Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Điều trị cúm A cho trẻ có thể dùng thuốc hạ sốt, bổ sung nước điện giải, tăng cường dinh dưỡng, vệ sinh mũi họng, hạn chế tiếp xúc với trẻ khác hoặc những người bị suy giảm miễn dịch,…
Cúm A ở trẻ là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp, do các chủng virus cúm A như A/H1N1, A/H5N1, A/H7N9,… Cúm A thường bùng phát mạnh mẽ vào mùa Đông – Xuân, tuy nhiên năm nay, các địa phương ghi nhận số ca mắc cúm A tăng lên bất thường vào mùa Hè.
Triệu chứng chính của cúm A ở trẻ là sốt, đau cơ, mệt mỏi, viêm long đường hô hấp, đau họng, có thể kèm theo các triệu chứng của đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy). Hiện nay, số trẻ mắc cúm A gặp biến chứng viêm phổi, suy hô hấp chiếm tỷ lệ cao. Cúm còn có thể gây biến chứng viêm tai giữa, viêm cơ tim gây nguy hiểm tính mạng, làm nặng hơn với trẻ có bệnh nền, cơ địa béo phì. Có những trẻ nằm viện 2-3 ngày, điều trị ổn chuẩn bị cho xuất viện thì bất ngờ sốt lại rồi diễn tiến nặng.
Điều nguy hiểm là virus cúm có tỷ lệ biến đổi gene khá cao. Khi virus nhân lên sẽ có những sai sót ở hệ thống gene, tuy chưa đủ tạo thành chủng cúm mới nhưng độc lực có thể khác. Virus cúm có thể cư trú ở nhiều vật chủ khác nhau như người, gà, lợn, dẫn đến khả năng tiếp xúc mầm bệnh lớn.
Ngoài ra, các điều kiện như lưu thông không khí kém và nhiệt độ thấp khiến virus tồn tại lâu trong môi trường máy lạnh, tập trung đông người, không mở cửa sổ thông thoáng… khiến số ca bệnh tăng. Bên cạnh đó, đặc tính lây bệnh qua giọt bắn khiến virus bao phủ trong không khí rất lớn, lây nhiễm nhiều ra xung quanh khi người bệnh hắt hơi.
Cúm A diễn biến lành tính, hồi phục từ 2-7 ngày nhưng đối với trẻ em, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi, trẻ có bệnh nền, cúm A có thể diễn biến nhanh và biến chứng nặng. Ngoài ra, nhóm người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch… bệnh có thể biến chứng gây suy đa phù tạng dẫn đến tử vong.
Với trẻ sốt cao, ăn kém dẫn tới nôn trớ nhiều thì phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở để được thăm khám, theo dõi chính xác tình trạng của bé, vì nếu nôn trớ kéo dài trẻ có nguy cơ mất nước hoặc giảm thể tích tuần hoàn.
Trẻ mắc cúm A cần được phụ huynh theo sát diễn biến, khi xuất hiện các dấu hiệu nặng hơn như khó thở, thở nhanh, lồng ngực rút lõm, tím môi, li bì, kích thích vật vã, ăn kém hoặc bỏ ăn, nôn nhiều,… cần đưa trẻ nhập viện ngay. Đồng thời, tuyệt đối không tự ý mua và uống thuốc kháng virus (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của bác sĩ.
Nếu được phát hiện và kịp thời điều trị, thời gian trị bệnh cúm A cho trẻ nhỏ trong vòng 7 – 10 ngày. Sau 5 ngày, trẻ nhỏ thường hết sốt, sổ mũi và đau đầu; nhưng tình trạng ho và mệt mỏi có thể còn tiếp tục kéo dài. Sau khoảng 1-2 tuần, tất cả các triệu chứng của bệnh thường biến mất hoàn toàn.
Sau khoảng 7 ngày điều trị, nếu các triệu chứng bệnh cúm A ở trẻ nhỏ không thuyên giảm và kèm theo các triệu chứng như: sốt cao, dịch mũi đặc vàng, ra nhiều rỉ mắt,… phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, theo dõi và điều trị kịp thời.
BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Hiện nay, nhiều dịch bệnh truyền thống đang bùng phát, diễn biến nhanh và bất thường ở trẻ em, đặc biệt trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là cúm, viêm phổi, sốt xuất huyết, tay chân miệng, tiêu chảy cấp,…
Phụ huynh cần phân biệt triệu chứng sốt cao, đau mỏi cơ, mệt mỏi của các bệnh như bệnh sốt xuất huyết, sốt phát ban với cúm A. Sốt xuất huyết xuất hiện nhiều vào mùa hè – thu trong khi đó cúm thường cao điểm vào mùa đông, xuân. Năm 2022, các chuyên gia nhận định do thời tiết biến đổi bất thường, mùa Hè vẫn còn các đợt không khí lạnh, có thể là lý do khiến virus cúm A sinh sôi và bùng phát thành dịch từ tháng 6. Thực trạng này có thể gây nguy cơ dịch chồng dịch, vì các ca sốt xuất huyết và người bệnh Covid-19 cũng tăng lên vào cùng thời điểm”.
Tự ý dùng thuốc kháng sinh chưa có chỉ định, thuốc dân gian không rõ nguồn gốc, dự trữ thuốc, đắp chân kín để toát mồ hôi,… là sai lầm thường gặp khi điều trị cúm cho trẻ, khiến bệnh diễn tiến nặng hơn, tổn thương phổi khi nhập viện. Dưới đây là hướng dẫn cách trị cúm A cho trẻ em được nhiều chuyên gia khuyến cáo:
Khi trẻ bị cúm A, điều đầu tiên cần làm là cách ly trẻ với ba mẹ, người thân trong gia đình, bạn bè, những người khỏe mạnh. Việc cách ly không chỉ hỗ trợ tránh lây nhiễm cho người khác, đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị cúm A cho trẻ nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Nếu trẻ bị cúm A nhưng không cách ly, bệnh có nguy cơ lây truyền sang các thành viên trong gia đình khiến virus cúm sẽ tồn tại xung quanh trẻ, làm bệnh kéo dài dai dẳng, tái đi tái lại hoặc diễn tiến nặng hơn. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, bước đầu tiên trong điều trị cúm A cho trẻ là cách ly, trẻ em có thể được cách ly tại bệnh viện hoặc tại nhà tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
Trong quá trình chăm sóc, chữa trị cúm tại nhà cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý những điều dưới đây:
Tùy vào tình trạng bệnh của trẻ mà bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc trị cúm phù hợp để điều trị cho trẻ, bao gồm:
Ngoài cách ly, chăm sóc tại nhà và điều trị bằng thuốc, khi điều trị cúm A cho trẻ, ba mẹ cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng – đây là yếu tố quan trọng giúp trẻ khỏi bệnh và nhanh hồi phục. Chế độ dinh dưỡng được các chuyên gia khuyến cáo khi điều trị cúm cho trẻ:
Tham khảo: Bị cúm nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh khỏi?
Thông thường cúm A ở trẻ là bệnh lành tính, có thể phục hồi tốt. Tuy nhiên, một số trẻ có nguy cơ gặp những biến chứng nghiêm trọng, thậm chỉ đe dọa tính mạng. Do đó, phụ huynh tuyệt đối không nên chủ quan khi chăm sóc trẻ mắc cúm A tại nhà, nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng sau, hãy đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt:
Nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật toàn cầu ở bệnh cúm được công bố trên tạp chí y khoa hàng đầu thế giới The Lancet cho thấy tỷ lệ mắc bệnh cúm tại Việt Nam là hơn 3.700/100.000 người dân, cao gấp 5 lần trung bình thế giới. Tỷ lệ bệnh nặng nhập viện và tử vong do cúm tại nước ta cũng ở mức cao.
Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở Việt Nam thường lưu hành quanh năm, có những thời điểm nhiều bệnh bùng phát cùng lúc gây “dịch chồng dịch”. Ở giai đoạn đỉnh dịch Covid-19, người dân tăng cường thực hiện các biện pháp phòng ngừa như khẩu trang, khử khuẩn, hạn chế tụ tập đông người… cũng giúp bệnh cúm được kiểm soát tốt hơn. Khi dịch Covid-19 được kiểm soát, cuộc sống trở lại bình thường, mọi người lơ là phòng ngừa, cúm A dễ có nguy cơ bùng phát trở lại.
