Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Hiểu đúng về hạn sử dụng vắc xin, quy trình bảo quản vắc xin chất lượng giúp người dân an tâm tiêm chủng, tránh bỏ lỡ những mũi vắc xin quan trọng, từ đó giảm nguy cơ mắc và diễn tiến nặng do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Hạn sử dụng vắc xin (Shelf-life) là khoảng thời gian mà vắc xin nếu được bảo quản đúng cách sẽ duy trì được các tiêu chuẩn như đã được xác định trong nghiên cứu về tính ổn định. Hạn sử dụng của vắc xin được ghi rõ trên sản phẩm bằng “HSD” hoặc “hạn dùng”, thể hiện bằng khoảng thời gian tính từ ngày sản xuất đến ngày hết hạn hoặc thể hiện bằng ngày, tháng, năm hết hạn.
Ví dụ trên lọ vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa (Bỉ) ghi:
Vắc xin, cũng giống như tất cả các sản phẩm thuốc khác, đều có ngày hết hạn và thời gian sử dụng do nhà sản xuất xác định và được các cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt. Hạn sử dụng vắc xin phản ánh khoảng thời gian vắc xin giữ được tính ổn định, độ bền, chất lượng và độ tinh khiết khi được bảo quản theo các điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn dán.
Vắc xin còn hạn sử dụng nhưng nếu không được bảo quản trong điều kiện an toàn theo đúng quy định của nhà sản xuất có thể không huy tối đa công dụng bảo vệ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người dùng. Chính vì vậy, hạn sử dụng và điều kiện bảo quản là hai yếu tố quan trọng quyết định đến sự an toàn và chất lượng của vắc xin.
Thời hạn sử dụng của mỗi một loại vắc xin là khác nhau, tùy theo từng loại vắc xin và hãng sản xuất. Trước khi được sử dụng rộng rãi trên thị trường, nhà sản xuất sẽ nghiên cứu trong thời gian thực tế để đưa ra quyết định về hạn sử dụng vaccine.
Tuy nhiên, đối với một số vắc xin, do việc phân phối về thị trường Việt Nam mất nhiều thời gian để thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu, kiểm định chất lượng, đăng ký nhãn mác…, nên có thể khi được sử dụng tại thị trường thì thời gian có thể đã sau ngày sản xuất vài tháng, thậm chí một năm, nhưng vẫn phải nằm trong hạn sử dụng cho phép để đảm bảo hiệu quả và độ an toàn cho người sử dụng.
Đối với vắc xin cúm, do các chủng virus cúm có thể thay đổi mỗi năm nên sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cập nhật chủng cúm Nhà sản xuất sẽ căn cứ để sản xuất vắc xin cúm có hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa loại virus cúm của năm đó. Do vậy, thời hạn sử dụng của vắc xin cúm chỉ trong vòng 1 năm tính từ ngày sản xuất.
Hiểu đúng về thời hạn sử dụng của vắc xin, giúp tránh được tình trạng lãng phí vắc xin trong bối cảnh nhiều loại vắc xin khan hiếm, giúp người dân tiêm đúng liều, đúng lịch, tránh nguy cơ mắc và diễn tiến nặng do các bệnh đã có vắc xin phòng ngừa.
Theo hướng dẫn của Thông tư 01-2018-TT-BYT, ngày sản xuất, hạn dùng (hoặc hạn sử dụng vắc xin) thường được ghi đầy đủ là “Ngày sản xuất”, “Hạn dùng” hoặc “Hạn sử dụng” và được viết tắt bằng chữ in hoa “NSX”, “HD” hoặc “HSD”. Tiếp sau đó là các thông tin về ngày sản xuất, hạn sử dụng của thuốc.
Có 2 cách ghi hạn sử dụng vắc xin trên bao bì sản phẩm, bao gồm: Hạn sử dụng theo tháng/ năm và hạn sử dụng theo ngày/ tháng/ năm. Mỗi số chỉ ngày, tháng, năm được ghi bằng hai chữ số, riêng đối với số năm còn được phép ghi bằng bốn chữ số.
Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng và được phân cách ở giữa bằng dấu “/” (ngày/tháng/năm), hoặc dấu “.” (ngày.tháng.năm), hoặc “-” (ngày-tháng-năm), dấu cách (ngày tháng năm) hoặc ghi liền nhau các số chỉ ngày tháng năm.
