Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Lưu ngay lịch tiêm chủng 2023 mới nhất để kịp thời bảo vệ sức khỏe trẻ em và người lớn, ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chặn đứng nguy cơ biến chứng và tử vong.
Vắc xin có hiệu quả vô cùng to lớn trong việc phòng ngừa dịch bệnh ở trẻ em. Thống kê trong những năm gần đây, số ca mắc các bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng ngừa đã giảm rõ rệt trên thế giới. Trước khi bị thanh toán vào năm 1980 bằng vắc xin, bệnh đậu mùa đe dọa tính mạng của 60% dân số toàn cầu, trong đó cứ 4 người nhiễm bệnh có 1 người tử vong (1); vắc xin Bại liệt đã đẩy lùi 99% bệnh bại liệt trên toàn cầu vào năm 1988; vắc xin sởi cũng làm giảm 75% tỷ lệ tử vong do sởi trên thế giới giữa năm 2000 – 2007…
Tại Việt Nam, chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã được triển khai hơn 30 năm. Bằng chứng thực tiễn về những thành quả của chương trình TCMR ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc bệnh của hàng loạt bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin dự phòng đã giảm đi hàng chục đến hàng trăm lần. Việt Nam đã thanh toán được bệnh đậu mùa vào cuối những năm 70 của thế kỷ XX, bại liệt vào năm 2000, loại trừ được uốn ván sơ sinh vào năm 2005 và đang tiến tới loại trừ sởi và khống chế viêm gan B trong vài năm tới.
Tại Việt Nam, với nỗ lực xóa bỏ các bệnh nguy hiểm nhất đối với trẻ em, cho đến thời điểm này chương trình tiêm chủng mở rộng (tiêm phòng miễn phí) của Bộ Y Tế triển khai tiêm hơn 10 loại vắc xin cho tất cả trẻ em Việt Nam. Dưới đây là thời gian nhận sổ và ngày tiêm chủng tham khảo cho trẻ mà các phụ huynh cần lưu ý:
Thời gian | Ngày nhận sổ tiêm | Ngày tiêm vắc xin trong TCMR |
Tháng 1 | Ngày 6/1/2023 | Ngày 9/1/2023 |
Tháng 2 | Ngày 8/2/2023 | Ngày 9/2/2023 |
Tháng 3 | Ngày 6/1/2023 | Ngày 9/3/2023 |
Tháng 4 | Ngày 7/4/2023 | Ngày 10/4/2023 |
Tháng 5 | Ngày 8/5/2023 | Ngày 9/5/2023 |
Tháng 6 | Ngày 8/6/2023 | Ngày 9/6/2023 |
Tháng 7 | Ngày 7/7/2023 | Ngày 10/6/2023 |
Tháng 8 | Ngày 8/8/2023 | Ngày 9/8/2023 |
Tháng 9 | Ngày 8/9/2023 | Ngày 11/9/2023 |
Tháng 10 | Ngày 6/10/2023 | Ngày 9/10/2023 |
Tháng 11 | Ngày 8/11/2023 | Ngày 9/11/2023 |
Tháng 12 | Ngày 8/11/2023 | Ngày 11/12/2023 |
Vắc xin không chỉ bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh nguy hiểm có thể mắc phải ở giai đoạn đầu đời, mà còn dự phòng gánh nặng bệnh tật ảnh hưởng đến tương lai về sau. Chủng ngừa đúng mốc thời gian theo độ tuổi là “vũ khí” giúp trẻ có hệ miễn dịch vững chắc, chuẩn bị hành trang bảo vệ cơ thể tốt nhất trước các tác nhân gây bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Dưới đây là các mũi vắc xin quan trọng trong chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2023 mới nhất cho trẻ:
STT | Tuổi của trẻ | Vắc xin sử dụng |
1 | Sơ sinh | Tiêm vắc xin Viêm gan B sơ sinh (VGB) mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh |
Tiêm vắc xin BCG phòng bệnh lao sơ sinh | ||
2 | 02 tháng | Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – các bệnh do vi khuẩn Hib mũi 1 (vắc xin 5 trong 1) |
Uống vắc xin bại liệt lần 1 | ||
3 | 03 tháng | Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – các bệnh do vi khuẩn Hib mũi 2 |
Uống vắc xin bại liệt lần 2 | ||
4 | 04 tháng | Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 3 |
Uống vắc xin bại liệt lần 3 | ||
5 | 09 tháng | Tiêm vắc xin sởi mũi 1 |
6 | 18 tháng | Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván mũi 4 |
Tiêm vắc xin sởi – rubella (MR) | ||
7 | Từ 12 tháng tuổi | Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 1 |
Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 2 (hai tuần sau mũi 1) | ||
Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 3 (một năm sau mũi 2) |
Hiện nay, chương trình TCMR có khoảng hơn 10 loại vắc xin phòng các bệnh cơ bản, trong khi đó, trẻ em và người lớn cần tiêm hơn 30 loại vắc xin phòng các bệnh rất nguy hiểm và thường gặp khác không có trong TCMR như: cúm mùa, tiêu chảy cấp do Rotavirus, các bệnh do phế cầu khuẩn, các bệnh do não mô cầu khuẩn, ung thư cổ tử cung và các bệnh đường sinh dục do virus HPV,… Những vắc xin này hiện đang có ở các điểm tiêm chủng dịch vụ như hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC. Dưới đây là lịch tiêm phòng 2023 đầy đủ và mới nhất cho trẻ em ở các độ tuổi khác nhau.