“Điều quan trọng là bệnh cúm đã có vắc xin phòng ngừa nhưng tỷ lệ tiêm chủng ở Việt Nam chưa đến 2% dân số, trong khi với bệnh truyền nhiễm thì tỷ lệ bao phủ vắc xin phải đạt 70-80% mới đạt yêu cầu. Vắc xin là biện pháp quan trọng để có miễn dịch chủ động, bên cạnh biện pháp phòng bệnh như đeo khẩu trang khi tới nơi đông người, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối, ăn uống đủ chất và luyện tập thể thao để tăng cường đề kháng, nâng cao thể trạng.” BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC chia sẻ.
Tất cả trẻ em và người lớn nên tiêm cúm định kỳ hàng năm, đặc biệt là trẻ em nhỏ bởi đây là nhóm có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ diễn tiến nặng, tử vong cao. Dịch cúm tại Việt Nam lưu hành quanh năm, lúc nào cũng có thể bùng dịch nên cần chủng ngừa sớm khi thuận tiện và duy trì tiêm nhắc lại định kỳ.
Hiện nay, có 3 loại vắc xin phòng bệnh cúm ở trẻ em với phác đồ tiêm cụ thể như sau:
Tên vắc xin | Vaxigrip Tetra (Pháp) | Influvac Tetra (Hà Lan) | GC Flu Quadrivalent (Hàn Quốc) |
Bản chất | Vắc xin bất hoạt | ||
Đối tượng | Trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn | Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn | Trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn |
Lịch tiêm cơ bản | • Trẻ từ 6 tháng – 9 tuổi chưa từng tiêm vắc xin cúm: – Tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng. – Sau đó tiêm nhắc lại 1 mũi hằng năm. • Trẻ dưới 9 tuổi đã từng tiêm ngừa cúm, trẻ từ 9 tuổi và người lớn: – Tiêm 1 mũi 0.5ml – Sau đó tiêm nhắc lại hàng năm. | • Trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi chưa tiêm cúm có lịch tiêm 2 mũi: – Mũi 1: lần tiêm đầu tiên. – Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 4 tuần và tiêm nhắc hàng năm. • Từ 9 tuổi trở lên: Lịch tiêm 01 mũi duy nhất và nhắc lại hằng năm. | • Trẻ từ 36 tháng đến 9 tuổi chưa từng tiêm vắc xin cúm: – Tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng. – Sau đó tiêm nhắc lại 1 mũi hằng năm. • Trẻ dưới 9 tuổi đã từng tiêm ngừa cúm, trẻ từ 9 tuổi và người lớn: – Tiêm 1 mũi 0.5ml – Sau đó tiêm nhắc lại hàng năm. |
Điều trị cúm A cho trẻ cần tuân thủ các khuyến cáo đảm bảo an toàn, sớm hồi phục, mau hết bệnh. Điều trị cúm A tập trung điều trị triệu chứng, trong đó các thuốc kháng virus chỉ dùng khi có chỉ định. Dịch cúm A vẫn đang diễn biến phức tạp, trẻ cần được tiêm vắc xin cúm đúng lịch để loại bỏ nguy cơ mắc bệnh. Nếu nghi ngờ trẻ mắc cúm, nên đi khám để có tư vấn chăm sóc, điều trị… phù hợp.
Đối với bệnh nhân mắc cúm, bên cạnh việc điều trị đúng cách, còn cần được nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng khoa học để...
Xem ThêmXét nghiệm cúm A H1N1 có thể xác định được hiện cơ thể có đang mắc virus cúm A H1N1 hay không, từ đó có thể tiến...
Xem ThêmBệnh cúm lây lan rất nhanh, biến chứng của bệnh cúm vô cùng nguy hiểm. 15 triệu người Mỹ trên khắp đất nước và 8.200 người đã...
Xem ThêmXét nghiệm cúm A sớm ngay khi có triệu chứng bệnh, có tiền sử tiếp xúc hoặc sinh sống ở vùng dịch tễ lưu hành là điều...
Xem ThêmAi cũng có thể mắc cúm mùa, đặc biệt trẻ nhỏ nếu mắc cúm sẽ đối mặt nguy cơ bội nhiễm, viêm phổi nặng, suy đa tạng,...
Xem ThêmCúm A (H5) hay còn gọi cúm gia cầm là loại bệnh dịch nguy hiểm, lan truyền rất nhanh, có thể gây dịch ở người rất khó...
Xem Thêm