Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa *
Thủy đậu là bệnh phổ biến quanh năm nhưng thường mắc nhiều nhất vào mùa đông và mùa xuân, đặc biệt giai đoạn cao điểm là từ tháng 3 tới tháng 5. Giai đoạn này còn được gọi là mùa thủy đậu.
BS Hoa Tuấn Ngọc – Quản lý Y khoa vùng miền Đông Nam Bộ, Hệ thống tiêm chủng VNVC chia sẻ: “Tại Việt Nam, bệnh thủy đậu thường diễn ra quanh năm với diễn biến phức tạp, đặc biệt là tháng 3 đến tháng 5 trong năm, virus gây bệnh sinh sôi và phát tán nhanh chóng khi mà độ ẩm trong không khí tăng cao. Thuỷ đậu là bệnh dễ bùng phát thành dịch nên tất cả mọi người cần có biện pháp phòng ngừa hoặc ngăn chặn bệnh ngay từ sớm khi phát hiện có ca mắc thuỷ đậu”. |
Varicella Zoster (VZV) là tác nhân chính gây ra bệnh thủy đậu (tên tiếng anh là Chicken Pox, dân gian còn gọi là trái rạ). Đây là bệnh dễ lây nhiễm trong cộng đồng qua đường hô hấp, xảy ra chủ yếu ở trẻ em, nhất là trẻ em dưới 5 tuổi. Kể từ năm 1970, khi các nhà khoa học nghiên cứu thành công vắc xin ngừa thủy đậu, số ca mắc bệnh trên thế giới đã giảm đáng kể.
Biểu hiện đặc trưng của bệnh thuỷ đậu là sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, biếng ăn, xuất hiện phát ban, mụn nước đầy dịch, tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Mụn nước ban đầu tập trung ở mặt, lưng và thân sau đó nhanh chóng lan rộng toàn cơ thể. Bệnh thường diễn biến lành tính, tuy nhiên nếu không được chăm sóc đúng cách và điều trị cẩn thận người bệnh có nguy cơ mắc các biến chứng nặng nề như viêm phổi, viêm não, nhiễm trùng huyết,… nguy hiểm hơn là tử vong.
Người lớn tuổi, người có bệnh nền mạn tính, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh là những đối tượng có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng nặng nề nếu gặp phải các biến chứng do thủy đậu gây ra.
Ngoài ra, người bệnh thủy đậu có thể gặp một số biến chứng khác như zona thần kinh, viêm cơ tim, viêm mạch máu, viêm hạch lympho, viêm tai giữa và tai ngoài, viêm niêm mạc miệng, viêm dây thần kinh, viêm thanh quản do các nốt mụn nước mọc ở khu vực cổ gây lở loét, sưng tấy do nhiễm trùng, hay hội chứng sốc nhiễm độc, hội chứng Reye (là một dạng bệnh não và rối loạn chức năng gan) ở trẻ em dưới 18 tuổi dùng thuốc aspirin trong điều trị bệnh thủy đậu.
Tại Việt Nam, bệnh thủy đậu xuất hiện quanh năm với diễn biến phức tạp, đặc biệt giai đoạn cao điểm là từ tháng 3 tới tháng 5 (còn được gọi là mùa thủy đậu) khi độ ẩm trong không khí tăng cao. Đây cũng chính là khoảng thời lý tưởng cho virus thủy đậu gây bệnh sinh sôi và lây lan, nhanh chóng tạo thành dịch nếu không có biện pháp chủ động phòng ngừa.
Thủy đậu lây lan rất nhanh trong cộng đồng, có thể lây trực tiếp hoặc gián tiếp phổ biến bằng 3 con đường:
⇒ Mời bạn tìm hiểu sâu hơn qua bài viết: Thủy đậu lây qua đường nào? Lỡ tiếp xúc với người bệnh phải làm gì?