Trong trường hợp bao bì ngoài của sản phẩm có chứa ống, lọ dung môi pha tiêm hoặc các thành phần khác đi kèm, thì nhãn bao bì ngoài phải thể hiện như sau:
Theo Điều 29 (Số lô sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng) của Thông tư Số: 01/2018/TT-BYT quy định về nội dung, cách ghi nhãn của thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc có 2 cách đọc hạn sử dụng của vacxin như sau.
Trường hợp nhãn gốc ngày sản xuất được ghi theo kiểu “tháng/năm” thì hạn dùng được tính là ngày cuối cùng của tháng hết hạn, nhãn phụ phải ghi dòng chữ: “hạn dùng là ngày cuối cùng của tháng hết hạn”. Ví dụ, vắc xin 6 trong 1 Hexaxim (Pháp) có hạn sử dụng là 12/2022. Vậy vắc xin được sử dụng đến hết ngày cuối cùng của tháng, tức hết ngày 31/12/2022. Không sử dụng sau thời gian này.
Trường hợp nhãn gốc ghi ngày sản xuất đầy đủ dạng “ngày/tháng/năm” thì hạn dùng ghi trên nhãn phụ được tính và ghi theo ngày sản xuất được ghi trên nhãn gốc. Ví dụ, vắc xin 6 trong 1 Hexaxim (Pháp) có hạn sử dụng là 16/12/2022. Vậy vắc xin được sử dụng đến hết ngày 16/12/2022, không sử dụng sau ngày này.
Có 3 trường hợp ngoại lệ phải sử dụng vắc xin trước hạn sử dụng được in trên bao bì.
Hầu hết các loại vắc xin sẵn sàng sử dụng trong lọ hoặc ống tiêm, tuy nhiên vẫn có một số loại vắc xin cần được hoàn nguyên trước khi đưa vào sử dụng. Để hoàn nguyên vắc xin, vắc xin dạng đông khô phải được pha trộn với dung dịch pha loãng. Dung dịch được thiết kế để hòa tan vắc xin và đáp ứng các yêu cầu cụ thể của từng loại vắc xin về thể tích, độ vô trùng, độ PH và cân bằng hóa học. Một số chất pha loãng vắc xin còn bao gồm một số kháng nguyên và thành phần của vắc xin. Khi vắc xin hoàn nguyên thành dạng lỏng sẽ có một khung thời gian giới hạn mà vắc xin có thể sử dụng.
Lọ đa liều được định nghĩa là một vật chứa nhiều liều vắc xin, thường chứa chất bảo quản chống vi sinh vật. Chính vì vậy, ngoài hạn sử dụng được in trên bao bì là ngày hết hạn của sản phẩm, lọ đa liều còn có thêm thời hạn sử dụng sau khi mở nắp. Lọ đa liều được thiết kế để có thể lấy thuốc nhiều lần, nhờ có chứa chất bảo quản chống vi sinh vật. Nếu điều kiện bảo quản lọ đa liều không phù hợp sau khi mở nắp, có thể gây ra tình trạng giảm chất lượng vắc xin nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài hoặc nhiễm trùng chéo.
Nếu điều kiện bảo quản không phù hợp, hiệu lực của vắc xin có thể bị giảm trước hạn sử dụng được in trên nhãn. Một số yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến hiệu lực của vắc xin có thể kể đến như:
Nếu hiệu lực của vắc xin bị giảm trước thời hạn sử dụng được in trên bao bì, nhà sản xuất có thể xem xét vắc xin đó có thể được đưa vào sử dụng hay loại bỏ. Nếu có thể đưa vào sử dụng, ngày hết hạn của vắc xin sẽ bị rút ngắn.
Hiện nay nhiều người quan tâm đến hạn sử dụng nhưng lại chưa quan tâm đến điều kiện bảo quản trong khi đây mới là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng vắc xin. Ví dụ, khi vắc xin cúm chỉ còn một tuần sẽ hết hạn nhưng nhiều người thẳng thừng từ chối tiêm mà không quan tâm đến điều kiện bảo quản. Vắc xin nếu được bảo quản tốt sẽ còn nguyên vẹn giá trị sử dụng cho đến ngày cuối cùng được in trên bao bì, chính vì vậy việc tiêm vắc xin cận date, dù HSD chỉ còn 1 ngày hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng hoặc sự an toàn của vắc xin.
