Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Ung thư cổ tử cung di căn được xem là giai đoạn muộn của bệnh. Việc điều trị lúc này vô cùng khó khăn, tốn kém và không đem lại hiệu quả cao. Vậy những dấu hiệu ung thư cổ tử cung di căn là gì?
Ung thư cổ tử cung di căn thường xảy ra ở giai đoạn muộn của bệnh, từ giai đoạn 3 trở đi. Khi đó, những tế bào ung thư đã xâm nhập và di căn sang những cơ quan khác và gây ung thư di căn tại đây.
Tế bào ung thư cổ tử cung có thể di căn sang nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể như: gan, bàng quang, phổi, xương, não… Đáng lo ngại, nhiều bệnh nhân ung thư cổ tử cung thường không phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, mà chỉ khi bệnh tiến triển thành di căn mới được phát hiện khiến việc điều trị trở nên vô cùng khó khăn, tốn kém và không mang lại hiệu quả cao.
Dấu hiệu ung thư cổ tử cung di căn rất rõ ràng và nặng nề hơn cả về tần suất và mức độ. Người bệnh ung thư cổ tử cung di căn có thể bị:
Ngoài ra, tùy vào vị trí tế bào ung thư di căn như xương, hạch hoặc các nơi khác trong cơ thể, mà người bệnh sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Các dấu hiệu ung thư cổ tử cung di căn có thể bao gồm: Đau lưng, đau hoặc sưng chân, giảm cân, mệt mỏi, vàng da, vàng mắt, khó thở, đau ngực, rò rỉ nước tiểu hoặc phân từ âm đạo…
Tế bào ung thư di chuyển theo đường máu đến gan gây nhiều tổn thương và hủy hoại gan, khiến gan mất đi chức năng loại bỏ độc tố cho cơ thể.
Ung thư cổ tử cung di căn gan tại giai đoạn đầu không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào rõ rệt, ngoài các triệu chứng mơ hồ khiến người bệnh dễ lầm tưởng bản thân mắc các căn bệnh khác như sốt, chán ăn, sút cân. Trong một số trường hợp, người bệnh có triệu chứng gan to, cứng bất thường, đau gan, khó chịu bụng, bụng phía bên phải đau đớn, lá lách mở rộng bất thường.
Hiện tượng vàng da thường không xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh, mà chỉ xuất hiện ở giai đoạn nặng do ống mật bị tắc nghẽn khiến mật bị chảy ngược trở lại đi vào máu dẫn đến vàng mắt và da. Ung thư cổ tử cung di căn gan còn khiến người bệnh có huyết thanh tích tụ nhiều trong bụng và ổ bụng, dẫn đến chướng khoang bụng và tràn dịch màng bụng.
Bàng quang và tử cung có vị trí rất gần nhau nên bàng quang là bộ phận có khả năng di căn sớm. Thông thường ung thư cổ tử cung di căn thường gặp phải ở giai đoạn 3. Mặc dù lúc này ung thư đã bước vào giai đoạn muộn, nhưng nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp, bệnh nhân vẫn có thể sống sót.
Do đó, nếu không may mắc phải căn bệnh này, người bệnh đừng vội buông xuôi, mất hết niềm tin vào cuộc sống, mà hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp nhất. Hãy luôn giữ tinh thần lạc quan vì như thế bạn mới có đủ sức mạnh để chiến thắng bệnh tật.
Khi ung thư cổ tử cung có xu hướng di căn bàng quang, người bệnh sẽ có thể có những dấu hiệu nhận biết sau:
Khi xuất hiện những dấu hiệu trên hãy đến ngay bệnh viện để được thăm khám, nếu như khối u chưa nặng tỷ lệ điều trị thành công là khá cao.
Tế bào ung thư ngoài di chuyển theo đường máu đến các cơ quan xa hơn như gan thì phổi cũng là điểm đến của chúng. Ung thư cổ tử cung di căn đến phổi có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh sản, tính mạng và tâm lý của người bệnh.
Không giống bất kỳ loại ung thư nào khác, ung thư cổ tử cung di căn phổi sẽ khiến bộ phận sinh dục xuất hiện nhiều cục máu đông. Nguyên nhân chính xuất hiện tình trạng này là những khối u bám vào tĩnh mạch vùng chậu. Chân là nơi có nhiều cục máu đông nhất.
Một trong những triệu chứng mà bệnh nhân ung thư cổ tử cung di căn phổi thường gặp là chảy máu nhiều. Chảy máu ở âm đạo, trực tràng, tiểu ra máu. Dịch âm đạo có mùi khó chịu. Bệnh nhân cũng tiết dịch nhiều hơn bình thường.
Ung thư cổ tử cung di căn xương nghĩa là các tế bào ung thư đã di căn đến các bộ phận khác như hạch bạch huyết, máu, rồi ăn sâu vào tủy xương. Chất nền trong tủy xương có chứa cytokine nên rất dễ hấp thụ các tế bào ung thư, từ đó bệnh phát triển mạnh hơn, gây nhiều biến chứng cho người bệnh.