Theo các chuyên gia, trẻ càng nhỏ, khả năng nhiễm bệnh và biến chứng nặng nề càng cao, các biến chứng có thể đeo bám trẻ suốt đời, thậm chí gây tử vong trong khi đó chi phí bỏ ra cho tiêm chủng thấp hơn rất nhiều so với chi phí điều trị và những đau đớn không thể so sánh được gây ra do bệnh tật.
Từ 0-12 tháng tuổi là “giai đoạn vàng” trẻ cần tiêm đủ 13 loại vắc xin quan trọng, trong đó có nhiều vắc xin nếu bỏ lỡ (như vắc xin phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus), trẻ có thể mất cơ hội chủng ngừa hiệu quả suốt đời. Kiểm tra ngay sổ tiêm của con và đưa con đi tiêm mới, tiêm bù các loại vắc xin quan trọng sau:
Vắc xin | Phòng bệnh | Sơ sinh | 2 tháng | 3 tháng | 4 tháng | 6 tháng | 7 tháng | 8 Tháng | 9 tháng | 10 tháng | 12 tháng |
Euvax (Hàn Quốc)/ Engerix (Bỉ) | Viêm gan B liều sơ sơ sinh | ☑️ | |||||||||
BCG (Việt Nam) | Lao liều sơ sinh | ☑️ | |||||||||
Infanrix Hexa (Bỉ)/ Hexaxim (Pháp) (vắc xin 6 trong 1) | Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, Hib | ☑️ | ☑️ | ☑️ | |||||||
Pentaxim (Pháp) (vắc xin 5 trong 1) | Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, Hib | ☑️ | ☑️ | ☑️ | |||||||
Rotarix (Bỉ) | Tiêu chảy cấp do Rotavirus | ☑️ | ☑️ | ||||||||
Rotateq (Mỹ) | ☑️ | ☑️ | ☑️ | ||||||||
Rotavin – M1 (Việt Nam) | ☑️ | ☑️ | |||||||||
Synflorix (Bỉ) | Viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết,… do phế cầu khuẩn | ☑️ | ☑️ | ☑️ | ☑️ | ||||||
Prevenar-13 (Bỉ) | ☑️ | ☑️ | ☑️ | ☑️ | |||||||
VA – Mengoc – BC (Cu Ba) | Viêm màng não do não mô cầu khuẩn | ☑️ | ☑️ | ||||||||
Vaxigrip Tetra (Pháp)/ Influvac Tetra (Hà Lan)/ GCFLU Quadrivalent (Hàn Quốc) | Cúm mùa | ☑️ | ☑️ | ||||||||
MVVac (Việt Nam) | Sởi | ☑️ | |||||||||
Imojev (Thái Lan) | Viêm não Nhật Bản | ☑️ | |||||||||
Varilrix (Bỉ) | Thủy đậu | ☑️ | ☑️ | ||||||||
Varivax (Mỹ) | ☑️ | ||||||||||
Varicella (Hàn Quốc) | ☑️ | ||||||||||
Priorix (Bỉ) | Sởi – Quai bị – Rubella | ☑️ | ☑️ | ||||||||
MMR II (Mỹ) | ☑️ | ||||||||||
Jevax (Việt Nam) | Viêm não Nhật Bản | ☑️ | |||||||||
Twinrix (Bỉ) | Viêm gan A+B | ☑️ | |||||||||
Avaxim (Pháp) | Viêm gan A | ☑️ |
Trong 2 năm đầu đời trẻ cần hoàn thành rất nhiều mũi vắc xin với các mốc thời gian “vàng” cần ghi nhớ để củng cố miễn dịch vững chắc, toàn diện. Vắc xin giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ bằng cách ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy, để bảo vệ cho trẻ, Ba Mẹ cần ghi nhớ lịch tiêm phòng đầy đủ cho trẻ từ 13 – 24 tháng tuổi dưới đây:
Vắc xin | Phòng bệnh | 15 tháng | 18 tháng | 24 tháng |
Varivax (Mỹ) | Thủy đậu | ☑️ | ||
Varicella (Hàn Quốc) | ☑️ | |||
Infanrix Hexa (Bỉ)/ Hexaxim (Pháp) (vắc xin 6 trong 1) | Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, Hib | ☑️ | ||
Pentaxim (Pháp) (vắc xin 5 trong 1) | Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, Hib | ☑️ | ||
Avaxim (Pháp) | Viêm gan A | ☑️ | ||
Vaxigrip Tetra (Pháp)/ Influvac Tetra (Hà Lan)/ GCFLU Quadrivalent (Hàn Quốc) | Cúm mùa | ☑️ | ||
Twinrix (Bỉ) | Viêm gan A, B | ☑️ | ||
Imojev (Thái Lan) | Viêm não Nhật Bản | ☑️ | ||
Jevax (Việt Nam) | Viêm não Nhật Bản | ☑️ | ||
Typhim VI (Pháp)/Typhoid VI (Việt Nam) | Thương hàn | ☑️ | ||
mORCVAX (Việt Nam) | Tả | ☑️ |
Trẻ từ 2-5 tuổi, hiệu lực miễn dịch của các vắc xin từng được tiêm ở những năm đầu đời bắt đầu suy giảm hoặc không còn khả năng ngăn ngừa nhiều bệnh, khiến trẻ hình thành “khoảng trống miễn dịch” trong giai đoạn này. Lúc này, trẻ cần được tiêm những mũi vắc xin tiêm nhắc hay gọi là mũi vắc xin tăng cường để duy trì nồng độ kháng thể bảo vệ cao và bền vững hơn.
Giai đoạn từ 2 đến 5 tuổi: Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp)/ Influvac Tetra (Hà Lan)/ GCFLU Quadrivalent (Hàn Quốc) phòng bệnh cúm (Tiêm nhắc lại hàng năm).
Giai đoạn từ 4 tuổi:
Trẻ vị thành niên và thanh niên là nhóm tuổi có “khoảng trống miễn dịch”, gia tăng tiếp xúc xã hội, nếu không chủng ngừa đầy đủ trẻ rất dễ hàng loạt bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như thuỷ đậu, sởi – quai bị – rubella, viêm màng não… ảnh hưởng đến sức khỏe, trí tuệ, chất lượng học tập và tương lai. Trẻ từ 6-18 tuổi cần chủng ngừa vắc xin đầy đủ, đặc biệt là các vắc xin quan trọng gồm:
Giai đoạn từ 6 đến 18 tuổi: Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp)/ Influvac Tetra (Hà Lan)/ GCFLU Quadrivalent (Hàn Quốc) phòng bệnh cúm (Tiêm nhắc lại hàng năm).
Giai đoạn từ 9 tuổi:
Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan rất nhanh trong môi trường học đường, trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên rất cần chủng ngừa đầy đủ nhiều vắc xin quan trọng.