Các Tổ chức Y tế uy tín trên thế giới khuyến cáo, trước khi mùa thủy đậu rầm rộ, tất cả mọi người cần tiêm vắc xin để phòng bệnh cho chính bản thân mình và những người xung quanh, đặc biệt là các đối tượng không được tiêm vắc xin như người có suy giảm miễn dịch, trẻ em trong gia đình chưa đến tuổi tiêm vắc xin thuỷ đậu…
Các quốc gia trên thế giới khuyến cáo, trẻ em nên sử dụng liều vắc xin thuỷ đậu đầu tiên từ 9-12 tháng tuổi Hoàn thành hai liều vắc xin sẽ có hiệu quả bảo vệ khoảng 98% trong phòng ngừa thủy đậu và 100% hiệu quả chống lại thủy đậu nặng, không để bệnh diễn tiến sang mức độ nghiêm trọng. Người lớn nếu chưa có miễn dịch chống lại virus varicella hay chưa tiêm vắc xin thủy đậu, chưa từng mắc bệnh đều cần phải tiêm đầy đủ 2 liều vắc xin thủy đậu.
Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC đảm bảo có đầy đủ 3 loại vắc xin phòng ngừa thủy đậu thế hệ mới dành cho mọi lứa tuổi là: vắc xin Varilrix (Bỉ), vắc xin Varivax (Bỉ) và Varicella (Hàn Quốc), tất cả các loại vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng, bảo quản trong Hệ thống kho lạnh chuẩn GSP Quốc tế theo nhiệt độ tiêu chuẩn từ 2-8 độ C đảm bảo đúng quy định từ nhà sản xuất.
Vắc xin được vận chuyển nghiêm ngặt từ 4 kho lạnh tổng trên toàn quốc đến các kho lạnh trung tâm bằng xe lạnh và thiết bị vận chuyển chuyên dụng. Tại các phòng tiêm đều trang bị tủ giữ vắc xin được kiểm tra thường xuyên nhằm đảm bảo vắc xin luôn đạt chất lượng tốt nhất trước khi đến với Khách hàng.
Ngoài ra, VNVC còn quy tụ đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên y tế chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đào tạo bài bản và được cấp chứng chỉ an toàn tiêm chủng với phương pháp tiêm nhẹ nhàng, không đau cũng như thành thạo cách xử lý kịp thời các phản ứng sau tiêm chủng.
Lịch tiêm vắc xin thủy đậu tại Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC cụ thể như sau:
Vắc xin | Vắc xin Varivax (Mỹ) | Vắc xin Varicella (Hàn Quốc) | Vắc xin Varilrix (Bỉ) |
Đối tượng | Trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch. | Trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch. | |
Lịch tiêm | Lịch tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi:
Lịch tiêm cho trẻ từ 13 tuổi và người lớn:
| Trẻ em từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi: Lịch tiêm 2 mũi:
Trẻ từ 13 tuổi và người lớn: Lịch tiêm 2 mũi:
|
*Khuyến cáo của Ủy ban thực hành tiêm chủng Hoa Kỳ (ACIP) để có miễn dịch tốt nhất và phòng tái nhiễm sau khi tiêm 1 mũi vắc xin Thủy đậu.
Tại Việt Nam, mùa “mang thai sinh nở” trùng hợp với mùa thủy đậu, do vậy phụ nữ mang thai cần có kế hoạch tiêm đầy đủ vắc xin thuỷ đậu trước kế hoạch mang thai ít nhất 3 tháng. Nếu phụ nữ mang thai mắc thủy đậu vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng giữa thai kỳ có thể đe dọa sảy thai, trẻ sinh ra bị mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh gây tổn thương đa cơ quan cho trẻ như:
Nếu mẹ mắc thủy đậu vào 3 tháng cuối thai kỳ, khoảng 30% trẻ mắc hội chứng thủy đậu sơ sinh tử vong trong vài tháng đầu sau khi sinh do trào ngược dạ dày, viêm phổi, suy hô hấp và khoảng 15% trẻ mắc bệnh zona thần kinh trong 4 năm đầu đời. Do đó, phụ nữ trước khi mang thai cần hoàn thành phác đồ tiêm chủng vắc xin thủy đậu ít nhất 1 tháng, tiêm phòng 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng để bảo vệ chính mình và cả thai nhi khỏi căn bệnh nguy hiểm này.