Một số triệu chứng khi ung thư cổ tử cung di căn đến xương có thể kể đến như:
Ung thư cổ tử cung di căn não là một trong những biến chứng nguy hiểm của ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối. Khi đó, các khối u đã phá hủy dần não bộ, gây ra hiện tượng nhiễm trùng, chèn ép dây thần kinh với các biểu hiện sau:
Ung thư cổ tử cung có thể áp dụng nhiều phương pháp điều trị. Hiệu quả điều trị đến đâu còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, tình trạng sức khỏe và thời điểm điều trị của từng bệnh nhân.
Ở giai đoạn ung thư cổ tử cung di căn, hóa, xạ trị đã không còn tác dụng để ngăn chặn bệnh, mà chỉ có thể làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư. Liệu pháp trúng đích và liệu pháp miễn dịch lúc này giúp bệnh nhân giảm đi đau đớn.
Liệu pháp trúng đích là phương pháp điều trị sử dụng thuốc. Khác với phương pháp hóa trị truyền thống, liệu pháp trúng đích có mục tiêu cụ thể giúp ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của các khối u, hoạt động bằng cách tấn công vào gen hay protein chuyên biệt.
Còn liệu pháp miễn dịch là phương pháp trị liệu sinh học giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của người bệnh (được tạo nên từ tế bào bạch cầu, các cơ quan, mô của hệ thống bạch huyết) chống lại ung thư. Đây là phương pháp sử dụng các chất được tạo ra từ sinh vật sống để điều trị ung thư.
Tế bào ung thư cổ tử cung di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể cũng là lúc bệnh đã phát triển đến giai đoạn muộn. Mọi phương pháp điều trị lúc này đều có chung mục đích giúp bệnh nhân giảm đau đớn và kéo dài thời gian sống. Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân sau 5 năm cũng không cao. Tuy nhiên, còn sống là còn hy vọng. Bên cạnh việc điều trị, tinh thần của người bệnh, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và tập luyện cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Để ngăn chặn nguy cơ ung thư cổ tử cung và ung thư cổ tử cung di căn, các chuyên gia khuyến cáo nữ giới từ 9 tuổi nên tiêm vắc xin phòng virus HPV – nguyên nhân chính gây bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, âm đạo, các tổn thương tiền ung thư và các bệnh lý do nhiễm virus HPV.
Hiện, tại Việt Nam đang lưu hành 2 loại vắc xin phòng virus HPV gồm:
Vắc xin Gardasil (Mỹ)
Phòng ngừa 4 tuýp virus HPV gồm: 6, 11, 16 và 18.
Tiêm phòng cho nữ giới từ 9 đến 26 tuổi.
Lịch tiêm gồm 3 mũi:
Vắc xin Gardasil 9 (Mỹ)
Phòng 9 tuýp virus HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58
Được chỉ định tiêm chủng cho cả nam giới và nữ giới, từ 9 tuổi đến dưới 27 tuổi.
Người từ tròn 9 tuổi đến dưới 15 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:
Phác đồ 2 mũi
Nếu mũi 2 tiêm cách mũi 1 < 5 tháng, cần tiêm mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.
Phác đồ 3 mũi (0-2-6)
Người từ tròn 15 tuổi đến dưới 27 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:
Phác đồ 3 mũi (0-2-6):
Phác đồ tiêm nhanh:
Trường hợp cam kết hội chẩn:
Ung thư cổ tử cung di căn khiến sức khỏe bệnh nhân giảm sút, điều trị khó khăn, phức tạp và tốn kém. Chủ động tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung ngay từ sớm là phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả, an toàn và tiết kiệm nhất được các chuyên gia khuyến cáo.
Tiêm vắc xin ngừa virus HPV là phương pháp hiệu quả, an toàn và tiết kiệm phòng ung thư cổ tử cung và một số bệnh lây...
Xem ThêmUng thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, mụn cóc sinh dục, các tổn thương tiền ung thư...
Xem ThêmĐến tháng có tiêm HPV được không? Là thắc mắc của rất nhiều phụ nữ khi có ý định tiêm vắc xin phòng virus HPV - nguyên...
Xem ThêmTiêm vắc xin HPV có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Tiêm HPV có bị chậm kinh không? Là các vấn đề được nhiều phụ nữ quan...
Xem ThêmViệc tiêm chủng rất cần thực hiện theo nguyên tắc đúng lịch, đủ mũi để phát huy tốt nhất hiệu quả bảo vệ của vắc xin. Vậy...
Xem ThêmVirus HPV, nguyên nhân chính gây bệnh ung thư cổ tử cung và các bệnh sinh dục khác, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục thông...
Xem Thêm