Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Đến tháng có tiêm HPV được không? Là thắc mắc của rất nhiều phụ nữ khi có ý định tiêm vắc xin phòng virus HPV – nguyên nhân chính dẫn đến ung thư cổ tử cung.
Tại Việt Nam, vắc xin phòng virus HPV được khuyến cáo tiêm phòng cho phụ nữ trong độ tuổi từ 9-26 tuổi, bất kể đã quan hệ tình dục hay chưa. Phụ nữ nên tiêm vắc xin càng sớm càng tốt. Vắc xin phòng HPV có hiệu quả kéo dài lên đến 30 năm.
Đến tháng có tiêm HPV được không là thắc mắc được rất nhiều phụ nữ quan tâm khi có lịch tiêm trùng với chu kỳ kinh nguyệt. Thực tế, có kinh nguyệt không nằm trong các trường hợp chống chỉ định hoặc hoãn tiêm vắc xin phòng virus HPV. Phụ nữ vẫn có thể tiêm vắc xin bình thường trong chu kỳ kinh.
Dù không chống chỉ định, nhưng phụ nữ chỉ nên tiêm vắc xin phòng HPV trong chu kỳ kinh nguyệt khi sức khỏe cho phép (1). Cơ thể khỏe mạnh và không mắc các bệnh lý khác. Trường hợp sức khỏe không đảm bảo, đau bụng, uể oải, khó chịu hoặc mắc một hay một số bệnh lý khác buộc lòng phải lùi lịch tiêm phòng HPV theo sự hướng dẫn của bác sĩ khám sàng lọc để tránh nguy hiểm sau khi tiêm vắc xin.
Việc tiêm vắc xin muộn không làm mất hiệu quả của vắc xin. Do đó bạn có thể hoàn toàn an tâm mà không cần phải tiêm vắc xin lại từ đầu.
Ngoài thắc mắc đang có kinh nguyệt có chích ngừa ung thư cổ tử cung được không, nhiều phụ nữ còn quan tâm đến việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không.
Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kỳ ghi nhận nào về việc tiêm vắc xin phòng HPV ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Vắc xin chỉ ghi nhận một số phản ứng sau tiêm thường gặp, không nghiêm trọng như:
Đây chỉ là những phản ứng sau tiêm nhẹ, thường gặp không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người được tiêm. Khi gặp những phản ứng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như: chườm mát và uống thuốc hạ sốt trong trường hợp sốt nhẹ, phản ứng sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí tiêm thường tự khỏi trong vòng vài ngày đến vài tuần. Ngoài ra, bạn cũng có thể điều trị triệu chứng với các thuốc giảm đau theo sự chỉ định của bác sĩ. Lưu ý, không tự uống bất kỳ loại thuốc nào sau tiêm phòng vắc xin nếu không được bác sĩ chỉ định.
Trong một số trường hợp cực kỳ hiếm gặp, thậm chí có xác suất rất nhỏ xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng cần khẩn trương đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân để có hướng xử trí kịp thời.
Để vắc xin phát huy được hiệu quả bảo vệ tốt nhất, tránh những vấn đề ngoài ý muốn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, trước khi tiêm vắc xin phòng HPV, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Sau khi tiêm vắc xin, phụ nữ cần lưu ý một số vấn đề sau:
Đến tháng có tiêm HPV được không, nên tiêm vắc xin gì, lịch tiêm cụ thể ra sao là những thắc mắc chung của phụ nữ trước khi tiêm phòng. Để được tư vấn, giải đáp và đặt lịch tiêm phòng HPV xin vui lòng liên hệ Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC theo hotline 028 7102 6595.
Tiêm vắc xin ngừa virus HPV là phương pháp hiệu quả, an toàn và tiết kiệm phòng ung thư cổ tử cung và một số bệnh lây...
Xem ThêmUng thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, mụn cóc sinh dục, các tổn thương tiền ung thư...
Xem ThêmUng thư cổ tử cung di căn được xem là giai đoạn muộn của bệnh. Việc điều trị lúc này vô cùng khó khăn, tốn kém và...
Xem ThêmTiêm vắc xin HPV có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Tiêm HPV có bị chậm kinh không? Là các vấn đề được nhiều phụ nữ quan...
Xem ThêmViệc tiêm chủng rất cần thực hiện theo nguyên tắc đúng lịch, đủ mũi để phát huy tốt nhất hiệu quả bảo vệ của vắc xin. Vậy...
Xem ThêmVirus HPV, nguyên nhân chính gây bệnh ung thư cổ tử cung và các bệnh sinh dục khác, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục thông...
Xem Thêm