Để đăng ký tiêm vắc xin thủy đậu hoặc tư vấn về lịch tiêm chủng, quý Khách hàng có thể liên hệ tổng đài 028.7102.6595, liên hệ qua fanpage Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn – VNVC hoặc đến trực tiếp Hệ thống trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc để đăng ký vắc xin trực tiếp.
Trong mùa thủy đậu diễn ra, để chủ động phòng ngừa bệnh hiệu quả, mỗi người cần thực hiện các lưu ý sau:
Thủy đậu là bệnh lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết trên vùng da bị tổn thương nên khi có bất cứ ai có triệu chứng mắc thủy đậu, việc đầu tiên cần làm là tự cách ly từ 7-10 ngày trong môi trường thoáng khí, hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.
Trong quá trình khởi phát bệnh thuỷ đậu, các nốt mụn nước sinh sôi và gây ngứa ngáy, khó chịu, nếu không được chăm sóc cẩn thận và vệ sinh da đúng cách có thể gây nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu. Chính vì vậy, một trong những nguyên tắc quan trọng khi điều trị thủy đậu là cần giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên tắm gội bằng nước ấm và dung dịch tắm dịu nhẹ để tránh nhiễm trùng từ vùng da này sang vùng da khác.
Môi trường sống ô nhiễm sẽ tạo điều kiện cho các mầm bệnh sinh sôi, phát triển và gây bệnh, do đó, cần dọn dẹp, vệ sinh thường xuyên môi trường sống của người bệnh, kể cả các vị trí nhỏ hẹp, các bề mặt thường xuyên tiếp xúc như nắm cửa, lan can, tay nắm cầu thang,… sát khuẩn bằng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng và rửa sạch lại với nước sạch. Riêng rèm cửa, ghế số pha, thảm,… cần được làm sạch, hút bụi hàng ngày.
Những vật dụng cá nhân người bệnh như quần áo, chăn mền, khăn, điện thoại di động, laptop, máy tính, ly, chén, dĩa ăn,… cũng cần được vệ sinh thường xuyên để hạn chế vi khuẩn, virus, vi sinh vật, các loại nấm mốc làm tình trạng nhiễm trùng da tăng lên.
Để giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe, cần tăng cường chế độ dinh dưỡng ăn uống hợp lý, khoa học. Người bệnh có thể ăn những thực phẩm chế biến dạng lỏng, mềm, dễ tiêu hóa như soup, canh, cháo có tác dụng hỗ trợ điều trị thủy đậu như cháo đậu xanh, cháo đậu đỏ ý dĩ,… hay các loại trái cây có hàm lượng vitamin C cao như cam, chanh, bưởi, ổi, dâu tây, kiwi, đu đủ, dưa hấu…
Tuy nhiên, nếu mụn nước phát ban trong miệng, người bệnh cần hạn chế ăn các loại trái cây như cam, chanh, bưởi vì chua và nhiều vitamin C có thể khiến đau, rát, khó chịu hơn. Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày để hỗ trợ cơ thể đào thải virus ra ngoài.
Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm cần kiêng khem trong thời gian điều trị bệnh như thịt gà, thịt bò, hải sản, thức ăn nhanh, thức ăn cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, các món ăn làm từ nếp, chế phẩm từ sữa,…
Khi mắc thủy đậu, triệu chứng đầu tiên là sốt trong khoảng 2-3 ngày, tuy nhiên nếu cơn sốt kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, ở trẻ em là sốt trên 39 độ C và người lớn là trên 39.5 độ C kèm các biểu hiện khó thở, lừ đừ, co giật cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ can thiệp kịp thời ngay lập tức.