Vắc xin quan trọng với trẻ em và cần thiết với người trưởng thành, đặc biệt người lớn, người cao tuổi, người có bệnh lý nền rất cần tiêm chủng vắc xin để:
Không chỉ trẻ em, người trưởng thành cũng cần được tiêm vắc xin vì sức khỏe của bản thân và vì sức khỏe của cộng đồng. Tiêm chủng không chỉ là cách phòng bệnh chủ động cho bản thân mình, mà còn góp phần bảo vệ gia đình, người thân và cộng đồng trước các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Vắc xin | Phòng bệnh | Tuổi | Lịch tiêm chủng | ||
19 – 26 | 27 – 49 | 50 – 64 | |||
Influvac Tetra (Hà Lan)/ Vaxigrip Tetra (Pháp)/ GCFlu Quadrivalent (Hàn Quốc) | Cúm | ☑️ | ☑️ | ☑️ | Tiêm 1 liều và tiêm nhắc lại mỗi năm 1 lần. |
Ivacflu-S (Việt Nam) | ☑️ | ☑️ | Đến 60 tuổi | ||
Boostrix (Bỉ)/ Adacel (Canada) | Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván | ☑️ | ☑️ | ☑️ | Người lớn chưa tiêm vắc xin có thành phần ho gà – bạch hầu – uốn ván hoặc không rõ tình trạng đã tiêm ngừa:
Sau đó tiêm nhắc 10 năm 1 lần. Người lớn đã hoàn thành lịch cơ bản: Tiêm 1 liều (cách mũi trước đó tối thiểu 1 năm) và tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm. |
Gardasil (Mỹ) | Ung thư cổ tử cung & Các bệnh đường sinh dục do HPV | ☑️ | 27 – 45 tuổi (Tham khảo ý kiến bác sĩ) | Lịch tiêm 3 mũi:
| |
Gardasil 9 (Mỹ) | ☑️ | 27 – 45 tuổi (Tham khảo ý kiến bác sĩ) | Phác đồ 3 mũi (0-2-6):
Phác đồ tiêm nhanh:
| ||
Prevenar 13 (Bỉ) | Viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết do phế cầu khuẩn | ☑️ | ☑️ | ☑️ | Tiêm 1 liều duy nhất. |
Priorix (Bỉ) | Sởi – Quai bị – Rubella | ☑️ | ☑️ | ☑️ | Lịch tiêm cơ bản: 2 mũi cách nhau 1 tháng. |
MMR II (Mỹ) | |||||
Varilrix (Bỉ) | Thủy đậu | ☑️ | ☑️ | ☑️ | Lịch tiêm cơ bản: 2 mũi cách nhau 1 tháng. |
Varivax (Mỹ) | |||||
Varicella (Hàn Quốc) | |||||
Imojev (Thái Lan) | Viêm não Nhật Bản | ☑️ | ☑️ | ☑️ | Lịch tiêm 1 liều duy nhất. |
Jevax (Việt Nam) | ☑️ | ☑️ | ☑️ | Lịch tiêm 3 mũi:
| |
Menactra (Mỹ) | Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do não mô cầu khuẩn A,C,Y,W | ☑️ | ☑️ | ☑️ (Đến 55 tuổi) | Lịch tiêm cơ bản: Tiêm 1 liều và tiêm nhắc lại nếu có nguy cơ. Tiêm nhắc lại: Liều nhắc lại có thể được áp dụng cho nhóm tuổi từ 15 – 55 tuổi có nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn não mô cầu, mũi tiêm nhắc lại cách mũi trước đó ít nhất 4 năm. |
VA – Mengoc – BC (Cu Ba) | Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do não mô cầu khuẩn B,C | ☑️ | ☑️ (Đến 45 tuổi) | Lịch tiêm: 2 mũi cách nhau 6-8 tuần | |
Engerix B (Bỉ) | Viêm gan B | ☑️ | ☑️ | ☑️ | Lịch tiêm thông thường 3 mũi (0-1-6):
|
Euvax B (Hàn Quốc) | ☑️ | ☑️ | ☑️ | ||
Heberbiovac HB (Cu Ba) | ☑️ | ☑️ | ☑️ | ||
Twinrix (Bỉ) | Viêm gan A + B | ☑️ | ☑️ | ☑️ | Lịch tiêm 3 mũi (0-1-6):
|
mORCVAX (Việt Nam) | Tả | ☑️ | ☑️ | ☑️ | Lịch uống cơ bản:
Lịch nhắc lại: Khi có dịch tả, uống nhắc lại 2 liều cơ bản. |