VNVC luôn nỗ lực cung cấp cho Khách hàng nhiều loại vắc xin thế hệ mới, tốt nhất từ những hãng sản xuất vắc xin uy tín trên thế giới cũng như Việt Nam. Vắc xin được VNVC bảo quản, vận chuyển đúng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP. Hệ thống kho lạnh hiện đại, đảm bảo nhiệt độ bảo quản từ 2-8 độ C. Kho lạnh được trang bị đầy đủ các thiết bị theo dõi nhiệt độ tự động hiện đại, hệ thống cảnh báo kịp thời khi nhiệt độ vượt ra khỏi ngưỡng cho phép, thông tin cảnh báo các tình trạng nguy hiểm được phát đa dạng, đến nhiều cấp quản lý trước khi tình trạng nguy hiểm xảy ra, do đó, đảm bảo các loại vắc xin luôn được bảo quản một cách tốt nhất.
Ngoài việc đầu tư hệ thống kho tổng đạt chuẩn GSP với diện tích rộng lớn, tất cả phòng tiêm của VNVC đều được trang bị tủ bảo quản vắc xin chuyên dụng, với hệ thống bảo quản nhiệt độ đồng bộ nhiệt kế tự ghi và camera giám sát. Điều này giúp hạn chế sự cố do điện hoặc thiết bị dễ xảy ra trong quá trình bảo quản. Mỗi cuối ngày, vắc xin chưa sử dụng sẽ được thu hồi về kho lạnh đạt chuẩn GSP đặt ở từng trung tâm nhằm giám sát ở mức độ an toàn cao hơn.
Tại Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, khách hàng sẽ được tiêm phòng theo quy trình an toàn tiêm chủng 7 bước khép kín. Trước khi tiêm chủng bất kỳ loại vắc xin nào, điều dưỡng viên sẽ giới thiệu đầy đủ thông tin vắc xin, bao gồm: Tên vắc xin, tác dụng phòng bệnh, nước sản xuất, nhà sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, tính toàn vẹn của vắc xin (vỏ hộp, xilanh chứa vắc xin, dung môi), liều dùng, đường dùng, các phản ứng sau tiêm thường gặp,… Tất cả các loại vắc xin được lưu hành tại VNVC đều đảm bảo thời hạn sử dụng, chất lượng và tính an toàn của sản phẩm nhờ việc nhập khẩu chính hãng từ các hãng sản xuất vắc xin uy tín trong và ngoài nước.
⇒ Xem thêm: Tiêm vắc xin hết hạn có sao không?
Hiện VNVC sở hữu mạng lưới hơn 100 kho lạnh trải dài khắp cả nước, cùng 4 kho tổng chuyên dụng ở TP.HCM, Đà Nẵng và Hà Nội. Quy trình xuất nhập, bảo quản, theo dõi, kiểm soát và vận chuyển vắc xin theo tiêu chuẩn vô cùng nghiêm ngặt. 100% các trung tâm VNVC đều có kho lạnh đạt chuẩn GSP tại chỗ, bảo quản vắc xin ngắn hạn hoặc dài hạn. Với dung tích hơn 4.000 m3, Hệ thống kho lạnh của VNVC có khả năng bảo quản đến hơn 200 triệu liều vắc xin trong cùng một thời điểm.
Hiểu sai về hạn sử dụng vắc xin có thể khiến bạn bỏ lỡ cơ hội phòng bệnh sớm, tăng nguy cơ mắc bệnh và diễn tiến nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tốn kém nhiều chi phí cho việc điều trị. Liên hệ hotline 028 7102 6595 hoặc fanpage https://www.facebook.com/trungtamtiemchungvnvc để được tư vấn, đặt lịch tiêm các loại vắc xin cần thiết, bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính ở cổ họng và đường hô hấp trên (mũi, xoang cạnh mũi, đường mũi và hầu họng). Tác...
Xem ThêmBệnh thủy đậu (tiếng anh là chickenpox) hay còn được gọi là trái rạ, phỏng dạ, thường xảy ra ở người lớn và cả trẻ em. Nếu...
Xem ThêmNam giới có nên tiêm HPV không? Độ tuổi phù hợp để tiêm HPV cho nam giới là bao nhiêu?... Vắc xin HPV rất cần thiết và...
Xem ThêmVirus HPV không chỉ là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung và các bệnh phụ khoa ở nữ giới, mà còn có thể gây...
Xem ThêmBệnh lao là căn bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan mạnh trong cộng đồng. Lao có thể được chữa khỏi thành công nếu được phát...
Xem ThêmTrước khi thực hiện tiêm vắc xin, phần lớn rất nhiều người quan tâm đến chất lượng, hạn sử dụng của vắc xin. Tuy nhiên, do hiểu...
Xem Thêm