sau:
Để tiêm/uống vắc xin phòng bại liệt cho trẻ, phụ huynh có thể liên hệ Trạm Y tế phường, xã, Trung tâm Y tế dự phòng để được chích ngừa theo chương trình TCMR, hoặc đến ngay các trung tâm tiêm chủng dịch vụ có uy tín. Khuyến cáo phụ huynh nên chọn những trung tâm tiêm chủng có điều kiện cơ sở vật chất tốt, hệ thống bảo quản vắc xin đạt chuẩn và liên tục cập nhật đủ loại vắc xin để thực hiện việc tiêm chủng (chích ngừa) tốt nhất.
Tại Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC, khách hàng đến tiêm chủng (chích ngừa) hoàn toàn an tâm về chất lượng vắc xin được sử dụng. VNVC cam kết cung cấp đủ loại vắc xin có thành phần phòng ngừa bại liệt có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn từ khâu sản xuất, kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng. Bên cạnh đó, khi đến VNVC khách hàng còn được trải nghiệm những dịch vụ tuyệt vời khác như:
Khách hàng trải nghiệm dịch vụ tiêm chủng cao cấp và tuyệt vời tại VNVC
Để đảm bảo luôn có đủ vắc xin phòng bại liệt và các vắc xin cần thiết khác cho trẻ, phụ huynh có thể mua gói vắc xin hoặc đặt trước khi tiêm mũi lẻ tại Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC qua hotline 028 7102 6595, nhắn tin qua Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc đăng ký thông tin tại https://vnvc.vn/dang-ky-tiem-chung/
Thúy Nguyễn
Vắc xin OPV là loại vắc sống giảm độc lực dạng uống được sử dụng ở nhiều quốc gia để bảo vệ chống lại bệnh bại liệt....
Xem ThêmTrẻ tiêm IPV có sốt không là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh khi đưa con đi tiêm ngừa vắc xin bại liệt. Thực chất, sau...
Xem ThêmVắc xin IPV là vắc xin ngăn ngừa bệnh bại liệt được nghiên cứu và phát triển bởi nhà khoa học Jonas Edward Salk. Đây là loại...
Xem ThêmVắc xin phòng bệnh bại liệt là một trong những vắc xin bắt buộc theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam. Việc tiêm đầy...
Xem ThêmVắc xin 6in1 là vắc xin tích hợp nhiều loại kháng nguyên của virus gây bệnh vào trong duy nhất một mũi chích ngừa, giúp người tiêm...
Xem ThêmVắc xin bại liệt là một trong những loại vắc xin đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, được sử dụng để ngăn ngừa bệnh bại...
Xem Thêm