Trong quá trình điều trị bệnh thủy đậu, người bệnh cần tuân thủ các quy định khám và chữa bệnh của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng các loại thuốc ngoài chỉ định của bác sĩ điều trị.
Zoan thần kinh được xem là một trong những biến chứng nguy hiểm của thủy đậu. Người nhiễm virus VZV lần đầu tiên sẽ mắc bệnh thuỷ đậu. Sau khi chữa khỏi bệnh, virus VZV vẫn tồn tại âm thầm, không hoạt động trong rễ hạch thần kinh nhiều năm tháng, chỉ khi gặp các yếu tố thuận lợi như người lớn trên 50 tuổi, hệ miễn dịch suy yếu,.. virus sẽ tái hoạt động và phát thành bệnh zona thần kinh. Người bệnh sẽ phải trải qua những cơn đau và khó chịu dữ dội có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng, hàng năm hoặc suốt đời.
Nhiễm trùng da thứ phát và mô mềm với liên cầu khuẩn xâm lấn nhóm A có thể gây bệnh nghiêm trọng và dẫn đến nhập viện hoặc tử vong. Nguyên nhân do khi mụn nước vỡ ra, tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nếu vệ sinh vùng da tổn thương không đúng cách sẽ dẫn đến chảy máu bên trong gây nhiễm trùng da, nhất là ở trẻ em thường không kiểm soát được hành vi, dễ gãi càng khiến cho vùng da bị tổn thương nhiều hơn.
Viêm phổi thủy đậu thường xảy ra 1-6 ngày sau khi phát ban và là biến chứng phổ biến nhất ở người lớn với biểu hiện khó thở, tức ngực, ho nhiều, ho ra máu rất nghiêm trọng.
Viêm não do virus thủy đậu là nguyên nhân đứng thứ 2 gây bệnh viêm não do virus nói chung với tỷ lệ mắc mới là 0,2/100.000 trẻ từ 5-6 tuổi và tỷ lệ tử vong là 9-20%. Biến chứng này thường xuất hiện sau 1 tuần khi người bệnh xuất hiện mụn nước kèm các triệu chứng nhức đầu dữ dội, đờ đẫn, hôn mê, sốt cao, co giật, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu.
Bên cạnh đó, viêm màng não do virus thủy đậu cũng là biến chứng nguy hiểm của người mắc thủy đậu với tỷ lệ khoảng 5-11% trong số các trường hợp nghi ngờ viêm màng não do virus. Cả hai biến chứng này đều có thể gây tử vong nếu không chữa trị kịp thời.
Như vậy để chủ động ngăn ngừa bệnh thuỷ đậu trong mùa thủy đậu bùng phát, tất cả mọi người cần chủ động tiêm vắc xin, hạn chế tối đa những nguy cơ rủi ro gây ra do VZV. Đồng thời, những người mắc thủy đậu cần phải cách ly và được chăm sóc chu đáo cho đến khi các nốt mụn khô, đóng vảy và phục hồi sức khỏe hoàn toàn.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh da liễu, bao gồm cả zona thần kinh. Một chế...
Xem ThêmBệnh zona thần kinh có triệu chứng điển hình là các nốt mụn nước chứa dịch, có thể xuất hiện ở bất kỳ khu vực nào trên...
Xem ThêmTrong dân gian, giời leo ở miệng (môi) thường được ông bà truyền miệng là do con giời, hoặc bọ ngựa, kiến ba khoang gây ra, nên...
Xem ThêmThủy đậu vốn dĩ lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể diễn biến thành thủy đậu nặng với các biến chứng nguy...
Xem ThêmKhi mắc bệnh thủy đậu, nếu tiêu thụ các loại thực phẩm không phù hợp có thể gây kích thích vết loét, làm chậm quá trình lành...
Xem ThêmPhỏng dạ là bệnh truyền nhiễm phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người lớn có bệnh nền mạn tính, người có hệ miễn...
Xem Thêm