Typhim Vi (Pháp)/ Typhoid VI (Việt Nam) | Thương hàn | ☑️ | ☑️ | ☑️ | Tiêm 1 liều và nhắc lại mỗi 3 năm nếu có nguy cơ nhiễm bệnh. |
Verorab (Pháp)/ Abhayrab (Ấn Độ) | Dại | ☑️ | ☑️ | ☑️ | Tiêm dự phòng 3 mũi (vào các ngày 0-7-21 hoặc 28) cho những đối tượng nguy cơ cao. Tiêm bắt buộc khi bị phơi nhiễm (5 mũi nếu chưa từng tiêm dự phòng, 2 mũi nếu đã tiêm dự phòng). |
Không ai có thể chống lại quy luật lão hóa tự nhiên của thời gian. Theo tuổi tác, hệ miễn dịch suy yếu, cộng thêm mắc các bệnh lý mạn tính kèm theo khiến người lớn, đặc biệt ở nhóm độ tuổi trên 65 tuổi dễ bị tấn công và “gục ngã” khi mắc các bệnh truyền nhiễm. Tiêm vắc xin chính là cách đơn giản, hiệu quả và kinh tế nhất giúp người trên 65 tuổi phòng được nhiều bệnh dịch nguy hiểm. Tham khảo ngay danh mục các vắc xin quan trọng cho người trên 65 tuổi:
Vắc xin | Phòng bệnh | Tuổi >=65 | Lịch tiêm chủng |
Influvac Tetra (Hà Lan)/ Vaxigrip Tetra (Pháp)/ GCFlu Quadrivalent (Hàn Quốc) | Cúm | ☑️ | Tiêm 1 liều. Sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm 1 lần. |
Boostrix (Bỉ) | Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván | ☑️ | Người lớn chưa tiêm vắc xin có thành phần ho gà – bạch hầu – uốn ván hoặc không rõ tình trạng đã tiêm ngừa:
Sau đó tiêm nhắc 10 năm 1 lần. Người lớn đã hoàn thành lịch cơ bản: Tiêm 1 liều (cách mũi trước đó tối thiểu 1 năm) và tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm. |
Prevenar 13 (Bỉ) | Viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết do phế cầu khuẩn | ☑️ | Tiêm 1 liều duy nhất. |
Priorix (Bỉ) | Sởi – Quai bị – Rubella | ☑️ | Lịch tiêm cơ bản: 2 mũi cách nhau 1 tháng. |
MMR II (Mỹ) | |||
Varilrix (Bỉ) | Thủy đậu | ☑️ | Lịch tiêm cơ bản: 2 mũi cách nhau 1 tháng. |
Varivax (Mỹ) | |||
Varicella (Hàn Quốc) | |||
Engerix B (Bỉ) | Viêm gan B | ☑️ | Lịch tiêm thông thường 3 mũi (0-1-6):
|
Euvax B (Hàn Quốc) | ☑️ | ||
Heberbiovac HB (Cu Ba) | ☑️ | ||
Twinrix (Bỉ) | Viêm gan A + B | ☑️ | Lịch tiêm 3 mũi (0-1-6):
|
mORCVAX (Việt Nam) | Tả | ☑️ | Lịch uống 2 liều cơ bản:
|
Typhim Vi (Pháp)/ Typhoid VI (Việt Nam) | Thương hàn | ☑️ | Tiêm 1 liều và nhắc lại mỗi 3 năm nếu có nguy cơ nhiễm bệnh. |
Verorab (Pháp)/ Abhayrab (Ấn Độ) | Dại | ☑️ | Tiêm dự phòng 3 mũi (vào các ngày 0-7-21 hoặc 28) cho những đối tượng nguy cơ cao. Tiêm bắt buộc khi bị phơi nhiễm (5 mũi nếu chưa từng tiêm dự phòng, 2 mũi nếu đã tiêm dự phòng). |
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, trẻ em và người lớn có nguy cơ cao hoặc đã/đang nhiễm virus dại Rhabdovirus có trong nước bọt của những động vật bị bệnh dại hoặc vi khuẩn Clostridium tetani gây bệnh uốn ván, chính vì vậy cần chủ động tiêm dự phòng vắc xin dại và uốn ván trước phơi nhiễm để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh, diễn tiến nặng, thậm chí tử vong.
