Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Tiêm vắc xin HPV có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Tiêm HPV có bị chậm kinh không? Là các vấn đề được nhiều phụ nữ quan tâm khi tiêm vắc xin phòng HPV.
Ung thư cổ tử cung là ung thư thường gặp nhất ở nữ giới, có tỷ lệ tử vong cao. Trung bình mỗi ngày có khoảng 7-10 người tử vong do căn bệnh này. Tỷ lệ ung thư cổ tử cung ở nước ta đang ở mức đáng báo động khi số ca bệnh tăng nhanh, độ tuổi mắc ung thư cổ tử cung lại ngày càng trẻ hóa.
HPV (Human papilloma virus) là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung và u nhú bộ phận sinh dục ở người. Vắc xin phòng virus HPV là giải pháp hiệu quả phòng ung thư cổ tử cung và u nhú do virus HPV ở nữ giới. Nữ giới từ 9 -26 tuổi nên nên tiêm vắc xin sớm để bảo vệ sức khỏe.
Hiện, tại Việt Nam đang lưu hành 2 loại vắc xin phòng virus HPV gồm:
Được khuyến cáo tiêm phòng cho nữ giới từ 9 đến 26 tuổi.
Lịch tiêm gồm 3 mũi:
Được chỉ định tiêm chủng cho cả nam giới và nữ giới, từ 9 tuổi đến dưới 27 tuổi.
Người từ tròn 9 tuổi đến dưới 15 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:
Phác đồ 2 mũi
Nếu mũi 2 tiêm cách mũi 1 < 5 tháng, cần tiêm mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.
Phác đồ 3 mũi (0-2-6)
Người từ tròn 15 tuổi đến dưới 27 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:
Phác đồ 3 mũi (0-2-6):
Phác đồ tiêm nhanh:
Trường hợp cam kết hội chẩn:
Tính an toàn của vắc xin phòng HPV đã được nghiên cứu đánh giá qua nhiều giai đoạn trên nhiều quốc gia và châu lục. Cả hai loại vắc xin được lưu hành tại Việt Nam đều đã trải qua nhiều năm thử nghiệm an toàn rộng rãi trước khi được FDA cấp phép. Vắc xin Gardasil 9 đã được nghiên cứu ở hơn 15.000 phụ nữ và nam giới trong khi đó vắc xin Gardasil đã được nghiên cứu trên 29.000 phụ nữ và nam giới.
Không có bất kỳ căn cứ nào cho thấy vắc xin phòng virus HPV có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Kể từ khi vắc xin phòng HPV được đưa vào sử dụng năm 2006, đã có rất nhiều nghiên cứu lớn ở Hoa Kỳ được thực hiện về độ an toàn cũng như các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra. Cụ thể, một số phản ứng thường gặp sau tiêm vắc xin phòng HPV có thể kể đến như: Chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, sốt, sưng nóng đỏ đau tại vị trí tiêm. (1)
Không. Vắc xin phòng virus HPV không làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, không làm chậm kinh. Phụ nữ có thể bị chậm kinh do một số nguyên nhân khác không liên quan đến vắc xin như:
Ngoài các nguyên nhân kể trên, vận động quá mức, sử dụng rượu, bia, chất kích thích cũng có thể khiến phụ nữ chậm kinh.Sử dụng rượu, bia, chất kích thích cũng có thể khiến phụ nữ chậm kinh
Không. Theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu, tiêm vắc xin HPV không làm mãn kinh sớm và gây vô sinh ở phụ nữ. Thông tin sai lệch vắc xin HPV làm mãn kinh và vô sinh ở phụ nữ bắt nguồn từ các nhà nghiên cứu ở New South Wales, Úc đã báo cáo rằng có 3 cô gái bị suy buồng trứng (một trong những yếu tố dẫn đến vô sinh ở nữ giới) sau khi tiêm vắc xin phòng HPV.
Dù vậy, các nghiên cứu trên diện rộng chưa ghi nhận bất kỳ bằng chứng liên quan nào đến nhận định này. Theo nghiên cứu về mối quan hệ giữa vắc xin phòng HPV và khả năng gây suy buồng trứng nguyên phát của Allison L. Naleway được đăng tải trên tạp chí Nhi khoa 2018, trong số hơn 58 ngàn phụ nữ tiêm phòng HPV chỉ có 1 trường hợp suy buồng trứng nguyên phát. Một đánh giá khác năm 2020 cũng cho thấy không có bằng chứng nào về tăng nguy cơ vô sinh ở phụ nữ tiêm vắc xin phòng HPV.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, các nghiên cứu được thực hiện trên loài gặm nhấm về việc tiêm phòng HPV không gây ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản của loài này.
Không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy tiêm vắc xin HPV có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hoặc dẫn đến chậm kinh. Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ từ 9-26 tuổi nên tiêm vắc xin sớm để có thể phòng ung thư cổ tử cung một cách an toàn và hiệu quả nhất. Liên hệ hotline 028 7102 6595 để được tư vấn và đặt lịch tiêm phòng vắc xin HPV tại Hệ thống tiêm chủng VNVC.
Tiêm vắc xin ngừa virus HPV là phương pháp hiệu quả, an toàn và tiết kiệm phòng ung thư cổ tử cung và một số bệnh lây...
Xem ThêmUng thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, mụn cóc sinh dục, các tổn thương tiền ung thư...
Xem ThêmĐến tháng có tiêm HPV được không? Là thắc mắc của rất nhiều phụ nữ khi có ý định tiêm vắc xin phòng virus HPV - nguyên...
Xem ThêmUng thư cổ tử cung di căn được xem là giai đoạn muộn của bệnh. Việc điều trị lúc này vô cùng khó khăn, tốn kém và...
Xem ThêmViệc tiêm chủng rất cần thực hiện theo nguyên tắc đúng lịch, đủ mũi để phát huy tốt nhất hiệu quả bảo vệ của vắc xin. Vậy...
Xem ThêmVirus HPV, nguyên nhân chính gây bệnh ung thư cổ tử cung và các bệnh sinh dục khác, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục thông...
Xem Thêm