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm do virus dại lây từ động vật có vú sang người thông qua tiếp xúc với vết thương hở, dẫn đến nhiễm trùng não. Trong đó, 99% ca bệnh dại có nguồn lây từ chó nhiễm virus dại. Thời gian ủ bệnh ở người phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, thường kéo dài từ 1-3 tháng sau phơi nhiễm, hiếm khi có trường hợp thời gian ủ bệnh ngắn dưới 9 ngày hoặc dài tới một vài năm. Vết cắn càng nặng và gần cơ quan thần kinh trung ương, thời gian ủ bệnh càng ngắn.
BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Hầu như 100% các trường hợp khi lên cơn dại đều tử vong. Trong đó, hầu hết các trường hợp tử vong vì bệnh dại do người bệnh chưa tiêm vắc xin phòng ngừa sau khi bị động vật cắn, cào, liếm lên vùng da bị tổn thương. Người dân thường nghĩ, chó mèo đã tiêm phòng thì không sao, hoặc có thói quen theo dõi động vật cắn trước. Khi thấy động vật có bất thường mới đến cơ sở y tế để tiêm phòng.
Đây là các quan niệm không đúng vì tiêm chủng vắc xin dại là việc cần thiết, tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi bị động vật cắn. Nhất là những trường hợp người dân bị cắn ở vùng nguy hiểm như đầu, mặt, cổ… Ngoài ra, việc tự ý điều trị bằng thuốc đông y, đi lấy nọc… dễ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nguy cơ tử vong cao.”
Uốn ván được xem là một trong những bệnh thuộc nhóm nguy cơ cao cần phòng ngừa sớm. Những vết xước chảy máu do ngã xe, đứt tay, va vào cành cây gây xước da, gai đâm, gà mổ… nếu để lâu, trực khuẩn uốn ván có thể theo vết thương xâm nhập cơ thể, phát triển thành ổ nhiễm trùng nguy hiểm.
Trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng độc tố vào máu và tấn công vào thần kinh – cơ. Bệnh có thời gian ủ bệnh từ 5 ngày đến một tháng, sau khi phát bệnh thì diễn tiến rất nhanh.
Do đó, để giảm nguy cơ nằm viện lâu, sử dụng kháng sinh và mắc các di chứng không mong muốn, mọi người, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên đi tiêm vắc xin từ sớm để phòng bệnh. Người dân khi làm việc tiếp xúc với đất, bùn cần trang bị bảo hộ đầy đủ như giày, găng tay… Nếu bị vật dụng sắc nhọn làm bị thương, dù chỉ mức độ nhẹ hoặc xây xước, cần rửa sạch vết thương dưới vòi nước chảy, sát trùng bằng cồn và vùng da xung quanh, tùy mức độ để băng bó vết thương. Sau đó đến cơ sở y tế hoặc trung tâm tiêm chủng gần nhất để tiêm huyết thanh, vắc xin phòng uốn ván.
Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, khi đưa trẻ đi tiêm chủng, bố mẹ cần lưu ý những điều quan trọng như:
– Mang theo phiếu/sổ tiêm chủng.
– Thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của trẻ như:
– Đề nghị nhân viên y tế thông báo về loại vắc xin được tiêm chủng lần này, những phản ứng có thể gặp và hướng dẫn theo dõi trẻ sau tiêm chủng, đặc biệt là những triệu chứng nghiêm trọng cần đến cơ sở y tế ngay.
– Trong khi tiêm chủng giữ trẻ đúng tư thế theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
– Cho trẻ ở lại 30 phút tại trung tâm tiêm chủng sau khi tiêm để nhân viên y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có phản ứng bất thường xảy ra.
– Tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà ít nhất 48 giờ sau tiêm chủng về toàn trạng, tinh thần, ăn ngủ, thở, nhiệt độ, phát ban, phản ứng tại chỗ tiêm… Không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.
– Đưa trẻ tới ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như:
Nếu bố mẹ không yên tâm về sức khỏe của con sau khi tiêm chủng hãy đến gặp cán bộ y tế để được khám tư vấn.
Trước khi đi tiêm chủng, người lớn cần phải chuẩn bị đầy đủ để đảm bảo thực hiện tiêm chủng an toàn, hiệu quả:
– Mang theo sổ tiêm chủng (nếu có).
– Cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và sức khỏe hiện tại, gồm: Các bệnh đã mắc, đang mắc, những loại thuốc – liệu pháp điều trị đang dùng; các loại thuốc, vắc xin đã tiêm gần đây (trong vòng 4 tuần) và phản ứng của cơ thể ở những lần tiêm thuốc, tiêm chủng trước đây hoặc các phản ứng, dị ứng đã gặp do các nguyên nhân khác.
– Với phụ nữ, ngoài các thông tin cơ bản như trên, cần thông báo cho bác sĩ biết mình đang có thai hay không, hoặc thời gian dự định có thai.
– Khi đi tiêm nên có con cháu đi cùng nếu người tiêm vắc xin có sức khỏe kém.
– Ở lại trung tâm tiêm chủng 30 phút sau tiêm để được nhân viên y tế theo dõi phản ứng sau tiêm. Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường, nôn ói, thở nhanh hay ngắt quãng, thở khò khè, da mẩn đỏ,… cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất.
– Tiếp tục theo dõi tại nhà 48 tiếng sau tiêm; nếu có sưng đau vết tiêm hoặc phản ứng khác, cần gọi tổng đài hoặc tới cơ sở y tế gần nhất.
– Người trưởng thành có thể tiêm nhiều mũi trong 1 lần đi tiêm để tiết kiệm thời gian, chi phí di chuyển…, đồng thời có hiệu quả miễn dịch sớm với nhiều bệnh cùng lúc.
– Với người trưởng thành làm việc tại các cơ quan, công ty có nhu cầu tiêm vắc xin cho nhiều người tại nơi làm việc, hãy thông báo cho nhân viên của VNVC để có thể được tổ chức buổi tiêm lưu động tại cơ quan, doanh nghiệp.
Hãy kiểm tra sổ tiêm chủng của trẻ em và người lớn và đến các Trung tâm tiêm chủng VNVC tiêm mới/tiêm nhắc lại những vắc xin quan trọng. Hệ thống tiêm chủng VNVC có đầy đủ vắc xin với thiết kế Gói vắc xin linh hoạt cho trẻ em và người lớn theo từng độ tuổi: Gói vắc xin cho trẻ 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 24 tháng; Gói vắc xin trẻ tiền học đường; Gói vắc xin cho trẻ tuổi vị thành niên và thanh niên; Gói vắc xin cho phụ nữ chuẩn bị mang thai; Gói vắc xin cho người trưởng thành,… phục vụ đầy đủ các nhu cầu tiêm chủng của Khách hàng ở các lứa tuổi.
Trên đây là lịch tiêm chủng 2023 đầy đủ và mới nhất cho trẻ em và người lớn. Tiêm chủng là hoạt động trọn đời, từ khi trẻ lọt lòng mẹ, đi học, lớn lên và trưởng thành. Chủng ngừa đúng mốc thời gian theo độ tuổi là “chìa khóa” giúp trẻ em và người lớn có hệ miễn dịch vững chắc, bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh nguy hiểm có thể đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng như: lao, viêm gan B, bại liệt, tiêu chảy cấp do virus Rota, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, cúm mùa…
Tiêm vắc xin cho người lớn ở đâu? Hệ thống tiêm chủng VNVC với hàng trăm trung tâm trên toàn quốc tự hào là địa chỉ tiêm...
Xem ThêmLịch tiêm phòng vắc xin năm 2022 đã có những khuyến nghị và cập nhật mới nhất. Năm 2022, bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam tiếp tục...
Xem ThêmTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vắc xin đã ngăn ngừa 2.5 triệu ca tử vong ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và giúp hàng...
Xem ThêmTiêm vắc xin là phương pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ và giúp trẻ có được hệ miễn dịch khỏe mạnh. Với việc tiêm chủng...
Xem ThêmTrẻ càng nhỏ, khả năng bệnh càng cao, biến chứng càng nặng. Tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch tiêm chủng cho bé, đặc biệt là...
Xem ThêmGiai đoạn bé từ 1-5 tuổi, bên cạnh những mũi tiêm nhắc của 1 số vắc xin bé đã tiêm từ 0 đến dưới 1 tuổi, ba...
Xem Thêm